Chuông chùa vọng giữa Trường Sa

19:00 22/04/2015
Mỗi sớm bình minh, khi hoàng hôn buông xuống, tiếng chuông chùa thiêng liêng ngân nga khắp đảo như thức tỉnh những người lính thêm vững vàng tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc. Việc tôn tạo những ngôi chùa ở Trường Sa, không chỉ là sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta về một Trường Sa đầy đủ như đất liền, mà còn minh chứng một chân lý, ở nơi đảo thiêng ấy, những chiến sĩ Trường Sa vẫn được tự do tín ngưỡng, cầu mong cho biển đảo yên bình, thế giới hòa bình, quốc thái dân an.  

Tôn giáo đồng hành cùng biển đảo

Qua hai ngày đêm hải trình không nghỉ, điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến "quần đảo bão tố" là đảo Sinh Tồn. Vừa bước chân lên triền cát trắng, tiếng chuông chùa bỗng ngân vang trong nắng bình minh. Mùi hương trầm thoang thoảng. Một cảm giác gần gũi thiêng liêng đến lạ thường.

Theo thông lệ của những người ra đảo, công việc đầu tiên là viếng chùa và dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sa. Chúng tôi xếp hàng lặng lẽ thắp hương tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ.

"Từ ngàn xưa, tôn giáo luôn đồng hành cùng biển đảo. Ở đâu có người dân sinh sống, ở đó có chùa. Chùa Sinh Tồn vừa là nơi thờ cúng các liệt sĩ Trường Sa đã anh dũng hi sinh, mà còn là nét đẹp văn hóa giữa biển của quân dân huyện đảo. Giữa đại dương bao la, nghe tiếng chuông chùa thấy lòng ấm áp hơn, Tổ quốc linh thiêng ngay trong trái tim mình", Đại đức Thích Minh Huy, trụ trì chùa Sinh Tồn chia sẻ.

Đoàn khách từ đất liền thắp hương chùa Trường Sa Lớn.

Ngay từ nhiều năm trước, trên những chuyến tàu hải trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, Bộ Tư lệnh Hải quân đã mời các tăng ni phật tử, trụ trì một số chùa ở Hà Nội, TP HCM, Huế và một số tăng ni trụ trì ở chùa tỉnh Khánh Hòa ra Trường Sa để nghiên cứu địa linh, hướng chùa và những công việc cần thiết của chốn thiền môn.

Theo Đại đức Thích Minh Huy: "Sự hiện diện chùa ở đảo Trường Sa không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đời sống tâm linh của quân, dân huyện đảo, mà còn để khẳng định lãnh thổ của Việt Nam, sự thiêng liêng của mảnh đất mang hồn Tổ quốc ở nơi đầu sóng ngọn gió này. Tôn giáo luôn đồng hành cùng biển đảo. Ở đâu có nhân dân sinh sống, ở đó có đời sống tâm linh. Những ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết vừa là điểm hẹn văn hóa tâm linh của ngư dân Trường Sa mỗi khi đánh bắt hải sản trên vùng biển này, vừa khẳng định chủ quyền có tính lịch sử bền vững của dân tộc, và đáp ứng nguyện vọng của quân dân Trường Sa".

Những ngôi chùa ở Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết có quy mô xây dựng thoáng đãng, đón được tia nắng sớm nhất lúc bình minh. Nếu chùa Song Tử Tây tọa lạc trước ngọn hải đăng cao vút, thì chùa ở Trường Sa lớn nằm cạnh đường băng, còn chùa Sinh Tồn sát bên 7 hộ gia đình dân cư sinh sống. Chùa ở đảo Nam Yết sát cạnh bờ biển, in hình xuống bóng nước lung linh, còn chùa đảo Sơn Ca tọa lạc giữa triền cát trắng, tiếp giáp với ngọn Hải đăng phía Đông đón những tia bình minh đầu tiên của mỗi ngày.

Có một điều đặc biệt của năm ngôi chùa ở đây là sảnh chính diện đều hướng về Thủ đô Hà Nội. Theo Đại đức Thích Minh Huy ở chùa Sinh Tồn, việc đặt sảnh chính diện hướng về Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa thiêng liêng là hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời đó cũng như lời tri ân chân thành của quân dân huyện đảo Trường Sa đối với nhân dân Hà Nội. 

Bởi những ngôi chùa được hiện diện ở Trường Sa, phần lớn được trùng tu, xây dựng từ kinh phí từ Hà Nội, do nhân dân Thủ đô tự nguyện quyên góp, trong đó có công sức lớn lao của Công ty Trường Xuân đã xây dựng 4/5 ngôi chùa với tất cả lòng chân thành và hoàn toàn miễn phí.

Nói về sự có mặt của các ngôi chùa ở Trường Sa, đại đức Thích Nghĩa Giác trụ trì chùa Trường Sa Lớn cho biết:  "Một quần đảo có chủ quyền của Việt Nam thì việc có sự hiện diện chùa trên mảnh đất Trường Sa là một điều tất yếu khách quan trong cộng đồng dân cư.

Chuông chùa ở đảo Trường Sa lớn.

Lịch sử đã chứng minh, tôn giáo, nhất là Phật giáo luôn đồng hành cùng với sự phát triển của dân tộc. Thời chiến cũng như thời bình, sự đồng hành của tôn giáo trên mảnh đất hương hỏa của Tổ quốc là tất yếu khách quan. Thời đại nào cũng như thế, dân tộc nào cũng vậy, chùa luôn là biểu hiện của đời sống tinh thần thiêng liêng nhất của mỗi quốc gia.

Trong chiến tranh nhà sư cầm súng chiến đấu nuôi giấu chiến sĩ cách mạng thì trong thời bình cầu mong cho đất nước thái hòa, thế giới bình an hoan hỷ. Lúc yên bình mỗi nhà sư là một tu sĩ, khi chiến tranh mỗi nhà sư là một chiến sĩ Trường Sa sẵn sàng cầm súng chiến đấu. 

Chùa Trường Sa là điểm tựa tâm linh của cán bộ chiến sĩ, nhân dân sinh sống ở đây và cả những ngư dân ra khai thác đánh bắt hải sản trên vùng biển này, ở đâu có người dân sinh sống ở đó có cuộc sống tâm linh hướng thiện, mà chùa là biểu hiện của cuộc sống tâm linh hướng thiện ấy".

Bản tình ca khát vọng hòa bình

Giữa biển mênh mông nơi chân trời Tổ quốc, mỗi sớm bình minh, khi hoàng hôn buông xuống, tiếng chuông chùa ngân nga như tiếp thêm cho quân dân Trường Sa sức mạnh về nội lực tinh thần, để những người lính ở đây thêm vững vàng tay súng canh chủ quyền Tổ quốc.

Có một điều đặc biệt, là giờ thỉnh chuông của năm ngôi chùa ở Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết đều bắt đầu từ lúc 4h30’ sáng, và 6h chiều.

Lý giải về điều này, đại đức  Thích Minh Huy ở chùa Sinh Tồn cho biết: "Tiếng chuông chùa lúc 4h30’ mỗi sáng khi giấc ngủ căng tròn và bình minh bắt đầu hừng hực một ngày mới, đó không chỉ là tiếng chuông thức tỉnh lương tri con người hướng về nguồn cội, mà còn là tiếng chuông báo hiệu một ngày mới an lành. Tiếng chuông lúc 6h tối như khép lại sau một ngày làm việc mưu sinh, lòng người hướng thiện, chính nghĩa".

Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn, phân đội 12,7 ly ở đảo Sinh Tồn quê ở Cam Ranh, Khánh Hòa chia sẻ: "Em đi ra đây được 4 tháng rồi. Cứ sáng chủ nhật em lại đến chùa cầu nguyện. Có một điều lạ kỳ là khi đến chùa bao ưu phiền tan biến hết, chỉ còn lại sự quyết tâm và ý chí kiên cường. Hành trang của em bây giờ không chỉ là kiến thức, sức khỏe, mà quan trọng hơn là tinh thần thép, sự  bền gan dũng cảm. Đó là sức mạnh nội sinh được xây đắp từ lòng hướng thiện, mà chùa là điểm tựa để em rèn luyện sức mạnh nội sinh ấy. Chẳng hiểu sao, mỗi khi em nghe tiếng chuông chùa ngân nga, em cảm thấy Tổ quốc mình thiêng liêng và đẹp đẽ vô cùng, trong tim em lúc đó thấy như có một luồng điện nội sinh rất mạnh mẽ, cảm thấy mình đang cầm súng xung trận và rất dũng cảm".

Năm ngôi chùa ở đảo Trường Sa hiện nay không chỉ là công trình thiêng liêng của quân dân huyện đảo, là biểu hiện cốt cách sinh động của văn hóa quê hương và tình thương giống nòi, mà còn là điểm hẹn văn hóa thuần khiết tinh tế nhất của triệu triệu con tim trên khắp mọi miền đất nước, để mỗi khi đặt chân đến Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca mỗi người như tìm thấy trong tim mình có linh hồn Tổ quốc.
Hằng năm, có nhiều tăng ni, Phật tử ra Trường Sa thăm đảo.

Những năm qua quân dân huyện đảo Trường Sa đón nhiều lượt khách từ đất liền ra thăm, trong đó có cả những vị khách là tăng ni, Phật tử, cả những người Việt kiều xa quê hương, đặc biệt những người bạn Mỹ, Na uy cách Việt Nam nửa vòng trái đất. 

Mặc dù những người không cùng sắc tộc và khác nền văn hóa với Việt nam, nhưng khi họ nghe tiếng chuông chùa ở đảo Trường Sa ngân lên, họ đều cảm nhận được sự yên bình và càng khâm phục các chiến sĩ Trường Sa kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo nơi đầu sóng ngọn gió. Bởi họ hiểu, dân tộc nào cũng vậy, sự cường thịnh gắn liền với yên bình, tiếng chuông chùa Trường Sa là biểu tượng của khát vọng hòa bình ấy.

Trường Sa cách đất liền hơn một ngàn cây số, nhưng rất gần gũi thân thương. Ra Trường Sa mới biết, tất cả từ cột mốc chủ quyền, đến cây bàng quả vuông; từ đài quan sát đến nơi sinh hoạt học tập của bộ đội đều gần gũi thân thiện mà sâu lắng, thanh bình mà thiêng liêng.

"Hòa trong hương vị mặn mà gió biển, tôi thoáng nghe mùi hương trầm lan tỏa giữa bao la; và lẫn trong tiếng sóng biển rì rào ngoài khơi xa, tiếng chuông chùa dịu vợi. Không chỉ có bão giông, sóng dữ, Trường Sa hôm nay xanh tươi cây trái và tháng ngày rôm rả tiếng cười của trẻ nhỏ giỡn đùa sóng sánh nước biển Đông. Đứng giữa mênh mông trời nước, nghe tiếng chuông chùa mà yêu hơn Tổ quốc mình", ca sĩ Thanh Thúy, người đã nhiều lần đến Trường Sa hát cho bộ đội nghe chia sẻ như vậy.

Đến Trường Sa để trải lòng, đến Trường Sa để khâm phục, đến Trường Sa để thêm yêu Tổ quốc. Ai đã một lần đặt chân đến Trường Sa thì không thể không đến viếng chùa. Đến đây mọi người không chỉ tìm thấy sự thanh thản an bình, mà còn tìm thấy linh hồn Tổ quốc một cách thiêng liêng nhất, rõ nét nhất. Tiếng chuông chùa trên đảo Trường Sa là tiếng chuông của khát vọng hòa bình.

Mạnh Tuấn

Ngày 31/12/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nam Định phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Chi cục Hải quan Nam Định và Phòng phòng, chống tội phạm ma túy - Cảnh sát biển Việt Nam phá thành công chuyên án, triệt phá tận gốc một đường dây ma túy liên tỉnh, bắt giữ toàn bộ các đối tượng trong đường dây.

Lực lượng làm nhiệm vụ bất ngờ ập vào vườn cam ở Vĩnh Long, đã bắt quả tang nhóm 24 đối tượng đang tụ tập để tham gia cá độ ăn thua bằng tiền dưới hình thức đá gà.

Sáng 13/1, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã chuyển thông tin vụ việc liên quan Hộ kinh doanh Q’Aman Beauty Spa & Wellness đến Công an quận 1 và Công an TP Hồ Chí Minh để điều tra, xử lý, do cơ sở hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không phép và chống người thi hành công vụ.

Nếu năm 2024 là năm của các cuộc bầu cử thì năm 2025 là năm của các câu hỏi. Đầu năm 2025 sẽ chứng kiến nhiều chính phủ trên toàn thế giới bước vào nhiệm kỳ mới, buộc phải nhanh chóng giải quyết các thách thức đang ngày càng gia tăng về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, công nghệ. Động lực và câu hỏi khác nhau sẽ định hình chương trình nghị sự địa chính trị khác nhau.

Ngày 13/1, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 bị can để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Võ Văn Tỏ- Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật và Quan hệ lao động (LĐLĐ), cựu Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Long Mỹ, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ (cũ); Lê Bá Hòa, Phó phòng QLĐT thị xã Long Mỹ và Hồ Vũ Phương- Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Long Mỹ.

Sáng mai (14/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo trong vụ án "Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (viết tắt là NXB Giáo dục).

Sáng 13/1, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, cho biết đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với Trần Tiến Thịnh (SN 1992; HKTT: phường Trường Thọ, TP Thủ Đức) và Thái Hoàng Phương (SN 1968; HKTT: phường 28, quận Bình Thạnh; cha vợ của Trần Tiến Thịnh) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.

ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2024 bằng một tập thể có tuổi đời trung bình cao thứ 3 giải đấu. Không nhiều cầu thủ trẻ được HLV Kim Sang Sik lựa chọn đồng hành ở chiến dịch lần này. Phía sau một chức vô địch ấn tượng là những trăn trở về tương lai cho ĐT Việt Nam nói riêng và cho bóng đá Việt Nam nói chung.

Năm 2024 chứng kiến những biến động lớn trong cuộc đối đầu địa chính về dầu mỏ, khi Mỹ và các đồng minh phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga. Tuy nhiên, Moscow đã chứng minh khả năng thích ứng linh hoạt khi chuyển hướng sang các thị trường đối tác đáng tin cậy như Trung Quốc và Ấn Độ, khiến nỗ lực kiềm chế của phương Tây gặp nhiều khó khăn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.