Dịch COVID-19 làm gia tăng sự kỳ thị chủng tộc ở Úc

10:43 22/04/2020
Ở Úc, một số cư dân gốc Á đã trở thành những nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán.


134211682Asian Australian Alliance, nhóm cộng đồng đấu tranh cho quyền lợi của những người Úc gốc Á đã tổ chức điều tra và ghi nhận mỗi ngày trung bình đã xảy ra 12 vụ kỳ thị chủng tộc, 178 vụ chỉ trong hai tuần lễ. 

Từ ngày 2/4, nhóm cộng đồng 134211682Asian Australian Alliance (Liên minh người Úc gốc Á) đã tiến hành một cuộc điều tra về những hành động phân biệt chủng tộc nhắm vào những người Úc gốc châu Á, họ đã ghi nhận trung bình khoảng 12 sự cố mỗi ngày nâng tổng số các vụ chống lại những người Úc gốc Á lên tới con số 178 chỉ trong hai tuần lễ. 

Các vụ việc này thể hiện rất đa dạng, từ những lời xúc phạm, cử chỉ miệt thị tới những vụ tấn công bằng bạo lực. Cũng theo kết quả cuộc điều tra này, phần lớn các nạn nhân của hành động phân biệt chủng tộc là phụ nữ (62%) và 86,5% tác giả của những vụ gây hấn mang sắc thái kỳ thị chủng tộc này là những kẻ không quen biết nạn nhân .

Ngày 15/4, Cảnh sát Queensland cho biết trong những tuần gần đây đã có tới 22 vụ vi phạm mang động cơ phân biệt chủng tộc chống lại những người Úc gốc Á, bao gồm các hành động trộm cắp, tấn công hay xúc phạm bằng lời nói. 

Tại Trung tâm thương mại Queen Street ở Brisbane, cảnh sát đã bắt giữ một cô gái 15 tuổi sau khi cô ta đấm thẳng vào mặt một người phụ nữ gốc Á, hành động vũ lực này đi kèm với những lời chửi rủa rằng người phụ nữ này mang đến dịch COVID-19.

Trong số những người được phỏng vấn, 147 trường hợp là đối tượng trực tiếp của các vụ tấn công mang tính phân biệt chủng tộc, 18 trường hợp bị tấn công qua mạng và 13 trường hợp ở những dạng khác. Khoảng 60% các sự cố là những lời xúc phạm mang tính phân biệt chủng tộc, 21% là những đe dọa bằng lời nói và 15% là những hành động tấn công thể chất: đấm vào mặt hay đá vào người.

Dịch COVID-19 khiến những hành động phân biệt chủng tộc nhắm vào những nhóm cư dân gốc châu Á ngày càng gia tăng.

Một phần ba các sự cố có tính kỳ thị chủng tộc này xảy ra trên các đường phố đông đúc, 23% trong các siêu thị, 15% trên các phương tiện giao thông công cộng, 12% trong các trung tâm thương mại, 11% tại các công viên và các khu vực cộng đồng.

Erin Wen Ai Chew, nhà lãnh đạo của Liên minh Á - Úc, tuyên bố rằng những kết quả được phản ánh trong cơ sở dữ liệu này là "cực kỳ đáng lo ngại", bởi chỉ có 5,6% những nạn nhân được phỏng vấn nói rằng mình có đến khai báo với cảnh sát. 

Chew nhấn mạnh: "Ngay cả những cuộc cãi vã dẫn đến việc nạn nhân bị đánh đập bởi những kẻ kỳ thị cũng đã không được khai báo với cảnh sát, đó là điều đáng để chúng ta phải bận tâm".

Cảnh sát bang Victoria cũng đang điều tra một vụ việc xảy ra vào ngày 16/4. Hai sinh viên ngoại quốc ở Melbourne tố cáo rằng đã có một nhóm phụ nữ bao vây và tấn công họ, những phụ nữ này tuyên bố "chúng tao sẽ giết chúng mày", nguyên nhân vụ việc được xem là xuất phát từ những lo ngại về sự lây lan của coronavirus. Các đoạn video giám sát cũng cho thấy hai sinh viên này đã bị đánh vào mặt, bị đá vào người.

Tuần trước, ở bang New South Wales, một người đàn ông 55 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc đã dùng một ngọn roi da để quấy rối và hăm dọa một số người ngay bên ngoài tòa lãnh sự của Trung Quốc ở Sydney.

Chew đã kêu gọi các chính trị gia, các nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội và giới truyền thông hãy hành động nhiều hơn nữa để chống lại những định kiến và tâm lý kỳ thị chủng tộc. Cách duy nhất để chống lại nạn phân biệt chủng tộc là phải cùng nhau đoàn kết và không ngừng lên án nó. 

Bà nói thêm: "Phân biệt chủng tộc do COVID-19 chỉ là một biểu hiện cụ thể của nạn phân biệt chủng tộc nặng nề đã tồn tại từ lâu tại Úc, nó cũng là hệ quả của phương pháp đưa tin sai lệch của truyền thông ".

Ngày 14-4, Stirling Hinchliffe, Bộ trưởng Các vấn đề Đa văn hóa bang Queensland, tuyên bố rằng một số vụ việc phân biệt chủng tộc xẩy ra tại bang của ông là do "một số nhóm cực hữu tiến hành, chúng lợi dụng tình trạng dịch bệnh để tấn công một số bộ phận trong cộng đồng của chúng ta". 

Còn Thủ tướng Úc, Scott Morrison đã lên án mọi hành vi thù nghịch với cư dân gốc Trung Quốc nói riêng và cư dân châu Á nói chung, ông nói: "Cộng đồng người Úc gốc Trung Quốc đã có những hành động thiết thực để bảo vệ nước Úc rất sớm từ khi xảy ra đại dịch COVID-19". 

Thủ tướng Morrison nói với  đài truyền hình SBS: "Đại dịch đã nổ ra ở Vũ Hán, đó là điều đã xảy ra, nhưng điều này không có nghĩa là đại dịch này... mang đặc trưng của một quốc gia hay một điều gì khác. Đó chỉ là nơi khởi đầu của một đại dịch".

Dương Quốc Tuệ (tổng hợp)

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文