Chuyện ân tình của lão nông tìm thấy báu vật quốc gia

16:48 27/05/2020
Chiếc trống đồng được công nhân là bảo vật quốc gia mới đây do một người nông dân làm nghề rà phế liệu tìm thấy cách đây 22 năm với nhiều tình tiết ly kỳ ít người biết.

Ngày 15-1-2020, Thủ tướng Chính phủ có quyết định việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 8 với 27 bảo vật, trong đó, tỉnh Quảng Trị có trống đồng Trà Lộc niên đại văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng hơn 2.500 năm. Chiếc trống do một người nông dân làm nghề rà phế liệu tìm thấy cách đây 22 năm với nhiều tình tiết ly kỳ ít người biết.

Sau khi chiếc trống được công nhận bảo vật quốc gia, chúng tôi tìm về thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, Quảng Trị, tìm gặp người nông dân phát hiện chiếc trống.

Nghe tôi hỏi nhà ông Hoàng Công Sơn ngày xưa đào được chiếc trống, một thanh niên đứng ở đầu thôn Diên Khánh, xã Hải Dương (Hải Lăng) bảo, ông Sơn mất khoảng 15 năm, giờ ở nhà chỉ còn vợ ông với đứa cháu nội 5 tuổi. 

Ngôi nhà nằm cạnh một khúc cua ở giữa thôn, trên khoảnh đất cát cằn cỗi vài đám cỏ. Người phụ nữ có nước da nhợt nhạt, theo sau là đứa trẻ đen nhẻm, từ một lối tắt qua nhà hàng xóm, chào hỏi khách. 

Vừa nghe chúng tôi trình bày, chị trở ngay vào nhà, lục tìm trong chiếc tủ gỗ cũ kỹ đã mục nát cả 2 cánh cửa, lấy ra một chiếc cặp da màu đen và 3 túi nilon to. 

Tất cả đều đựng giấy tờ và những kỷ vật gia đình. Sau một lúc lật dở, tìm kiếm kỹ qua từng thứ, chị chợt thốt lên, “Đây rồi chú. Ông nó cất giữ cẩn thận vào đây cả”, rồi đưa chúng tôi xem một tập giấy và ảnh đựng trong một chiếc bì thư.

Chị tên Lê Thị Tha, vẫn còn nhớ rõ câu chuyện 22 năm trước. “Ngày đó đói khổ lắm, nhà có 5 miệng ăn, nhưng 3 con nhỏ, tui thì bệnh tật đau ốm quanh năm, chỉ có ông nó làm việc. 

Cực quá, ông nó nghĩ quẩn. Thương con, thương ông nó nên tui hết lời khuyên, ngăn. Hôm sau, sáng 20-3-1998, nhà còn nửa lon gạo, tui nấu bới cho ông nó đạp xe đi rà phế liệu ở tận rú cát, thôn Trà Lộc của Hải Xuân. Gần cuối ngày thì ông nó trở về, người trông đói lả nhưng tâm trạng rất vui. 

Ông nó bảo: “Mạ mi cố gắng đi mượn cho tau mấy lon gạo, tau đào được vật ni quý lắm. Ông trời phù hộ, chắc nhà miềng (mình) sắp hết khổ rồi. Tối đó, sau ăn cơm xong, ông nó mượn thêm 2 người nữa, là đứa em rể tên Nguyễn Mạnh Quỳnh và người tên Dũng cùng ở trong thôn, ngược lên lại rú Cát đào cái vật ông nó bảo quý đó”, chị bồi hồi kể lại.

Đại diện Công an và Bảo tàng ký biên bản tiếp nhận chiếc trống do ông Sơn bàn giao năm 1998.

Nghe tin ông Sơn đào được chiếc trống đồng Đông Sơn, dân buôn đồ cổ từ khắp nơi đổ về làng, dò hỏi, tìm mua cho bằng được. Biết là đồ quý, nhưng bán nó cho con buôn là việc không đành, ông Sơn bèn giao cho em rể mình cất giấu, bảo vệ nó, rồi bất kỳ ai đến hỏi thăm, ông đều bảo đã bán nó rồi. 

Chuyện nhanh chóng được chính quyền, lực lượng chức năng địa phương nắm bắt. Công an huyện Hải Lăng cử ngay cán bộ đến vận động ông Sơn tạm gửi báu vật ấy cho ngành chức năng để giám định, nghiên cứu, bảo quản và có chính sách quan tâm, hỗ trợ phù hợp, xứng đáng cho ông. 

Sau nhiều lần vận động, cam kết gìn giữ báu vật cộng với ý thức của ông Sơn, ông đã bàn giao chiếc trống trên cho Công an và ngành Bảo tàng tỉnh Quảng Trị.

Chiếc trống có dạng hình trụ tròn, tang phình, thân co, đế choãi, cao 27cm. Mặt trống có đường kính 33,5cm, ở giữa tâm có trang trí hoa văn hình ngôi sao 10 cánh, tiếp đến là 2 đường tròn đồng tâm cách nhau một khoảng nhỏ và có những hình tam giác, hình tròn xen giữa, phía ngoài là hình con chim lạc đầu quay ngược chiều kim đồng hồ, kế nữa là 6 đường tròn lớn hơn với các hoa văn kẻ dọc. 

Mặt ngoài tang trống vẽ cảnh người chèo thuyền cùng với hoa văn hình tam giác bao quanh. Đoạn eo của thân có 4 đôi quai cách đều nhau, ở mỗi quai có khắc hình gợn sóng. Phía dưới quai chạm nổi các đường nét cảnh thú vật và cây cối. 

Phần đế có những đường tròn chạy quanh đều nhau, xen giữa là hoa văn hình tròn và tam giác… Trống được xác định thuộc nền văn hóa Đông Sơn, cách đây trên 2.500 năm.

Có thể nói, nhờ sự vào cuộc kịp thời, tích cực của chính quyền và các đơn vị chức năng lúc bấy giờ, trong đó phải kể đến ngành Công an và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, chiếc trống đồng có giá trị rất lớn về mặt văn hóa và lịch sử đã được bảo vệ khỏi tay của dân buôn đồ cổ. Trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị để mọi thế hệ được tham quan, tìm hiểu, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông.

Trở lại chuyện ông Sơn, ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định hỗ trợ ông số tiền 40 triệu đồng, thời điểm năm 1998 là rất lớn đối với một gia đình nông dân ở xã thuộc diện khó khăn. 

Tuy nhiên, người nông dân ấy đã không giữ hết cho mình, mà hào phóng chia cho em rể và người hàng xóm cùng phụ công sức đào chiếc trống với mỗi người 10 triệu đồng. Và, ông cũng không quên cảm ơn gia đình một người dân ở rú cát sáng hôm đó đã cho ông gửi nhờ chiếc xe đạp, bằng cách tặng họ 2 triệu đồng. 

Có tiền, gia đình ông vượt qua khó khăn, 3 đứa con tiếp tục đến trường, người vợ đau ốm được chữa bệnh. Sau đó khoảng 5 năm, sức khỏe ông trở nên yếu, không còn có thể đi rà phế liệu như trước. 

Chính quyền xã Hải Dương quan tâm, tạo cho ông một việc làm ổn định ở Tổ giúp đỡ người nghèo vay vốn Ngân hàng Chính sách, ở địa phương. Làm việc được 3 năm, thì ông qua đời. 

Thanh Bình

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文