Con đường tơ lụa huyền thoại

11:35 20/04/2017
Con đường tơ lụa là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu, giữa Đông và Tây.


Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải đến tận châu Âu.

Về phía đông, con đường này cũng khởi đầu nối dài trên biển, đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 6.437 km.

Hai vùng kinh tế, với các sản vật đặc sắc, cần trao đổi hàng hóa với nhau. Ở phía đông, vào thế kỷ 3 TCN, dân Trung Quốc tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới.

Sản phẩm được cho là kỳ lạ này, thời đó chỉ có vua chúa, quý tộc mới xài. Và hàng quý được xuất khẩu sang phục vụ giới quý tộc Trung Á, châu Âu. Người Trung Hoa mang tơ lụa đến La Mã, Ai Cập. Chuyện kể rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa mà thôi.

Nó nổi tiếng đến mức, con đường trao đổi nhiều thứ hàng hóa,  nhưng được gọi tên theo mặt hàng xịn nhất, nhiều nhất là tơ lụa. Tuy vậy, việc khám phá ra những lối đi giữa cao nguyên, sa mạc này, cũng tình cờ.  Chuyện kể lại rằng từ  thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên, một quan nhà Hán Vũ Đế nhận lệnh từ đi về phía tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô.

Lang thang tìm kiếm qua nhiều gian khổ, Trương Khiên tìm được người Nguyệt Chi ở miền Bắc Ấn Độ ngày nay.

Ông cũng phát hiện ra nhiều sản vật lạ triều đình rất quan tâm. Và trên đường về, đoàn quân mang theo nhiều sản vật.

Hệ thống đường hình thành nhờ nhiều chuyến đi sau đó, tìm đường mới, kết nối lại với nhau.

Không chỉ mang tính kinh tế, con đường tơ lụa khoác lên mình cả kho tàng văn hóa huyền thoại, với những câu chuyện đẹp, đầy tính triết lý của người châu Á.

Các "thương nhân lạc đà" còn góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, giữa các nền văn minh, tôn giáo đa dạng.

Các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa tại Trường An (nay là Tây An). Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu thời đó cũng được chuẩn bị kỹ, làm cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.

Nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen được cho là tác giả đặt tên bằng con đường bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông xuất bản sách nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường này.

Đến thế kỷ 10, nhà Đường bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên, với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng.

Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm. Ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông viết cuốn sách “Marco Polo du ký” (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa.

Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị khống chế và bắt nộp thuế rất cao. Không có lãi, các thương gia tìm những con đường khác, qua đường biển.

Các thương gia Ả Rập,  Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan kéo đến buôn bán theo đường biển. Người Ba Tư (Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm. Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất.

Sau này, người ta tìm ra khoảng 50.000 cổ vật rải rác trên Con đường tơ lụa, những hiện vật vô giá về con đường.

Năm 2004, Con đường tơ lụa huyền thoại lại được tái hiện trong cuộc triển lãm sau 5 năm dài  chuẩn bị, thu thập hiện vật từ khắp nơi.

Tơ lụa là một loại vải có nguồn gốc cổ xưa của Trung Quốc, được dệt từ sợi protein do con tằm tạo ra để làm kén của nó và được phát triển theo truyền thống Trung Quốc vào khoảng năm 2.700 TCN.

Việc sản xuất được giữ bí mật ở Trung Quốc trong khoảng 3.000 năm, với các nghị định của hoàng đế là kết án tử hình bất cứ ai tiết lộ cho người nước ngoài quá trình sản xuất.

Nhưng rồi, những bí mật chặt chẽ, cuối cùng đã lan rộng đến Ấn Độ,  Nhật Bản, Ba Tư và đến thế kỷ 6, lan về phía tây.

Ngày nay, không ít ý tưởng của dân phượt về việc đi lại Con đường tơ lụa như người xưa từng đi, để chiêm nghiệm về một con đường huyền thoại.

Dù điều kiện ngày nay đã khác hẳn, nhưng việc đi phượt trên Con đường tơ lụa vẫn là một ý tưởng “khủng”, đòi hỏi những tính toán chi tiết, nhất là những cung đường mạo hiểm, khắc nghiệt và không an ninh…

Văn Hiếu

Không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, nhưng Công ty TNHH Thương mại Linh Hải (thôn Hà Xá, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) đã tự ý khoan giếng khai thác nước ngầm để bán nước sinh hoạt cho các hộ dân lân cận và một số cơ quan, đồng thời đóng chai, đóng bình kinh doanh trái phép.

"Đề nghị các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) cần tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để khẩn trương hoàn thành dự thảo Đề cương chi tiết của Đề án trước ngày 25/12 này" - Đó là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng BCĐ xây dựng Đề án của Chính phủ về "Nghiên cứu mô hình bảo đảm ANTT, an toàn xã hội trong quản lý đô thị" (Đề án) tại cuộc họp BCĐ được Bộ Công an tổ chức chiều 17/12, tại Hà Nội.

Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Bút (SN 1975, trú tại phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thông báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 17/12, Công an TP Hà Nội cho biết: Đây không phải là thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác. Đặc biệt, nhiều trường hợp là thanh niên trẻ do chủ quan, ít cập nhật thông tin cảnh báo lừa đảo đã sập bẫy của các đối tượng.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho thấy, năm 2024, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 953 vụ vi phạm về kinh doanh vàng, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ.

Để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Dự án chống ngập 10.000 tỷ) đang “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách, ngày 17/12 Văn Phòng Chính phủ đã có văn bản gửi TP Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ cho dự án này…

Chiều 17/12, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tấn Thường (SN 1995, trú xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Bước đầu, Cơ quan Công an xác định Thường đã mở hàng loạt tài khoản ngân hàng để bán cho các đối tượng lừa đảo ở Campuchia. Chỉ trong vòng 1 tháng, những tài khoản do Thường đứng tên đã được sử dụng để nhận hơn 6,4 tỷ đồng từ các nạn nhân bị lừa đảo đang cư trú tại Việt Nam.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích”, khởi tố bị can cũng với tội danh trên với Vũ Ngọc Thịnh (SN 1956, trú tại thôn Lê Tiến, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng), đối tượng đã đến tận nhà hành hung cụ ông thương binh 82 tuổi, 57 năm tuổi Đảng, ở thôn Lê Tiến.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文