Cần lên án những hành xử côn đồ trong giáo dục

12:00 07/10/2015
Tôi vẫn tin rằng câu chuyện cô giáo mầm non chửi tục, dọa chém đồng nghiệp trước mặt học sinh chỉ là câu chuyện cá biệt. Nhưng cá biệt đến mức ấy thì quả thật là hoang mang và buồn.

Hà Nội đang nỗ lực nói không với hiện tượng nói tục chửi bậy. Chúng ta lo ngại hiện tượng nói tục chửi bậy trong học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ nói chung. Và câu chuyện cô giáo mầm non thể hiện bản chất côn đồ trong môi trường toàn trẻ em đang tuổi bắt chước người lớn, học những kỹ năng đầu đời để trưởng thành đã dấy lên một lo ngại. Rằng, chúng ta sẽ phải bảo vệ con em mình như thế nào, khi vẫn còn tồn tại những cô giáo "cá biệt" như vậy.

Kiên nhẫn xem hết đoạn clip cô giáo mầm non văng tục chửi bậy, giở thói côn đồ dọa "băm nát mặt" đồng nghiệp, dọa "giết" cả Ban giám hiệu nhà trường, nhiều người trong chúng ta sẽ phải tự hỏi mình nhiều hơn một lần, rằng đây có thể là ngôn ngữ của một cô giáo trường mầm non chăng? Vì sao một giáo viên có phẩm chất đạo đức, tư cách tồi như vậy lại có thể tồn tại nhiều năm trong nhà trường, ngang nhiên thách thức cả đồng nghiệp, cấp trên, có tiền lệ đánh các em học sinh bị phụ huynh làm đơn kiện nhiều lần.

Cô giáo mầm non phải vừa là một nhà sư phạm, vừa là một người mẹ của trẻ nhỏ (ảnh chỉ có tính chất minh họa).

Việc xử lý hành vi thiếu văn hóa, hung hãn, côn đồ của cô giáo mầm non ra sao cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Nhưng từ câu chuyện này, nhìn lại quá trình đào tạo tuyển dụng giáo viên mầm non, ta thấy còn nhiều bất cập.

Có thể nói, ở Việt Nam chúng ta, giáo dục mầm non những năm gần đây đã được cải thiện, nhưng thực sự chưa được coi trọng trong toàn hệ thống. Bên cạnh trường công là rất nhiều trường tư mọc lên, theo xu hướng xã hội hóa giáo dục. Nếu cho con đi học mẫu giáo ở trường tư, phụ huynh có thể phải đầu tư số tiền nhiều hơn cả khi con đã đi học cấp 1, cấp 2 trường công. Về mặt vật chất, các con có thể được đáp ứng đầy đủ hơn, từ phòng ốc đến trang thiết bị, đồ chơi..., nhưng về mặt chất lượng giáo viên thì vẫn đang thả nổi, không biết đâu mà lần. Các trường nhà nước thì theo cách tuyển dụng công chức nhà nước.

Việc tuyển dụng công chức trong ngành giáo dục có không ít tiêu cực, báo chí truyền thông đã phanh phui nhiều vụ khuất tất. Rất nhiều con ông cháu cha học hành kém cỏi, tráng men cái bằng trung cấp hay cao đẳng mầm non rồi được "đỡ" để chui vào làm công chức ngành giáo dục bậc học mầm non. Càng ở cấp phường cấp xã, nếu không có quan hệ tốt, không có ô dù che chắn, các sinh viên mầm non ra trường càng khó để kiếm một chân công chức. Các trường tư thì liên tục tuyển sinh cả học sinh lẫn giáo viên, có ý thức giữ gìn và nâng cao chất lượng giáo dục vì đó là tiêu chí sống còn để họ tồn tại. Nhưng giáo viên trường tư thường không ổn định, cả thời gian công tác lẫn chất lượng.

Nhiều phụ huynh phản ánh, một năm con em họ học trường tư, trường có khi đổi cô giáo một lớp vài ba lần. Nghĩa là khi các cô vừa kịp quen tâm tính, sở thích thói quen của từng trẻ trong lớp thì lại đã có sự xáo trộn. Các giáo viên mầm non trường tư thường có tâm lý chỗ nào lương cao thì dạy. Vì chẳng có gì ràng buộc họ ngoài hợp đồng lao động sơ sài, nên nếu nhà tuyển dụng nào hứa hẹn trả mức lương cao hơn họ lại chuyển việc. Không có sự ổn định ở khâu giáo viên, các trường mầm non cũng sẽ bị động về công tác đào tạo hay chuyên môn nuôi dạy trẻ nhỏ.

Ở các nước phát triển, người ta đặc biệt chú trọng khâu nuôi dạy trẻ em mầm non. Thậm chí việc đến trường, học những kỹ năng đầu tiên ở trường mầm non được xem là khâu quan trọng nhất, then chốt nhất cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Giáo viên mầm non thường được đào tạo kỹ càng, phải vượt qua những kỳ sát hạch nghiêm ngặt. Họ phải thực sự vừa là một nhà sư phạm hiểu biết, vừa là một người mẹ giàu lòng yêu thương nhân ái để chăm chút những em bé được gửi gắm đến trường. Nói tục chửi bậy, to tiếng hay có những hành vi vũ lực là tối kỵ trong ứng xử của những giáo viên mầm non.

Trong rất nhiều bất cập của giáo dục Việt Nam những năm qua, thì sự qua loa, lạc hậu trong đào tạo giáo viên mầm non cũng là một trăn trở. Chúng ta đã có nhiều thay đổi, nhưng dù như vậy, vẫn chưa theo kịp quy trình đào tạo tiên tiến của các nước. Trẻ em cần được học nhiều hơn ở trường mầm non, không phải chỉ chuyện ăn, vệ sinh, ngủ hay múa hát. Các cô giáo cũng cần được chú trọng  đào tạo nhiều hơn, để có thể thực sự trở thành những người có ảnh hưởng quan trọng đến sự lớn lên mỗi ngày của từng đứa trẻ.

Một môi trường giáo dục tốt bao giờ cũng cần thiết với cả người đi học lẫn người dạy học. Để những ví dụ như chuyện cô giáo văng tục chửi bậy, hành xử côn đồ trước mặt các em nhỏ, trước mặt các đồng nghiệp chỉ còn là chuyện đã qua, chuyện kể lại. Chúng ta không bao giờ chấp nhận, dung thứ hay bỏ qua những giáo viên "đáng sợ" như vậy, dù ở cấp học nào đi nữa...

Hội Quân

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文