Chiếc xe ZIL-111D đắt giá nhất của Liên Xô

16:06 30/09/2020
ZIL-111D là mẫu Limousine mui trần thượng hạng 4 cửa, 7 chỗ ngồi cuối cùng trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô. Chiếc xe độc đáo được “làm bằng tay” ở Liên Xô, trong Nhà máy Ô tô mang tên Likhachev tại Matxcơva những năm 1964-1966.

 Dòng xe hơi ZIL ngày nay đã thành của hiếm, nhưng thậm chí 30-35 năm trước, cũng chỉ có thể nhìn thấy xe này trên đường phố trong thành phần đoàn xe của Chính phủ.

Xe ZIL được vận hành ở đâu?

Phần lớn các xe ZIL được vận hành là thuộc “Đội xe đặc dụng” của Điện Kremlin hoặc trong Trung tâm Cơ giới của Bộ Quốc phòng. Nhờ công suất mạnh và sự sang trọng kết hợp với độ êm ái yên tĩnh trong cabin, chạy nhẹ nhàng, dễ điều khiển, khả năng cơ động và đảm bảo an ninh tuyệt vời đối với xe limousine (xe limousine và xe sedan không hiếm khi được bọc thép) nên cánh tài xế gọi chúng là “Những cỗ xe Vua”. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ mẫu xe này được đem xuất khẩu, dành phục vụ cho ban lãnh đạo các nước Đông Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh thân thiện với Liên Xô.

Vẻ ngoài ZIL rất giống các mẫu xe Mỹ cùng lớp. Sau Cách mạng, nội chiến và sự tàn phá kinh tế, vào buổi giao thời những năm 1920-1930, trên di sản đổ nát của ngành công nghiệp ô tô thời Sa hoàng, ngành công nghiệp ô tô Xô-viết được phục dựng với sự hỗ trợ công nghệ của các tập đoàn ô tô Mỹ - thủ lĩnh của ngành công nghiệp ô tô thế giới đương thời. Đo đó, “kiểu dáng Mỹ” vẫn là điểm đặc trưng của tất cả các xe Xô-viết, cho đến tận đầu những năm 1970

Sau hơn nửa thế kỷ, chiếc xe ZIL-111D vẫn còn khá mới.

Hiếm hoi sót lại

Trong hàng xe hơi, ZIL model “111” là đồ cổ. Tại triển lãm HeliRussia-2020 được tổ chức mới đây ở Matxcơva, bên cạnh công nghệ trực thăng, người ta chú ý đến chiếc xe mui trần dựa trên cơ sở limousine ZIL-111G được trưng bày – là chiếc thứ nhất thuộc một lô rất nhỏ. Xe xuất xưởng vào năm 1964 và suốt 56 năm qua vẫn luôn ở tình trạng hoàn toàn phong độ như mới.

Ông Vladimir Kireev, một sử gia về thương hiệu xe ZIL cho biết: “Cỗ xe thuộc về một trong những nhà quản lý hàng đầu của ngành công nghiệp trực thăng Nga. Về chuyên môn nghề nghiệp, ông là kỹ sư, và quyết định cho thấy không xa lạ gì với lịch sử các loại hình kỹ thuật, lịch sử công nghệ cao. 

Xe vẫn giữ nguyên màu sơn như khi xuất xưởng, trên ghế vẫn là lớp bọc da nguyên bản. Tất cả tổng thành và cụm lắp ráp khác đều ở dạng gốc ban đầu. Chiếc xe mui trần nghi lễ này được giao trọng trách thay thế cỗ xe trước, là phiên bản sửa đổi của limousine ZIL-111V có mặt trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ ngày 7-1 kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười. 

Vấn đề là ở chỗ ZIL-111V rất giống chiếc xe ở đẳng cấp thấp hơn là “Hải âu” GAZ-13 (“Chaika”), và theo ý tưởng về vẻ ngoài thì đầu những năm 1960, hình thức như vậy đã lỗi mốt. Điều này khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Xô khi đó khá lúng túng. Xe limousine cơ bản với thiết kế đổi mới ZIL-111G được sản xuất với số lượng 25 chiếc, trong đó chỉ 10 chiếc còn tồn tại cho đến ngày nay. 

Còn lượng sản xuất xe ZIL-111D mui trần là 15 chiếc. Đây là chiếc đầu tiên trong loạt 6 xe được chế tạo vào năm 1964, 6 chiếc như thế nữa xuất xưởng năm 1965, 3 chiếc -  năm 1966. Cho đến hôm nay, chính xác còn “sống sót” 12 chiếc xe (2 chiếc ở nước ngoài, Bắc Triều Tiên và Cuba), nhưng 11 chiếc trong số đó có màu sơn đen. Còn chiếc xe này là duy nhất, có màu xám nhạt pha xanh, hợp với màu áo choàng nghi lễ của các tướng lĩnh và thống chế Liên Xô. Như vậy hiện chưa rõ số phận của 3 chiếc mui trần còn lại đang lưu lạc nơi đâu”.

Theo ông Vladimir Kireev, chiếc xe mui trần này thế là chưa từng có cơ hội tham gia diễu binh. Thay vào đó, hùng dũng lăn bánh qua Quảng trường Đỏ là những chiếc ZIL-117V mui trần mới nhất thời ấy, đã là xe hai cửa.

Nhưng chiếc ZIL-111 rộng rãi cũng được giao công tác xứng đáng với quy chế công xa: tự hào đưa các phi hành đoàn vũ trụ của Liên Xô từ sân bay Chính phủ Vnukovo-2 về Điện Kremlin dự nghi lễ đón tiếp trọng thể. Sau khi hoàn thành nhiệm kỳ sứ mệnh trong gara đặc biệt của Điện Kremlin, chiếc xe đã được bán cho chủ nhân hiện nay.

Tất nhiên, những năm tháng của tuổi đời đáng nể đã để lại dấu vết với cỗ xe, nhưng ông chủ hiện chưa có ý định đại tu chiếc xe mui trần, e ngại sẽ làm hỏng diện mạo thuở ban đầu xuất xưởng của nó. Mà chiếc xe chỉ mới chạy tổng cộng 12.705 km, và vẻ ngoài vẫn rất “chiến”. 

Xe được bảo trì kỹ thuật và vẫn có thể sử dụng tốt. Bởi đây là ZIL, là “xe Vua”. Chiều dài - 6,1 mét, chiều rộng hơn 2 mét. Động cơ: V8, dung tích - gần 6 lít, công suất - 200 mã lực. Tốc độ tối đa là 170 km/h.

Phải chăng những chỉ số kỹ thuật đó không quá ấn tượng? Theo cái nhìn và thước đo của năm 2020, quả là vậy.  Nhưng xin nhớ cho, đây là sản phẩm của năm 1964 xa xôi.

Ngọc Trang (Theo Sputnik)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文