Ép trẻ kết hôn để giải quyết mâu thuẫn cá nhân ở Pakistan

08:10 01/06/2017
Tờ GlobalPost đưa tin, nạn ép trẻ em kết hôn để giải quyết mâu thuẫn cá nhân và nợ nần vẫn đang diễn ra phổ biến ở Pakistan. Ứớc tính, 21% phụ nữ ở Pakistan kết hôn trước 18 tuổi, phần lớn là bị ép buộc.


Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng, vấn nạn này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội và Chính quyền Pakistan cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa.

Quyền lực của hội đồng trưởng lão Jirga

Một hội đồng trưởng lão (thường gọi là Jirga) ở Jacobabad, Pakistan đã yêu cầu Muhammad Hashim Khoso nộp khoản tiền phạt 12.500USD, đồng thời phải cho hai con gái là Fehmida, 8 tuổi và Sughra, 2 tuổi kết hôn với con trai của người phụ nữ mà anh trai của Hashim ngoại tình.

Những cô dâu nhí trong một lễ cưới tập thể ở Peshawar, Pakistan.

"Tôi là người lao động nghèo. Gia đình tôi không có tài sản nào đáng giá. Tôi sắp mất con gái vì lý do không phải lỗi của tôi. Anh trai tôi ngoại tình thì tại sao tôi và những cô con gái vô tội của mình phải chịu tội thay?", Hashim nói.

Hashim và hai con gái đã gặp may khi một tờ báo địa phương phát hiện sự việc và trình báo lên Tòa án Tối cao Pakistan. Cảnh sát đã bắt ba thành viên của jirga. Hashim không phải nộp tiền phạt và hai con gái không buộc phải kết hôn sớm.

Sự việc của gia đình Hashim chỉ là một trong hàng trăm sự cố buộc trẻ em kết hôn để giải quyết mâu thuẫn (thường gọi là vani, swara hay sangchatti) xảy ra hàng năm ở miền Trung Pakistan.

 Được biết, đây là hủ tục đã tồn tại hơn 400 năm ở Pakistan. Gần đây, tòa án cũng kịp ngăn chặn một vụ việc tương tự xảy ra ở Ghotki, miền Trung Pakistan sau khi Ali Hassan Mazari báo cáo với chính quyền rằng, hội đồng jirga đang ép con gái anh kết hôn với con trai của người có mâu thuẫn với gia đình anh.

"Hội đồng jirga phán quyết rằng, nếu tôi không trả số tiền phạt 4.600USD thì con gái tôi sẽ phải kết hôn", Mazari nói.

Trong một trường hợp khác, jirga ở khu vực thung lũng Neelum, gần biên giới Ấn Độ đã ra lệnh buộc gia đình cho bé gái 3 tuổi kết hôn với cậu bé 9 tuổi để giải quyết tranh chấp giữa hai ông bố. Mohammad Younis cáo buộc Muhammad Aurangzeb đã ngoại tình với vợ mình và nếu muốn tha thứ, Aurangzeb phải đưa 4.700USD cho Younis.

Khi các thành viên của hội đồng jirga tập trung để đưa con gái của Aurangzeb đến kết hôn với con trai của Younis thì cảnh sát địa phương xuất hiện. 15 người tham gia vào vụ việc đã bị bắt giam.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội

Dựa trên hồ sơ của cảnh sát địa phương cũng như thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại, vani đang gia tăng và vấn đề này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Vani là bất hợp pháp ở Pakistan nhưng những người tham gia vào hoạt động này hiếm khi bị truy tố.

Các phán quyết của Jirga không được ghi lại và người dân thường không thừa nhận đã chứng kiến hoặc tham gia vào sự việc. Tuy nhiên, ở một số cộng đồng nông thôn bảo thủ, phán quyết của jirga được coi là luật trên thực tế.

Pakistan đã ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nhưng việc thực thi cam kết cấm hôn nhân trẻ em hiếm khi được tôn trọng. Nhóm nhân quyền "Girls Not Brides" cho biết, Chính phủ Pakistan không cung cấp số liệu thống kê cụ thể về tình trạng hôn nhân trẻ em. Phần lớn trẻ em kết hôn sớm sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa của đất nước.

21% phụ nữ ở Pakistan kết hôn trước 18 tuổi, trong đó không ít trường hợp bị ép buộc kết hôn.

Samar Minallah Khan, nhà nhân chủng học và nhà làm phim tài liệu có trụ sở tại Islamabad nói rằng, từ tháng 1-2016 đến nay ít nhất 28 trường hợp vani đã được ghi nhận nhưng số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều. "Trước đây, vani được coi như một truyền thống, phong tục nhưng bây giờ, nhận thức của mọi người đã thay đổi. Họ biết rằng, đó được xem như tội phạm hình sự nên tiến hành kín đáo hơn", Khan nói.

Thực tế cho thấy, Pakistan đã tích cực hơn trong việc ngăn ngừa vani. Khan nói rằng, sự can thiệp của Chính phủ có lẽ là cách duy nhất để giải quyết jirga và vani. Tuy nhiên, một số người cho rằng, Pakistan nên cẩn trọng khi can thiệp vào hoạt động truyền thống của các bộ tộc.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文