Calakmul: Thành phố 2 kim tự tháp và 3 viên đá

10:36 17/08/2018
Calakmul thực sự là một thành phố cổ của người Maya đã mất. Nó nằm sâu trong khu rừng rậm của lưu vực Petén thuộc bán đảo Yucatan của Mexico. Ngay sau khi bị bỏ hoang, thành phố trù phú một thời đã bị bao phủ bởi rừng rậm.


Địa điểm khảo cổ nằm ở Cempeche. Calakmul được phát hiện vào năm 1931 và một số cuộc điều tra được thực hiện tại địa điểm này trong những năm sau đó. Tuy nhiên, việc khám phá khu vực này đã dừng lại và chỉ được tiếp tục trong những năm 1980. Ngày nay, Calakmul là một di sản thế giới được UNESCO công nhận, và tiếp tục được khám phá bởi các nhà khảo cổ học.

Phát hiện

Năm 1931, Cyrus Lundell - một nhà thực vật học người Mỹ - đã tình cờ phát hiện những tàn tích của một thành phố của người Maya trong khi tiến hành nghiên cứu thực địa tại các khu rừng ở Cempeche. 

Lundell đã quyết định đặt tên cho tàn tích là Calakmul, đó là tiếng Maya có nghĩa “Thành phố của hai Kim tự tháp liền kề” - một tham chiếu đến hai kim tự tháp thống trị các tàn tích. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng thành phố được người Mayans gọi là ‘Ox Te Tuun’, có nghĩa là “Ba viên đá”. Tuy nhiên, tên do Lundell đặt vẫn tiếp tục được sử dụng. 

Lundell là một nhà thực vật học chuyên nghiệp nhưng ông cũng đam mê khảo cổ học người Maya. Từ năm 1931-1933, Lundell phát hiện 16 tàn tích của người Maya.

Năm sau đó, một cuộc khảo sát khu vực được tiến hành bởi Sylvanus Morley thuộc Viện Carnegie của Washington. Công trình khảo cổ học tại Calakmul tiếp tục cho đến năm 1938, sau đó nó dừng lại trong nhiều thập kỷ. 

Chỉ đến năm 1982, công việc tại công trường đã được nối lại, lần này dưới sự chỉ đạo của William J. Folan của Universidad Autonoma de Campeche. Công việc của Folan tại Calakmul kéo dài cho đến năm 1994, sau đó Viện Nghiên cứu Nhân chủng học đã tiến hành nghiên cứu địa điểm này.

Quyền lực Calakmul

Nhờ công trình khảo cổ được thực hiện tại Calakmul, ngày nay chúng ta biết rằng khu vực này đã bị chiếm đóng từ khoảng năm 600 trước CN đến 900 sau CN. Hầu hết các tòa nhà tại khu vực này đã được hoàn thành vào năm 250 sau CN và thành phố này đã đạt đến đỉnh cao thịnh vượng vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau CN. 

Giai đoạn thịnh vượng này kéo dài cho đến thế kỷ thứ 9 sau CN, trong thời gian đó, cư dân của thành phố được ước tính có khoảng 50.000 người. Thêm vào đó, Calakmul cũng gây ảnh hưởng đến các khu định cư xa xôi khác, và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của 1,5 triệu người.

Có thể vì vậy, Calakmul không có quyền kiểm soát không thể tranh cãi về khu vực, vì đối thủ chính của nó là Tikal, một thành phố Maya quan trọng khác nằm ở phía nam, ngày nay là Guatemala. Các nhà khảo cổ đã xác định rằng Calakmul đã được đề cập tại các địa điểm khác của người Maya, như Yaxchilan và Naranjo. 

Các thành phố này nằm ở phía tây và phía đông của Tikal. Nó đã được suy đoán rằng trong thế kỷ thứ 6 sau CN, Calakmul đã hình thành liên minh với các thành phố như vậy để bao vây đối thủ Tikal của nó, và cuối cùng dẫn đến thất bại của thành phố vào năm 562 sau CN.

Tikal đã có thể mạnh lên một lần nữa sau thất bại này, và theo các bằng chứng văn chương, trả thù cho sự mất mát của họ bằng cách đánh bại Calakmul vào năm 695 sau CN. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến sự thống trị của Calakmul trong khu vực, và thành phố duy trì tầm quan trọng của nó cho đến thế kỷ thứ 8 sau CN.

Sự sụp đổ của thành phố

Đầu thế kỷ 9 sau CN, lịch sử ghi lại của Calakmul dường như đã kết thúc đột ngột. Từ những chữ khắc được phát hiện tại Seibal (một địa điểm khác của người Maya trong vùng), các nhà khảo cổ tin rằng Calakmul đã bị chiếm đóng ít nhất cho đến giữa thế kỷ thứ 9 sau CN. Hơn nữa, Folan suy đoán rằng khu vực này cũng bị chiếm đóng từ năm 1450 đến 1550 sau CN, mặc dù có thể trên cơ sở tạm thời; ví dụ, cho mục đích nghi lễ.

Năm 2002, Calakmul được ghi nhận là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Khi khu vực bị rừng rậm bao phủ sau khi bị bỏ hoang, Di sản Thế giới này bao gồm các khu rừng xung quanh, trở thành một điểm nóng đa dạng sinh học Mesoamerican. Vì vậy, ngoài những tàn tích của người Maya, du khách đến Calakmul còn có được một cái nhìn thoáng qua về động vật hoang dã địa phương, bao gồm cả các loài chim khác nhau, cũng như nhện và khỉ.

Việt Hồng

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文