Cái gai của sự luân chuyển

16:02 30/06/2016
Có lẽ không một cán bộ nào trong hệ thống quản lý lại chưa một lần luân chuyển trong quá trình đảm nhiệm chức vụ. Đó phải chăng là một sự trải nghiệm bắt buộc để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cũng như trau dồi nghiệp vụ và phẩm chất của một cán bộ để triệt để cống hiến.


Thưa độc giả quý mến!

Những ngày này dư luận xã hội ồn ã những vấn đề luân chuyển cán bộ nhân một vài trường hợp luân chuyển ở Bộ Công Thương lộ ra những bất cập gây thắc mắc. Đó là trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang từ chiếc biển xanh của xe ôtô tư nhân ông sử dụng đã bị phát hiện ra một quá trình luân chuyển bổ nhiệm ông này ở một loạt chức vụ nhanh chóng và khác thường khiến cho dư luận thắc mắc và kết cục là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chỉ đạo làm rõ.

Các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc. Báo chí, truyền thông và mạng xã hội đẩy dư luận lên cao trào, đưa ra những góc khuất trong việc luân chuyển cán bộ ở Bộ Công Thương. Nhiều cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu lên tiếng về những trường hợp cụ thể. Có thể nói chưa bao giờ việc luân chuyển bổ nhiệm cán bộ lại gây ra một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ và sâu rộng như những trường hợp này. 

Dù rằng những cá nhân bị chỉ trích không phải ở những chức vụ cao cấp và trường hợp của họ cũng không quá đặc biệt cho những tiêu chí mà xã hội quan tâm. Một ông Phó Chủ tịch tỉnh, một Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Rượu bia, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)... chỉ là những quan chức bình thường trong bộ máy và hệ thống doanh nghiệp nhưng tại sao dư luận lại đặc biệt hướng vào việc luân chuyển bổ nhiệm của họ?

Tôi cho rằng đây là hai trường hợp tiêu biểu và khá hy hữu của việc luân chuyển bổ nhiệm. Thực tế từ xưa tới nay trong hệ thống Đảng, chính quyền, quản lý doanh nghiệp... việc luân chuyển cán bộ là việc làm quan trọng và thường xuyên được quan tâm. Nghị định 93/2010/ND-CP quy định: “Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch”. 

Có lẽ không một cán bộ nào trong hệ thống quản lý lại chưa một lần luân chuyển trong quá trình đảm nhiệm chức vụ. Đó phải chăng là một sự trải nghiệm bắt buộc để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cũng như trau dồi nghiệp vụ và phẩm chất của một cán bộ để triệt để cống hiến. Vậy thì rõ ràng việc luân chuyển bổ nhiệm là điều kiện để cán bộ phát triển năng lực quản lý trong bộ máy. Vì lẽ đó những gì dư luận quan tâm và dậy sóng ở những cán bộ trong Bộ Công Thương hẳn phải có vấn đề.

Tôi sẽ cùng các bạn cụ thể từng trường hợp. Với ông Trịnh Xuân Thanh, thật đáng tiếc khi ông để xảy dư luận bởi một việc rất nhỏ. Khi báo chí vào cuộc thì sự việc trở nên nghiêm trọng bởi quá trình bổ nhiệm chức vụ của ông này có quá nhiều vấn đề. Đó là một quá trình thăng tiến rất nhanh và chuyển qua nhiều cương vị lãnh đạo. 

Đáng kể nhất từ khi ông Thanh giữ chức vụ lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Việc làm ăn kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu thì mọi sự thắng, thua là chuyện bình thường. Bởi thế với hơn 3.000 tỷ thua lỗ nếu những lãnh đạo của PVC chịu trách nhiệm thì với cơ chế của nước ta hẳn cũng chẳng có gì trầm trọng. Cùng lắm là kiểm điểm trách nhiệm là kỷ luật, cách chức nếu không tham nhũng. 

Nhưng không ông Thanh cùng ê kíp lãnh đạo của mình đã rời con tàu đang đắm dần vì thua lỗ bằng cú nhảy ngoạn mục. Không những phủi hết trách nhiệm không bị xử lý mà bằng lý do nào đó ông đã an toàn ở vị trí mới. Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương- Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp bộ- Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đó là những chức vụ ông được luân chuyển sau khi rời khỏi PVC năm 2013. 

Càng đáng suy ngẫm khi quá trình luân chuyển, bổ nhiệm đó với ông Thanh xảy ra trong một thời gian rất ngắn và tăng dần về chức vụ. Không phải ngẫu nhiên khi sự việc bị phát hiện, hàng chục cơ quan của Đảng và Nhà nước theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải vào cuộc để làm rõ việc luân chuyển, bổ nhiệm ông Thanh. Đây là câu chuyện buồn về công tác cán bộ. 

Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng cần phải xem xét lại trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh với cả những người có trách nhiệm đề bạt và cần phải xử lý thật nghiêm. Như vậy với trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh sự ảnh hưởng của việc luân chuyển bổ nhiệm có những vấn đề không minh bạch đã tác động mạnh đến công tác cán bộ. Tôi tin rằng ông Thanh sẽ phải nhận những kết cục đúng với những gì mà quá trình bổ nhiệm ông vào các chức vụ lãnh đạo đã sai sót.

Thưa cùng độc giả!

Từ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công Thương tiếp tục lại bị báo chí lên tiếng về những những trường hợp luân chuyển bổ nhiệm khác trong đó điển hình là ông Vũ Quang Hải, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Rượu bia, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Sabeco là một doanh nghiệp cổ phần việc đề bạt một chức phó có gì là nghiêm trọng sao báo chí lại phải lên tiếng. Xin thưa, không có lửa làm sao có khói. 

Tôi đã đọc khá kỹ những thông tin về vị lãnh đạo trẻ và thú thực tôi không giấu nổi cảm giác buồn bã, thất vọng và bất lực với cách thức bổ nhiệm cán bộ như thế này. Vũ Quang Hải còn khá trẻ, sinh năm 1986, từng tốt nghiệp ngành tài chính quản trị tại Vương quốc Anh. Trẻ tuổi, được đào tạo bài bản là vốn quý trong nguồn cán bộ đất nước và rất được dư luận ủng hộ khi họ được đề bạt vào những vị trí cao. 

Nhưng không, khi mới 25 tuổi không có kinh nghiệm quản lý kinh tế, Vũ Quang Hải đã được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí (PVFI) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Sẽ rất dễ hình dung với một lãnh đạo trẻ như thế, kinh nghiệm chỉ là những gì học trong sách vở thì những khó khăn bất cập là như thế nào cho doanh nghiệp. 

Và hệ quả là tất yếu PVFI dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Quang Hải trong 2 năm (2011-2012) lỗ trên 220 tỷ đồng. Nên nhớ, PVFI những năm trước đó liên tục là doanh nghiệp có lãi. Và cũng thật ngoạn mục, lãnh đạo trẻ Vũ Quang Hải rời nhiệm sở để được luân chuyển về Bộ Công Thương với chức danh Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại để rồi hơn một năm sau đó tiếp tục được thăng chức Phó Vụ trưởng, luân chuyển làm Phó Tổng giám đốc Sabeco. Một quá trình thăng tiến chóng mặt cho một cán bộ trẻ chưa chứng minh được tài năng nếu như không muốn nói ngược lại là không tài. 

Sự việc đáng buồn đến mức Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã phải làm văn bản gửi đích danh nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng ngày 13-6-2016 để đặt ra hàng loạt câu hỏi về sự đúng sai khi bổ nhiệm Vũ Quang Hải vào chức danh Tổng Giám đốc PVFI và ai sẽ chịu trách nhiệm với sự thua lỗ mất vốn Nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông. 

Chưa hết, VAFI cũng đặt câu hỏi thắc mắc trên cơ sở pháp lý nào ðể ðề bạt Vũ Quang Hải lên phó vụ trýởng khi ông này mới làm công chức chỉ hõn một nãm ðể làm ðà về nhận chức vụ Phó Tổng giám ðốc Sabeco. Ðến ðây mới vỡ nhẽ ra rằng không gì không thể khi Vũ Quang Hải chính là con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Thảo nào Vũ Quang Hải thăng tiến bất chấp quy luật và cả pháp lý như vậy. 

Tôi thật sự bị sốc bởi những gì sau đó bố con ông nguyên bộ trưởng trả lời phỏng vấn báo chí. Nếu như sự tự đắc về học vấn về năng lực bản thân của Vũ Quang Hải còn được phần nào cảm thông bởi tuổi trẻ thì lập luận của Nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận bất bình. Ông không dám chịu trách nhiệm khi đổ tại việc bổ nhiệm con về Sabeco là do chính Tổng Công ty này có tờ tŕnh xin người. Thật buồn cho ông. Những việc ông làm được trong quá trình cống hiến cho đất nước liệu có thể bù lại được với những gì dư luận phê phán ông trong việc luân chuyển bổ nhiệm con trai?

Còn một số trường hợp khác nữa ở Bộ Công Thương đang được dư luận lên tiếng nhưng tôi nghĩ đây chính là hai trường hợp tiêu biểu cho việc luân chuyển bổ nhiệm sai trái. Nếu như ở trường hợp thứ nhất dư luận đặt nghi vấn liệu có sự vụ lợi nào không trong việc ông Trịnh Xuân Thanh liên tục thăng tiến nhanh chóng thì ở trường hợp thứ hai dư luận có quyền đòi hỏi thắc mắc có sự lạm dụng quyền lực để bổ nhiệm người thân trong bộ máy? Cả hai lý do đều mang lại những tác động rất xấu cho xã hội. 

Đến đây thì chúng ta không còn ngạc nhiên khi lãnh đạo cao nhất của Đảng phải quan tâm đến việc bổ nhiệm cán bộ này. Bộ trưởng đương nhiệm Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã lên tiếng và chỉ đạo các cơ quan chức năng trong bộ vào cuộc thẩm tra, xác minh lại quá trình luân chuyển bổ nhiệm những cán bộ trên để xử lý.

Luân chuyển bổ nhiệm cán bộ là công việc cần thiết để duy trì nguồn lãnh đạo của bộ máy và đã được vận hành kết quả. Hy vọng những trường hợp như trên chỉ là hy hữu và chỉ là cái gai nhỏ nhoi của cành hồng tươi đẹp. Vâng, cái gai của sự luân chuyển.

Hà Nội 16-6-2016

Phạm Ngọc Tiến

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文