Chuyện tình cảm động của người thương binh và vợ tí hon

14:09 04/05/2020
Tình yêu đến khi bà Hương đã ở “bên kia sườn dốc”, còn ông Quang vẫn chưa thôi nỗi buồn “đứt gánh”. Gia đình bà Hương phản đối, cơ thể tí hon thế kia lấy chồng làm gì cho khổ. Phía nhà ông Quang khuyên đừng “hào hoa” nữa, đời đã quá nhiều tủi nhục rồi...   


"Duyên tới rồi đó em"

Là con gái Sài Gòn chính hiệu nhưng bà Nguyễn Thị Thu Hương đã không may mắn như bao đứa trẻ khác, khi mắc phải căn bệnh tuyến yên không phát triển từ trong bụng mẹ. Thu Hương lớn lên trong tình thương vô bờ bến của cha. Thỉnh thoảng, ông lại bảo con gái đứng tựa vào tường để ông lấy thước đo và đánh dấu bằng một gạch dao. Càng lớn, vết gạch trên tường càng ngắn lại rồi đứng im một vạch. Không ai hiểu thấu nỗi buồn của người cha khi phải nhìn đứa con gái bé bỏng mang thương tật suốt cuộc đời.

Đến tuổi đi học, thấy các bạn trong lớp hay chọc ghẹo, Thu Hương bắt đầu nhận ra mình có gì đó khác biệt so với mọi người. Lớn thêm chút nữa, Hương cảm nhận rõ rệt khiếm khuyết trên cơ thể của mình, cô bé buồn và mặc cảm.

Bà Hương tích cực tham gia vào Đoàn thể thao người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh, ông Quang luôn đồng hành cùng bà.

Đất nước vừa giải phóng, Thu Hương bước vào tuổi 20 đẹp nhất đời người. Cha không muốn con gái phải ra đời bươn chải, ông khuyên bà ở nhà chăm sóc cho các em, cha còn sống ngày nào sẽ lo cho con ngày đó.

Thế rồi cha bà cũng phải “về trời”, bỏ lại một gia đình nhỏ và những đứa con thơ dại. Suốt mấy năm trời, Thu Hương bị hình bóng của người cha quá cố ám ảnh, lúc nào bà cũng nhớ thương. Bà tâm sự, nỗi day dứt, hối hận lớn nhất trong đời mình chính là chưa làm được gì phụng dưỡng cho cha. Mặc cảm, tự ti với cơ thể của mình, bà Hương suy nghĩ sẽ ở vậy, không yêu đương cũng chẳng chồng con. Bà tìm niềm vui với các cháu trong gia đình.

Năm 1993, bà Hương bắt đầu tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ những người khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, bà đã gặp ông Phạm Đăng Quang là lính của Sư đoàn 5, Trung đoàn 55, chiến đấu tại mặt trận Tây Nam năm 1978. Bom đạn chiến tranh đã tàn phá cơ thể, lấy mất của ông một chân bên phải. Trở về sau cuộc chiến, ông mang trong người thương tật 75%.

Những con người khiếm khuyết gặp nhau muốn được chia sẻ, tâm sự chuyện buồn vui trong cuộc sống, mong được gắn kết, yêu thương và đồng cảm nhiều hơn từ cộng đồng. Ngày đó, vì duyên chưa tới nên họ chỉ lướt qua mắt nhau, không để lại tên tuổi, cũng không tình cảm vấn vương mặc dù lúc đó cả hai đều cô đơn.

Dù tuổi đã “xế bóng” nhưng ông bà vẫn dành cho nhau những cử chỉ mặn nồng nhất.

Sau vài lần sinh hoạt, ông Quang tự nhiên mất hút. Hóa ra ông ở nhà lấy vợ. 7 năm chung sống, ông Quang không thể cho vợ những đứa con nên bà ấy đã dứt áo ra đi. Ông Quang tuyệt vọng với chính bản thân mình. Nỗi buồn ập đến dai dẳng, dằng xé và trống vắng bủa vây lấy cuộc sống của người thương binh. Tháng 12-2001, trong dịp Quốc tế người khuyết tật, ông Quang bất ngờ gặp lại bà Thu Hương ở Khu du lịch Suối Tiên (Q. Thủ Đức, thành phồ Hồ Chí Minh). Hôm ấy, bà Hương đăng ký đi tham quan cùng đoàn người khuyết tật, ông Quang cũng đăng ký.

Sau 5 năm biệt tăm biệt tích, dù ông Quang già và ốm hơn nhưng bà Hương vẫn nhận ra. Còn ông Quang, nửa đùa nửa thật hỏi bà Hương: “Em cũng đến đây à, vậy là duyên tới rồi đó em”. Sau nụ cười e thẹn, ông Quang mới hỏi tên người đàn bà định mệnh của đời mình.

Ngày biết tên nhau, cũng là ngày họ cảm thấy xao xuyến, rung động về nhau. Trên chuyến xe du lịch, ông Quang chủ động ngồi bên cạnh bạn gái tí hon. Họ kể cho nhau nghe về cuộc sống, tương lai, về những mất mát, hy sinh và cả nỗi đau nhân tình thế thái. Họ đồng cảm và như có gì đó ràng buộc lấy trái tim, tâm hồn. Người đàn bà chưa một lần biết yêu, giờ đây trái tim đã rung động bồi hồi. Bà thương ông Quang như thương chính thân phận khiếm khuyết của mình.

Tình yêu đến vào độ “chín” của cuộc đời, khi bà Hương đã ở “bên kia sườn dốc”, ông Quang vẫn chưa thôi nỗi buồn “đứt gánh”. Gia đình bà Hương phản đối, nói bà lấy chồng làm gì cho khổ. Phía nhà ông Quang cũng vậy, họ bảo ông “hào hoa” chi nữa, đời còn chưa hết khốn khổ sao, lấy vợ lần nữa liệu sống được bao lâu.   

Dù ai đó viện đủ lý do vẫn không thắng nổi tình yêu đơn sơ, chân thành nhưng vô cùng mãnh liệt của hai con người đã thật sự phải lòng nhau. Bà Hương không quan tâm đến lời gièm pha, dị nghị, bà quyết đến với ông Quang. Bà tự trấn an lòng mình: “Lỡ thương rồi thì sướng khổ mình chịu, đây chưa hẳn tình yêu, mà đó là duyên nợ”. Ông Quang cho rằng, duyên tiền định là ý trời. Bà Hương chính là quà mà ông trời ban tặng để khỏa lập cuộc đời đầy thương tổn của ông. 4 tháng sau, ông bà quyết định đăng ký kết hôn. Ngày theo chồng, bà Hương chỉ mang theo chiếc ba lô có vài bộ quần áo. Ông Quang đón vợ bằng tình yêu, sự tôn trọng và hai bàn tay trắng.

Gạt quá khứ về phía sau, dù không có một cuộc sống đủ đầy, không thể sinh con nhưng vợ chồng bà Hương vẫn vui vẻ chấp nhận. Dù cơ thể khiếm khuyết, mang tủi hờn và bất hạnh nhưng được kết tóc se tơ với ông Quang, bà Hương thấy số phận mình may mắn.

Cô dâu tuổi 60

Hai vợ chồng dắt nhau về tận Hóc Môn thuê nhà trọ. Giữa thời điểm này, nhà máy thuốc lá 27/7 đang tuyển dụng công nhân là người khuyết tật, ông bà nộp đơn và được nhận vào làm việc.

Mỗi buổi sáng, ông Quang chở vợ trên chiếc xe ba bánh tới công ty làm việc, chiều lại đón về. Tiền lương không đủ trang trải, cuộc sống trở nên khốn khổ hơn với đôi vợ chồng khuyết tật đang bỡ ngỡ “bập” vào đời sống hôn nhân.

Hạnh phúc viên mãn lần đầu tiên được mặc áo cưới của bà Hương.

Vài tháng sau, giữa đêm có một cơn giông lốc ập tới thổi bay nóc nhà trọ, mưa giội ướt hết người, sấm chớp đùng đoàng trên đầu. Ông Quang đang đi công tác, một mình bà Hương ở nhà không biết xoay xở làm sao với thân hình tí hon, chân tay tun ngủn, yếu ớt. Bà đã khóc rất nhiều. Trở về nhà, ông càng thương vợ nhiều hơn. Hai vợ chồng động viên nhau, đi vay mượn bạn bè để có tiền sinh hoạt.

Dù yêu nhau đến thế nhưng trong cuộc sống vợ chồng, không phải lúc nào cũng màu hồng. Ông Quang trầm lắng, ít nói nhưng tính thì nóng như lửa. Những lúc ông “lên cơn” thì bà trùng xuống, nhẫn nhịn. Cứ thế, tình yêu của họ đã băng qua những năm tháng thanh xuân chật vật, cho đến khi mái đầu điểm bạc.

Vài năm sau, cuộc sống ổn định, bà Hương nhen nhóm giấc mơ được mặc áo cưới. Mỗi lần đi ngang qua nhà hàng tiệc cưới, bà Hương kéo áo ông Quang đi chậm lại, bà nhìn chăm chú vào tấm bảng ghi tên cô dâu chú rể rồi bà véo nhẹ vào tay của ông trêu đùa: “Chú rể Đăng Quang, cô dâu Thu Hương kìa anh”.

Cô dâu, chú rể dắt tay nhau hạnh phúc trong ngày cưới.

Gọi là nói đùa nhưng trong lòng bà Hương luôn mơ ước một ngày nào đó tên của hai vợ chồng cũng được ghi trên tấm biển cưới lấp lánh hạnh phúc như bao cặp vợ chồng khác. Bà Hương mong mỏi mặc áo cô dâu bao nhiêu thì ông Quang trăn trở, nặng lòng bấy nhiêu. Ông hiểu thấu nỗi mong chờ của vợ nhưng lực bất tòng tâm.

15 năm ao ước, chờ đợi, cuối cùng ngày được khoác lên mình tấm váy cưới của bà Nguyễn Thị Thu Hương đã trở thành hiện thực. Hội Liên hiệp Thanh niên quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đã tìm hiểu hoàn cảnh của cặp vợ chồng này. Ông bà không đáp ứng được bất cứ một tiêu chí nào của chương trình nhưng họ vẫn quyết định chọn bởi cảm phục tình yêu chân thành, đằm thắm và khát khao cháy bỏng của người phụ nữ khuyết tật muốn được mặc áo cưới một lần trong đời. Vợ chồng ông Quang, bà Hương là cặp đôi thứ 6 trong lễ cưới tập thể dành cho người khuyết tật do Hội Liên hiệp Thanh niên quận 10 đứng ra tổ chức vào năm 2016.

60 tuổi, lần đầu tiên được mặc áo cưới, bà Hương vui sướng không thể ngủ nổi. Vì là cô dâu tí hon nên chiếc váy cưới cũng thật đặc biệt. Nó không có ở bất kỳ một tiệm cưới nào, nó được các bạn thanh niên tự mua vải về, cẩn thận may từng đường kim mũi chỉ, tỉ mỉ đơm từng chiếc cúc, đính từng hột cườm. Mặc chiếc váy cưới bước từ phòng thay đồ, cảm giác đầu tiên bà Hương thấy mình như đang đi trên mây, vừa lâng lâng, vừa mắc cỡ, lại vừa hạnh phúc.

Chú rể tóc đã muối tiêu, nắm chặt tay cô dâu tập tễnh bước đi trên con đường rợp lá vàng bay chụp bộ ảnh để đời. Chưa bao giờ bà Hương hạnh phúc đến vậy, cũng chưa bao giờ người cựu chiến binh nở nụ cười mãn nguyện như hôm ấy.

Ngọc Hoa - Bảo Hân

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文