Báu vật nhân văn sống của bài chòi miền Trung

12:39 10/02/2019
Dù đã ở tuổi "gần đất xa trời" nhưng hàng ngày, nghệ nhân ưu tú Lê Thị Đào, nghệ danh Minh Trạng (94 tuổi, hiện ở thôn Mỹ Thạnh, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) vẫn hát bài chòi bởi… nhớ nghề. Cụ được các nhà nghiên cứu đánh giá là "báu vật nhân văn sống" của bài chòi miền Trung…


Gian nan với nghề

Cụ Đào sinh ra và lớn lên ở thôn Huỳnh Giản (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ngay từ nhỏ, cụ đã được "trời ban" cho chất giọng thanh thoát, ngọt ngào. Minh chứng là một ông bầu gánh hát lúc bấy giờ vô tình nghe cô bé Đào hát cùng lũ trẻ ở quê giữa trưa đồng nắng cháy liền hết lời ngợi khen.

Năm lên 10 tuổi, những gia đình khá giả trong vùng góp tiền mời thầy Bảy Xiêm, một ông thầy giỏi hát bài chòi về dạy cho con em họ. Vì nhà nghèo không được vào học nên cụ xin thầy đứng ngoài học lỏm.

Cụ Đào lần giở những kỷ vật cất giữ bao năm.

Thầy dạy bằng chữ Hán, chữ Nôm, cụ không biết chữ, không thể nhìn chữ mà đọc, càng không thể biên ra giấy mà chỉ học thuộc lòng. Đêm đêm, cụ ngồi nhẩm đọc, rồi thuộc nhuyễn và đã theo kịp được chúng bạn đi học.

Năm 14 tuổi, vì đam mê bài chòi, Đào trốn nhà theo các gánh hát. Sau năm lần bảy lượt năn nỉ ỉ ôi mới được các ông bầu cho lên sân khấu. Và cũng nhờ giọng hát mùi mẫn mà các gánh bài chòi kéo được quan khách tới hội chơi.

Những lần theo gánh hát, cụ bị anh trai cấm cản quyết liệt với lý lẽ "con gái mà theo nghiệp hát xướng rồi hư". Nhiều lần đi hát về, bị anh trai rượt đánh nhưng cuối cùng cũng không thể ngăn được sự đam mê với hội chín chòi.

Trong số các ông bầu của những gánh hát này, cụ Đào mê mẩn giọng hát của ông bầu Trạng (tên thật là Nguyễn Trác, SN 1911) kiêm kép chính. Mỗi lần ông bầu lên sân khấu hát là Đào lại ngẩn người ra, bởi "chưa nghe được giọng hát nam nào hay đến vậy".

Còn ông bầu Trạng cũng bảo: "Nghe giọng hát cô Đào là sướng lỗ tai. Ngọt ngào lắm!". Rồi, như trời se duyên, họ nên vợ thành chồng. Tuy nhiên, khi đã thành vợ ông bầu, Đào không được chồng cho đi hát nữa, bảo phải ở nhà chăm con. Không được đi hát, hàng đêm nghe tiếng trống tiếng đàn văng vẳng bên tai, Đào cứ ôm con khóc thầm.

Mỗi khi nhắc về thời "du ca" nơi này nơi khác, bên cạnh niềm vui được lên sân khấu sắm đào, cụ Đào còn mang nỗi đau của người làm mẹ. Cụ bảo, ông trời cho cụ theo nghiệp đờn ca nhưng cũng cướp đi của cụ rất nhiều, đó là những đứa con.

8 người con đầu của cụ đều không sống được với cha mẹ. "8 đứa con đầu vợ chồng tôi đều không nuôi được. Có đứa thì bị hư thai, có đứa được vài ba tuổi thì mất. Hồi ấy, sau những đêm diễn trên sân khấu là những giọt nước mắt.

Nhiều đồng nghiệp, người thân, bạn bè động viên nhưng cứ nghĩ đến các con là nước mắt tôi lại chực trào. Cũng may, đến đứa thứ 9, là thằng Hòa (ông Nguyễn Thanh Hòa, SN 1954, con trai cụ Đào) bây giờ, vợ chồng tôi mới nuôi được. Sau thằng Hòa, tôi sinh thêm 2 đứa con gái nữa, bây giờ tụi nó đều khỏe mạnh", cụ Đào giọng bùi ngùi.

Đến giờ, cụ Đào vẫn còn nhớ như in đêm diễn vào năm 1960 ở chợ Bình Định (phường Bình Định, thị xã An Nhơn bây giờ) mà đứa con trai bị khỉ cắn. Năm ấy, ông Hòa mới 6 tuổi theo cha mẹ đi diễn. Lúc vợ chồng cụ đang diễn trên sân khấu, ông Hòa ở phía dưới chơi đùa rồi đi quanh hậu trường.

Lúc nhìn thấy con khỉ đang cột ở gốc cây, ông Hòa liền đến đùa nghịch thì bị khỉ cắn, chảy máu tay. Dù liên tục gọi mẹ nhưng chỉ một vài cô chú đến dỗ dành, lo vết thương, bởi mẹ còn đang bận diễn trên sân khấu. Không có mẹ, anh ta càng khóc to, liên hồi.

Những năm 90 của thế kỷ trước, cụ Đào gia nhập CLB Bài chòi cổ dân gian Bình Định do nghệ sĩ ưu tú Phan Ngạn (nay đã mất) làm chủ nhiệm. Đó là khoảng thời gian nghệ sĩ Phan Ngạn đi khắp nơi để sưu tầm con bài, trích đoạn bài chòi cổ, tìm kiếm nghệ nhân để làm sống lại nghệ thuật dân gian này.

Cụ Đào còn nhớ như in lần nghệ sĩ Phan Ngạn tìm đến nhà biếu 2 hộp sữa bò, xấp lá trầu, buồng cau, rồi mời cụ tham gia vào hội bài chòi cổ dân gian do ông khởi xướng.

Từ lâu đã nghe danh tiếng nghệ sĩ Phan Ngạn, tuổi tác trạc nhau nhưng cụ vẫn gọi ông là thầy và hứa "chút hiểu biết về hô hát, đánh bài chòi, tôi sẽ trao truyền hết cho lớp trẻ". Từ đó, cụ là nhân tố quan trọng trong việc truyền dạy về hô hát, đánh bài chòi cho thế hệ trẻ.

Còn sống còn đam mê

Đến năm 80 tuổi, cụ Đào mới chính thức giải nghệ, nhưng nỗi nhớ nghề vẫn đau đáu. Hàng ngày, với chiếc song loan trên tay gõ nhịp, cụ tuôn vanh vách từng câu chữ bài chòi. Những khi trở trời, mệt trong người không hát được, cụ sai con cháu mở đĩa ghi hình các trích đoạn mà cụ và những nghệ nhân Hồ Ngọc Tùng, Nguyễn Thị Minh Liễu, Nguyễn Thị Đức… biểu diễn để xem cho đỡ nhớ.

"Hồi mẹ mới giải nghệ, mỗi dịp lễ, Tết có tổ chức hát bài chòi là Sở Văn hóa - Thể thao cho xe lên rước mẹ xuống diễn. Những lần như thế mẹ đều rất vui, về nhà tâm trạng phấn chấn hẳn lên. Nhưng những năm gần đây, vì thấy mẹ già yếu nên họ không dám mời đi hát nữa”.

Một đời hô bài chòi, cụ Đào vui mừng khi biết bài chòi được thế giới vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cụ bảo, chưa từng nghĩ có ngày bài chòi vươn ra khỏi làng quê, được thế giới biết đến, như hôm nay. Đã có lần cụ nghĩ dù có luyến tiếc đến đâu thì cũng phải chấp nhận thực tế theo thời gian loại hình nghệ thuật này sẽ vĩnh viễn mất đi.

Khách đến nhà, cụ Đào lại… nhớ nghề.

"Nhưng thực tế, mấy năm ròng, hội đánh bài chòi mở khắp nơi trong tỉnh rồi ra tới Hà Nội, vào tận TP Hồ Chí Minh biểu diễn; hiệu trẻ, nghệ nhân trẻ ngày một nhiều thêm. Tôi mừng đến ứa nước mắt khi bài chòi được thế giới vinh danh", người nghệ nhân già bộc bạch.

Trước lúc chia tay, người nghệ nhân già khoe với chúng tôi những kỷ vật cất giữ bao năm. Cụ đem một hộp bánh quy cũ, bên trong đựng đồ trang điểm, trong đó nào son phấn, dầu tẩy trang, khăn đóng, trâm cài tóc… tất cả đã rất cũ kỹ. Những kỷ vật ấy là chứng nhân một thời cụ tỏa sáng trên sân khấu bài chòi.

Bây giờ, cụ đang sống và hát dưới lũy tre làng, nơi ấy còn văng vẳng giọng hát của cụ: "Con rắn không chưn (chân) nó bò qua năm rừng bảy rú. Con gà không dú (vú) nó nuôi được chín mừ (mười) con". Nghe cụ hát, chúng tôi chợt thấm thía về sự may mắn của cái gọi là hạnh phúc riêng của một đời người.

Năm 2007, cụ Đào được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian. Năm 2015, cụ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 
Phan Nhuận

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.