"Địa ngục trần gian" trong cộng đồng LGBT ở Peru

12:42 16/12/2016
Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế (10-12), hai nhiếp ảnh gia người Peru là Andrew Mroczek và Juan Jose Barboza-Gubo đã thực hiện một bộ ảnh về những người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) ở nước này. Những người LGBT ở Peru vẫn phải sống "bên lề xã hội", đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng.


"Đằng sau những bức ảnh đẹp là câu chuyện kinh hoàng"

Dự án được đặt tên là "Canon" - một cái tên mang tính biểu tượng, muốn nói về sự thiệt thòi của cộng đồng LGBT. "Canon" bao gồm ba phần chính: "Virgins of the Gate" nói về phụ nữ chuyển giới, "The Boys" đề cập đến những người đàn ông đồng tính và "Fatherland" gồm nhiều bức ảnh phong cảnh trên khắp đất nước, nơi tội ác nhằm vào người LGBT đã được thực hiện.

Đối với phần "Fatherland", Mroczek và Barboza-Gubo đã đến khắp mọi miền đất nước, từ vùng núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị để chụp những bức ảnh theo ý định của mình.

Một bức ảnh trong Dự án "Canon" của nhiếp ảnh gia Andrew Mroczek và Juan Jose Barboza-Gubo.

"Các bức ảnh đều được chụp dưới góc độ mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, đó không đơn thuần là phong cảnh. Nếu bạn là người đồng tính hay chuyển giới hoặc là một phần của cộng đồng LGBT ở Peru thì bạn có thể gặp nạn ở bất cứ đâu.

Bạn đến trình báo cảnh sát ư? Họ thậm chí không bận tâm đến điều đó. Tội ác xảy ra mỗi ngày và không ai quan tâm.

Đằng sau những bức ảnh đẹp là câu chuyện kinh hoàng. Chúng tôi cố gắng hành động để mọi người nhận ra rằng, cộng đồng LGBT đang bị đặt bên lề của xã hội", nhiếp ảnh gia Barboza-Gubo nói.

Nhiếp ảnh gia Mroczek nói thêm rằng, một trong những bức ảnh gây ám ảnh là cảnh được chụp ở thị trấn Chachapoyas, nằm ở vùng núi phía Bắc Peru. Tại đây, một thanh niên đồng tính 19 tuổi đã bị sát hại, tay chân, bộ phận sinh dục bị chặt rời, thi thể bị cuốn vào một tấm nệm và ném xuống vực.

"Cộng đồng LGBT đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Họ không được là chính mình. Tôi cảm thấy rằng, cuộc sống của họ chỉ đơn thuần là tồn tại. Họ không tìm được mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Chúng tôi phải giúp họ có được sự tự tin và động lực sống", nhiếp ảnh gia Mroczek chia sẻ.

Cuộc sống bên lề xã hội

Những người thuộc cộng đồng LGBT ở Peru bị xã hội kỳ thị. Ngay cả gia đình - điểm tựa quan trọng nhất trong cuộc sống cũng không chào đón họ. Ở đất nước này, giáo dục về tình dục và giới tính rất hạn chế.

Ngay cả những người lãnh đạo, các cơ quan công quyền cũng từ chối tiếp người thuộc giới tính thứ ba.

Trong cộng đồng LGBT, đáng thương nhất phải kể đến những phụ nữ chuyển giới. Hiện chưa có số liệu công bố chính thức về số phụ nữ chuyển giới ở Peru. Theo GlobalPost, ở Peru, phụ nữ chuyển giới rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Họ thường tìm đến một trong hai công việc là làm tóc hoặc bán dâm. Gái bán dâm chuyển giới phải đối mặt với nguy cơ kép là bị khách hàng bạo hành cũng như nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Kết quả nghiên cứu của một trường đại học danh tiếng ở Peru mới đây công bố, hơn 30% gái mại dâm chuyển giới ở nước này nhiễm HIV.

"Phụ nữ chuyển giới ở Peru là nạn nhân của bạo lực tình dục. Họ phải hành nghề mại dâm vì nghèo đói và không tìm được công việc tử tế nào trong xã hội. Tuy nhiên, ngay cả khi "bán thân nuôi miệng", họ cũng phải chịu bạo lực từ những cơn thịnh nộ của khách hàng.

Đó thực sự là vòng luẩn quẩn không có lối thoát", nhiếp ảnh gia Danielle Villasana, 30 tuổi, đến từ Texas (Mỹ), người từng thực hiện bộ ảnh gây xúc động về cuộc sống của cộng đồng phụ nữ chuyển giới ở trung tâm thành phố Lima nói.

Gái mại dâm chuyển giới ở Peru còn phải đối mặt với sự tấn công của cảnh sát. Nhiều gái mại dâm nói rằng, khi bị tấn công bạo lực, họ đã tìm đến cảnh sát để được trợ giúp nhưng đôi khi từ nạn nhân lại bị coi là tội phạm.

"Dường như, ở đất nước này, người chuyển giới không được coi như một con người. Chỉ cần là người chuyển giới, bạn đã bị coi là tiềm ẩn của tội phạm", một gái mại dâm chuyển giới giấu tên nói.

Thực tế cho thấy, có trường hợp, cảnh sát tấn công, bắt giữ phụ nữ chuyển giới chỉ vì họ là người chuyển giới. Có trường hợp, người chuyển giới bị đánh đập, thậm chí là giết hại chỉ vì kẻ tấn công cảm thấy "không vừa mắt".

Tường Phạm (Tổng hợp)

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文