Cảnh sát bốn phương (đầu tháng 6)

17:07 04/07/2017
25 năm sau, em bé sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng rác đã được gặp lại viên cảnh sát cứu sống mình.


Ngày 21-11-1989, sĩ quan Michael Buelna làm việc tại Sở Cảnh sát Santa Ana, bang California (Mỹ) đã điều tra một vụ án chẳng liên quan gì đến tội phạm, đó là ông nghe tiếng em bé khóc tại một nơi mà không nên có các bé tại đó.

25 năm trước

Đêm hôm ấy, thời tiết tại California chuyển lạnh bất thường. Buelna đang điều tra một vụ trọng án xảy ra tại khu vực trước đó vài ngày. Anh được người dân báo tin họ nghe tiếng khóc trẻ sơ sinh trong thùng rác.

Sĩ quan cảnh sát Michael Buelna và cháu bé bị bỏ rơi.

Lập tức đến nơi, Buelna nhìn thấy một bé trai sơ sinh nằm vùi trong đống rác thải. Em bé còn sống nhưng rất yếu, dây rốn vẫn còn dính liền. Anh vội vàng bế bé ra ngoài và cố gắng dùng hơi thở của mình để hô hấp cho em, sau đó đưa bé đến bệnh viện.

Em bé được cảnh sát Buelna cứu sống và đặt tên là Adam.

Bé Adam sau đó đã được gia đình của ông bà Elizabeth Barton và Daniel Fernandez ở quận Cam nhận nuôi. Và họ quyết định đặt lại tên cho bé là Robin.

Cuộc gặp gỡ xúc động

Giống như bao đứa trẻ khác, Robin lớn lên trong khỏe mạnh, hạnh phúc cùng gia đình cha mẹ nuôi mà không hề biết về nguồn gốc của mình.

Mãi cho đến năm Robin 24 tuổi, cha mẹ nuôi mới quyết định kể với cậu về những gì đã xảy ra. Robin đã thật sự bị sốc khi biết rằng mình là đứa trẻ bị người sinh thành vứt bỏ và đã được cứu sống nhờ một viên cảnh sát dũng cảm ở quận Cam. Từ đó, Robin quyết tâm phải tìm gặp cho bằng được ân nhân đã cứu mạng mình.

Cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 25 năm.

Trong những năm cháu bé “Adam” lớn lên với cha mẹ nuôi, Michael Buelna vẫn tiếp tục công việc của mình trong ngành cảnh sát. Năm 60 tuổi, ông nghỉ hưu và sống một cuộc đời bình dị tại quận Cam. Ông cũng luôn tự hỏi rằng không biết em bé “Adam” mà ông đã cứu sống trong thùng rác nay thế nào.

Robin Barton cùng cha mẹ nuôi sau đó đã tìm gặp được viên sĩ quan cảnh sát về hưu Buelna, và cuộc hội ngộ diễn ra thật xúc động và đầy nước mắt. Họ nói chuyện với nhau rất nhiều về cuộc sống và những gì đã trải qua. Và điều thật không ngờ đã được viên cảnh sát về hưu tiết lộ - ông cũng từng là một đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi. (Nghĩa Nam - Theo Life Daily)

Nhờ cảnh sát giúp… nhập nha

Muốn đột nhập nhà người khác để ăn trộm nhưng không biết làm sao, tên trộm đã nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát. Đó là chuyện vừa xảy ra ở Anh.

Tên trộm Jason Burns.

Tòa án ở Cardiff, Anh, cho biết nghi phạm Jason Burns, 29 tuổi người địa phương, muốn đột nhập vào một căn hộ ở South Wales nhưng không biết làm như thế nào nên đã gọi cho cảnh sát. Hắn báo với cảnh sát rằng hắn ở trong căn hộ đó với một người bạn nhưng bỏ quên chìa khóa, còn người bạn đã đi nghỉ mát.

“Nghi phạm và viên sĩ quan cảnh sát đã cùng phá cửa để vào căn hộ của khổ chủ”, Thẩm phán Andrew Davies cho biết tại phiên tòa.

Nhưng sau đó không lâu, Burns đã bị bắt với hộ chiếu và tiền mặt đánh cắp khi anh ta rời khỏi căn hộ đó. Tòa án cho biết đó là vụ nhập nha thứ hai của Burns chỉ trong vòng 24 giờ. Trước tòa, Burns đã nhận tội trộm cắp, tàng trữ ma túy và lãnh án 3 năm tù giam.

Theo Người phát ngôn Cảnh sát South Wales Police, cảnh sát không giúp Burns phá cửa căn hộ đó mà thực ra cửa đã bị hỏng trước. (Thùy Dương -Theo Metro)

Cảnh sát Mỹ dùng mạng xã hội để gần dân

Các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram và Snapchat ngày nay đã trở thành chiếc cầu nối quen thuộc để mọi người từ khắp nơi trên thế giới liên lạc với nhau. Tuy nhiên, Cảnh sát ở thành phố Dixon, bang California, Mỹ lại tận dụng triệt để chúng và đã thành công ngoài mong đợi, trong việc kết nối chính quyền với người dân qua các bài đăng hàng ngày.

Từ năm 2014, sĩ quan Lincoln Sharp phụ trách các tài khoản mạng xã hội của Sở Cảnh sát thành phố Dixon. Và từ đó đến nay, anh đã xuất sắc sử dụng công cụ này để gắn kết cảnh sát và cộng đồng người dân gần gũi nhau. 

Sĩ quan Lincoln Sharp.

Trong các ca trực của mình, ngoài việc đăng các sự việc liên quan đến an ninh trật tự, nhận và xử lý các tin báo của người dân về việc xe chạy quá tốc độ, đánh nhau, phá hoại tài sản, đỗ xe sai quy định… 

Lincoln còn đăng những mẩu tin và hình ảnh mang chất khôi hài, dí dỏm, các video anh và đồng nghiệp hát những bài hát vui nhộn… được người dân vô cùng yêu thích. Đến nay, trang Facebook của Sở Cảnh sát Dixon có tới 16.000 người theo dõi, còn nhiều hơn dân số của thành phố này.

Cảnh sát trưởng Danny Langloss, nói: “Nhờ anh ấy, người dân có thể thấy được rằng cảnh sát không phải rôbốt. Ngoài công việc chuyên môn, chúng tôi cho rằng việc không kém phần quan trọng là xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa cảnh sát và người dân. Và mạng xã hội đã giúp chúng tôi làm được điều đó”.

Cảnh sát ở các thành phố khác như ở Seattle hay Baltimore cũng có thành tựu tương tự trong việc này, và nó dần dần trở thành một phương tiện tuyệt vời để kết nối cộng đồng thực qua mạng ảo. (Anh Bảo - Theo SCMP)

Trại hè kết nối cảnh sát và cư dân

Trường trung học Cedar Shoals ở Athens, Hy Lạp có trại hè dành cho học sinh từ 8 đến 14 tuổi để tập trung dạy về các kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, thiết lập mục tiêu…Và điều đặc biệt, nhà trường đã phối hợp cùng Cảnh sát Athens để “chung tay” dạy cho các em học sinh về việc bảo vệ cộng đồng.

Cảnh sát trưởng Slaney bày tỏ: “Bằng cách này, chúng tôi có cơ hội tiếp xúc gần gũi với bọn trẻ và để các em biết rằng, cảnh sát không phải là những người khiến chúng ngại tiếp xúc; đồng thời, mang đến cho bọn trẻ những điều hiệu quả và bổ ích thay vì chúng chỉ ngồi nhà chơi game suốt mùa hè. Các em được dạy về những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, cách hòa giải bạn bè trong các xung đột, hay biết cách lên tiếng tự bảo vệ bản thân khỏi nạn xâm hại tình dục, bắt cóc…”. 

Ngoài ra, các em còn có được những trải nghiệm mới như đi thực địa, học bơi, chơi các trò chơi mang tinh thần đồng đội, tương trợ…

Những ngày ở trại hè đã trở nên có ý nghĩa với các em, khi các em học hỏi được nhiều kỹ năng sống, học được cách tự kỷ luật và biết cách làm thế nào để phản ứng lại trong một số tình huống có thể gặp phải. Ban giám hiệu và các bậc phụ huynh đã rất hài lòng về chương trình trại hè này. Họ gửi lời cám ơn tới Đội Cảnh sát Athens đã mang đến những điều thiết thực và tích cực cho con trẻ trong cuộc sống. (Huy Hải - theo onlineathens.com)

PV

Xem xét đề xuất chính thức của Việt Nam, ngày 8/5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần rất quan trọng để đánh giá, công nhận quy chế kinh tế thị trường (KTTT) đối với Việt Nam trong thời gian tới. Lợi dụng vào sự kiện này, một số chính khách, học giả thiếu thiện chí và không ít phần tử cơ hội, chống đối, phản động đã tung ra nhận định, đánh giá thiếu khách quan, thậm chí lôi kéo, xuyên tạc vấn đề này để chống phá Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 26/5 đã tới Berlin, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức kéo dài 3 ngày trong nỗ lực thể hiện sự đoàn kết giữa 2 cường quốc đóng vai trò dẫn dắt Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) căng thẳng vào tháng tới.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đang tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết tin báo tố giác tội phạm của anh Nguyễn Văn C., là phóng viên Thời báo VTV - Đài Truyền hình Việt Nam và anh Mai Huy M., là phóng viên báo VNEXPRESS về việc: Ngày 23/4/2024, tại hiện trường đám cháy ở thôn Việt Yên, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, anh C. và anh M. đang tác nghiệp thì bị ba đối tượng nam dùng chân tay không đánh gây thương tích.

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Việc xây dựng mô hình “Xã không có tội phạm ma túy” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, kiên quyết không để phát sinh tình hình phức tạp, điểm nóng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy.

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文