Châu Á báo động nạn tự tử vì học

17:25 20/08/2017
Trong khi các nước ở châu Âu gắng tìm cách giảm tải áp lực học hành cho trẻ thì ở nhiều nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, học hành và thi cử là một cuộc chiến khắc nghiệt tới mức nhiều trẻ không thể vượt qua.


Một nghiên cứu được đăng bởi Văn phòng Nội các Nhật Bản sau khi kiểm tra hơn 18.000 vụ tự tử ở trẻ vị thành niên từ năm 1972 - 2013 và thấy rằng, 131 vụ tự tử xảy ra vào ngày 1-9, 32 vụ tự tử xảy ra vào các ngày tiếp theo đó.

Những con số kể trên cho thấy, tỷ lệ tự sát tổng thể của Nhật Bản cao hơn mức trung bình toàn cầu khoảng 60%, một báo cáo Tổ chức Y tế Thế giới 2014 ghi nhận. Chỉ tính riêng trong năm 2014, 25.000 người Nhật tự đánh mất cuộc sống của mình - khoảng 70 vụ tự tử mỗi ngày.

Học sinh châu Á bị áp lực vì chuyện học hành.

Năm 2015, tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em Nhật trong độ tuổi từ 10 và 19. Trong số thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 10-24, có khoảng 4.600 trường hợp tử vong do tự sát mỗi năm, và 157.000 trường hợp nhập viện do tự chấn thương gây ra.

Theo tờ Japan Times, trường học và tất cả mọi thứ liên quan tới học hành có thể đẩy một số học sinh đến gần với tình trạng trầm cảm, từ đó có thể dẫn tới mong muốn tự tử. Tình trạng này có thể giảm trong kỳ nghỉ, nhưng lại gia tăng khi chúng bước vào năm học mới.

Hàn Quốc coi đại học là chìa khóa duy nhất cho thành công trong tương lai. Bởi vậy, học sinh Hàn Quốc lao vào ôn luyện 12 tiếng mỗi ngày, bất kể ngày đêm. Gần đợt thi cuối kỳ, học sinh, sinh viên dốc hết sức ôn luyện và chỉ ngủ 4 tiếng vào ban đêm.

Sau khi kết thúc 8 tiếng học chính thức ở trường (8h-16h hằng ngày), họ vội vã về nhà, ăn uống qua loa rồi lại hối hả tới lớp học thêm buổi tối. Họ về nhà lúc nửa đêm, rồi tranh thủ vài tiếng ít ỏi còn lại để ngủ. Sáng hôm sau, vòng xoáy bài vở lại bắt đầu.

Ở Hàn Quốc thường bảo nhau: "Ngủ 3 tiếng mỗi đêm nếu bạn muốn vào đại học. Nếu ngủ 5 tiếng hoặc hơn, nhất là trong năm học cuối cấp, đừng mơ đến chuyện trở thành sinh viên đại học".

Một nam sinh cấp 3 xứ Hàn quyết định chia sẻ những căng thẳng, áp lực tinh thần mà mình hay các bạn đồng trang lứa đang phải trải qua. Người này ví cuộc sống của học sinh trung học ở Hàn Quốc hiện nay chẳng khác nào địa ngục.

Ngay từ lớp một, sự căng thẳng, cạnh tranh giữa các học sinh đã rất khốc liệt. Ai cũng đặt mục tiêu trở thành sinh viên cao đẳng, đại học. Bởi vậy, trường học dường như biến thành "đấu trường" mà chỉ học sinh ưu tú mới dễ bề tồn tại. Ngay sau khi học kỳ mới bắt đầu, nỗi ám ảnh mang tên trường học cũng bắt đầu.

Muốn trở thành học sinh ưu tú, họ chỉ được ngủ 3 tiếng mỗi ngày. Học sinh trên tiết lộ, trước đây, cậu không hiểu vì sao mọi người phải tìm cái chết chỉ vì chuyện học hành.

Nhưng hiện giờ, bản thân cậu luôn thấy chán nản và nghĩ đến việc tự tử nhiều lần trong ngày. Theo Koreaboo, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi tự sát do áp lực học tập nhất thế giới.

Cách đây gần 10 ngày, một nam sinh Trung Quốc đã nhảy lầu tự tử ngay trong ngày đầu tiên tham dự kỳ thi Gaokao, kỳ thi đại học khắc nghiệt nhất thế giới và là con đường duy nhất giúp học sinh Trung Quốc có cơ hội bước chân vào cánh cổng đại học.

Nhiều em tìm đường quyên sinh.  

Theo Shanghaiist, chàng trai từng không vượt qua kỳ thi này năm ngoái và năm nay đã quay lại trường cấp 3 để thi lại với hy vọng có cơ hội bước chân vào ngôi trường đại học mơ ước. Cha của chàng trai trên khẳng định, con trai quá áp lực trước khi thi nên đã dại dột tìm đến cái chết.

Điều đáng nói là ở Trung Quốc, hầu như kỳ thi Gaokao năm nào cũng phải đón nhận những tin tức đau buồn như thế này. Trên mạng xã hội, một cư dân đã than: "Kiểu tin tức này năm nào cũng có là sao?".

Số vụ tự tử vì áp lực thi cử tại Trung Quốc không ngừng tăng cao trong những năm gần đây. Một số trường học tại quốc gia này đã phải tìm đủ mọi cách để ngăn học sinh hành động dại dột. Năm 2015, một trường cấp 2 tại tỉnh Hà Bắc đã phải lắp đặt hàng rào khắp các tòa nhà đề phòng trường hợp học sinh nhảy lầu.

Trường Vân

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文