"Điểm hẹn" của những phụ nữ bị bắt cóc, tấn công tình dục ở Uganda

17:52 16/07/2018
Tại thị trấn Gulu, miền bắc Uganda, một nhóm phụ nữ tập trung trên sân thượng một tòa nhà cùng nhau làm bánh và trò chuyện về mọi thứ dưới cái nắng chói chang. 

Cả cả tiếng cười và những giọt nước mắt trong những câu chuyện của họ. Đó là những người phụ nữ bị ám ảnh bởi quá khứ từng bị bắt cóc, tấn công tình dục hay bạo lực.

"Chúng tôi vẫn là một phần của thế giới này"

Cơ sở làm bánh do "Golden Women Vision" - một tổ chức cộng đồng tự nguyện được thành lập vào năm 2011 điều hành. Mục tiêu lớn nhất của "Golden Women Vision" là "cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến ở khu vực phía bắc Uganda". 

Đến nay, Golden Women Vision có 61 thành viên là những góa phụ, mẹ đơn thân (một số có con bị bắt cóc và chưa được tìm thấy), những người sống sót sau khi bị lạm dụng, bắt cóc và những người bị thương tật vì súng đạn.

Scovia Apiyo cho hay, cô cảm thấy hạnh phúc khi làm việc tại cơ sở làm bánh do "Golden Women Vision" điều hành.

Một trong số đó là Scovia Apiyo. Cô từng bị quân nổi dậy bắt cóc cùng với em gái sinh đôi khi mới 9 tuổi. Cô bị giam giữ 8 tháng trước khi trốn thoát, rồi lại tiếp tục bị bắt, giam giữ lại trong một năm. Sau đó, Scovia Apiyo bị một người đàn ông lạm dụng tình dục. "Anh ta 35 tuổi trong khi tôi mới 12. 

Tôi không có lựa chọn nào khác. Tuổi thơ của tôi bị chi phối bởi hai dòng cảm xúc là sợ hãi và đói khát", Scovia Apiyo nói. Scovia Apiyo sinh năm 1990 - thời điểm mà cuộc nội chiến lan rộng ở miền bắc Uganda. Cô được nuôi dưỡng trong một trại tị nạn do chính phủ thiết lập. Cô và gia đình thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu lương thực. 

Sau khi được giải cứu vào năm 2003, lần đầu tiên Apiyo được đến trường nhờ sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương. Sau đó, cô kết hôn nhưng cuộc hôn nhân nhanh chóng tan vỡ vì người chồng nói rằng, không thể chung sống với phụ nữ từng bị bắt cóc và cưỡng hiếp.

Magret Aneno, mẹ của hai đứa con, từng bị bắt cóc khi mới 11 tuổi. Cô bị mất một cánh tay vì bom đạn trong cuộc nội chiến. "Không dễ dàng để học làm bánh với một cánh tay nhưng tôi không có lựa chọn khác. Tôi vẫn cảm thấy bị tổn thương. Phụ nữ khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị trong xã hội nhưng đến đây, tôi cảm thấy mình vẫn còn giá trị và được đồng nghiệp chấp nhận", Aneno nói tron nước mắt.

Scovia Apiyo cho hay, cô và nhiều phụ nữ khác cảm thấy hạnh phúc khi làm việc tại cơ sở làm bánh do "Golden Women Vision" điều hành. Họ làm việc cực kỳ chăm chỉ, tận dụng mọi thời gian để đến cửa hàng làm bánh. 

Khách hàng đặt bánh nhiều nhất phục vụ sinh nhật và đám cưới. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu về trang trí đám cưới tăng, cửa hàng đã mở rộng dịch vụ kinh doanh sang một số lĩnh vực khác như trang trí hoa tươi, phông, rèm, rạp đám cưới. 

"Chúng tôi làm bánh và đến trang trí các bữa tiệc. Chúng tôi vui vì được tương tác với mọi người. Chúng tôi vẫn là một phần của thế giới này", Scovia Apiyo nói.

Phụ nữ bị tổn thương luôn sống trong sự ám ảnh từ quá khứ

Sylvia Acan, 39 tuổi, mất em gái và cha mẹ trong cuộc xung đột, phát hiện mình có thai sau khi bị hãm hiếp năm 17 tuổi. Cô không có sự lựa chọn nào khác nên buộc phải kết hôn với kẻ tấn công mình. Sylvia Acan là người đồng sáng lập của "Golden Women Vision".  

Sylvia Acan cho biết, phụ nữ khi đăng ký tham gia học làm bánh phải trả khoản lệ phí là 3 USD. Cửa hàng kiếm được từ 1 - 14 USD cho mỗi chiếc bánh và các dịch vụ trang trí khác.

Sylvia Acan cho biết thêm, một nghiên cứu năm 2014 cho hay, 90/97 phụ nữ sống sót sau bạo lực tình dục và xung đột cho biết, vẫn phải đối mặt với nỗi ám ảnh trong quá khứ. Giải pháp tốt nhất là giúp những cô gái có công việc với nguồn thu nhập ổn định để họ cảm thấy có ích cho xã hội.

Ở miền bắc Uganda, cuộc xung đột giữa chính phủ và quân nổi dậy kéo dài khoảng 20 năm cho đến khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2006. Cuộc nội chiến đã dẫn đến việc di cư của khoảng 1,8 triệu người, 66.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị bắt cóc, sử dụng làm binh lính, nô lệ tình dục. Ước tính, khoảng 10.000 người vẫn bị mất tích. Nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân bị bắt cóc, góa phụ, mẹ đơn thân.

Cuộc xung đột và hậu quả của nó cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội gia trưởng truyền thống ở Uganda. Phụ nữ ở Uganda dễ trở thành nạn nhân bị bạo lực gia đình, chiếm đoạt đất đai (rất khó để thực thi quyền của phụ nữ đối với việc sở hữu đất đai ở Uganda). Phụ nữ ít có điều kiện đi học, tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ cao.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文