Đền Hoysaleswara: Bằng chứng về máy móc cơ khí thời cổ đại

18:09 03/12/2017
Ấn độ là vùng đất của nền văn hóa đa dạng. Nơi đây có rất nhiều đền thờ nổi tiếng như đền Vàng, đền Taj Mahal, các đền thờ mặt trời...


Song khu phức hợp đền Hoysaleswara được xây dựng từ thế kỷ 12 là công trình kiến trúc có khớp nối vô cùng hoàn hảo với các đường nét chạm khắc tinh xảo, được tin là bằng chứng của công nghệ gia công bằng máy móc tiên tiến thời cổ đại. 

Mẫu mực của kiến trúc Hindu

Hoysaleswara là công trình kiến trúc được xây dựng ở Halebidu trong thời cai trị của Vua Vishnuvardhana dành riêng cho việc thờ thần Shiva. Các ngôi đền ở đây có một linga Shiva, biểu tượng của sự sinh sản và biểu tượng phổ quát của Shiva trong đền thờ. Tên của đền thờ Shiva kết thúc với hậu tố eshwara có nghĩa là "Chúa của". Chẳng hạn, cái tên "Hoysaleswara" có nghĩa là "Chúa tể của Hoysala".

Người ta tin rằng ngôi đền có nguồn gốc từ tên Vishnuvardhana Hoysaleswara, người cai trị chủ trì thời đó. Tuy nhiên, việc xây dựng đền thờ đã được bắt đầu và tài trợ bởi các công dân Shaiva giàu có (chủ yếu là Ketamalla và Kesarasetti) của Halebid.

Hoysaleswara có 2 đền thờ chính, một dành cho Hoysaleswara và một cho Shantaleswara (đặt tên theo Shantala Devi, Nữ hoàng Vishnuvardhana), được làm bằng đá phiến clorit trên nền cao. Cả hai đền thờ này được đặt cạnh nhau, hướng về phía đông. Ngoài ra còn có các đền thờ khác, trong đó có một đền thờ dành cho Lord Surya. Các hội trường bao gồm những hình ảnh khổng lồ của Nandi, người phục vụ của Thần Shiva.

Hầu hết các ngôi đền ở Hoysala đều có một lối vào được che kín bằng những thanh cột hình tròn (hoặc hình chuông) được chạm khắc sâu và đúc bằng hoa văn trang trí.  Ở đây không giới hạn ở bất kỳ truyền thống có tổ chức nào của Hindu giáo và khuyến khích những người hành hương của các phong trào tôn giáo Hindu khác nhau. Hầu hết các đền thờ có tính chất thế tục với các chủ đề rộng mô tả trong tác phẩm điêu khắc của họ. Cấu trúc nổi bật của đền Hoysaleswara đã được công nhận là mẫu mực của kiến trúc Hindu.

Sản phẩm của máy móc cơ khí?

Khi tới thăm đền Hoysaleswara, nhìn thấy đường nét chạm khắc tinh xảo của những trụ cột, những bức tượng của các vị thần... khiến người ta kinh ngạc và tự đặt ra câu hỏi: làm cách nào mà người ta có thể chế tác ra nó? Làm sao từ thời cổ đại mà con người lại có thể làm được những việc cần các loại máy móc tiên tiến như bây giờ?

Gây ngạc nhiên đầu tiên là những trụ cột trong đền Hoysaleswara. Những trụ cột ở đây có những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh mà không cách nào làm thủ công chỉ với cây búa và cái đục. Nếu quan sát những cột trụ kỹ hơn một chút sẽ thấy các vòng tròn rất đều đặn cứ y như chúng được máy móc làm ra vậy. Trên thực tế, các nhà khảo cổ học đồng ý rằng những cột trụ này được chế tác bằng máy tiện, nhưng không thể giải thích được chúng được chế tác bằng máy móc như thế nào, từ cách đây 900 năm trước.

Hay nhìn vào vương miện của một bức tượng thần cao 2,1m, ta thấy các hộp sọ được trang trí trên vương miện có chiều rộng khoảng 2cm. Khi đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia. Hơn thế nữa, người ta cũng có thể đâm xuyên cành cây từ tai này sang tai khác, cũng như từ tai sang miệng, theo bất kỳ cách nào. Điều này chứng tỏ rằng toàn bộ hộp sọ bị rỗng ruột bên trong. Thật không thể tưởng tượng họ đã làm như thế bằng cách nào. Bởi ngay cả với máy móc hiện đại ngày nay, đây cũng là một công việc vô cùng khó. Do đó với các công cụ nguyên thủy, việc tạo ra một quả cầu rỗng bên trong một hòn đá nhỏ như vậy thì càng không thể hiểu được.

Thú vị hơn là khi chúng ta chiếu đèn pin vào khu vực giữa phần đầu và vương miện, ánh sáng đèn pin có thể chiếu xuyên qua được. Có một khe hở rất nhỏ giữa phần đầu và vương miện. Nếu chèn cành cây nhỏ khoảng 3mm vốn dùng để đâm xuyên các hộp sọ trang trí vương miện trước đó vào khe hở, nó sẽ không thể chui lọt. Nghĩa là khe hở này rộng chưa đầy 3mm.

Làm thế nào người Ấn Độ cổ đại có thể tạo ra một khe hở nhỏ, rộng chưa đầy 3mm bằng cây đục thô sơ, to lớn? Hay là vương miện, các hộp sọ nhỏ trên vương miện và các chi tiết khác được điêu khắc từ những khối đá riêng biệt, sau đó được gắn lại với nhau và do gắn không khít nên mới tạo ra khe hở nhỏ như thế? Không phải! Các nhà khảo cổ đã xác nhận rằng bức tượng cao 2,1m này được chế tác từ một tảng đá cứng, nguyên khối duy nhất...

Tại Ấn Độ, đền Hoysaleswara nổi tiếng vì có 2 bức tượng thần bò nguyên khối có vẻ đẹp hoàn hảo với kích thước lớn xếp thứ 6 và thứ 7 trên cả nước. Những bức tượng thần bò này trông như thể được tạo ra với độ chính xác của máy móc siêu việt. Đặc biệt là độ bóng của chúng. Chúng bóng đến độ người ta có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu khuôn mặt mình trên thân tượng giống y như đang soi gương vậy. Điều này quả đáng kinh ngạc, bởi lẽ ra theo thời gian bề mặt bức tượng sẽ bị hư hại và xói mòn. Do đó, thật khó có thể tưởng tượng vào thời gian mới được tạo ra, không biết chúng còn sáng bóng đến như thế nào. Phải chăng từ 900 năm trước con người đã biết đánh bóng đồ vật bằng máy móc?

Hoysaleswara không chỉ đặc biệt với tác phẩm điêu khắc ngay trên bức tường bên ngoài, mà còn nổi tiếng là một đền thờ với những công trình kiến trúc chạm khắc tinh xảo, được công nhận là mẫu mực của kiến trúc Hindu. Hơn thế nữa nó còn mang đến cho con người hiện đại một câu hỏi chưa thể trả lời: tại sao ở thời cổ đại mà người ta có thể làm được những điều kỳ diệu đến như thế?

Trần Anh Khôi

Sáng nay 4/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Phú Yên về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2024. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ Công an.

Tiếp nối chiến công bắt đối tượng vận chuyển trái phép 18.000 viên ma túy tổng hợp (MTTH) qua biên giới vào ngày 2/12/2024, vào lúc 2h sáng nay 4/12, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, Công an huyện Đakrông phối hợp Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh tiếp tục bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển ma túy số lượng lớn.  

Ngày 4/12, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Phước cùng các đơn vị chức năng liên quan xác minh nguyên nhân suối Một đổi màu đỏ bất thường.

Nguồn tin của PV Báo CAND cho biết, chiều nay (4/12), Giám đốc Xí nghiệp taxi Đà Nẵng (Công ty CP Thuận Phước Phát) đã ký Quyết định số 163/2024-QĐ-XNTXĐN áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với ông Đoàn Đại Chinh (trú tại Đà Nẵng), mã số nhân viên 154, điều khiển taxi BKS 43A-48440 do đã vi phạm nội quy công ty, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm lý khách hàng.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo quyết định việc sử dụng xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho hay, quy định sẽ chỉ ban hành khi người dân đồng thuận.

Công trình cải tạo lát nền vỉa hè và vườn hoa tại địa bàn phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) thi công một cách chậm chạp suốt gần 3 tháng không hoàn thành khiến cho người dân sống xung quanh khu vực cũng không khỏi ngán ngẩm bởi sự bất tiện.

Nếu như những lần Festival hoa trước, lợi dụng nhu cầu du khách tới TP Đà Lạt (Lâm Đồng) tham quan tăng đột biến, các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, đi lại, các điểm du lịch nhỏ thường tăng giá mạnh thì năm nay lại trái ngược hẳn.

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文