Giấc mơ an cư ngày càng xa với nhiều người

20:46 11/12/2020
Cách đây không lâu, Công ty nghiên cứu bất động sản CBRE đã công bố khảo sát giá nhà tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mức giá nhà trung bình hiện nay lần lượt là 2.500 USD/m2 và 1.500 USD/m2. Trong khi đó, một nghiên cứu của Công ty Nielson mới đây cho thấy có khoảng 80% hộ dân đang sinh sống ở hai thành phố lớn này, có mức thu nhập bình quân hàng tháng chỉ trên dưới 15 triệu đồng (tương đương 700 USD/tháng).


Còn trong báo cáo thị trường nhà ở quý III/2020, Savills Việt Nam cho biết, thị trường nhà ở đang đối mặt với sự nhạy cảm về giá, ở khu vực ngoài vành đai ba cũng đã có giá tới 60 triệu đồng/m2. Với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm nay khoảng 2.750 USD/người (gần 64 triệu đồng/người), giá nhà đang vượt quá xa thu nhập đại đa số người dân. Cơ hội mua căn hộ 1 tỉ đồng đang dần "biến mất" với những người trẻ.

Còn theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh, căn hộ trung cấp 2 phòng ngủ có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân. Các hộ gia đình, cá nhân hiện chỉ có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm. Cũng theo HoREA, căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25-30 triệu đồng/m2) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP Hồ Chí Minh trong hai năm qua.

Với chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại, chi trả cho y tế, giáo dục... tại các đô thị lớn khá đắt đỏ như hiện nay, thì sau khi trừ đi các khoản phải chi trả hàng tháng thì rõ ràng việc tiết kiệm tiền để có thể thực hiện được giấc mơ sở hữu nhà đối với không ít gia đình là khá khó khăn. Chính vì vậy, dù nhu cầu thực sự của người dân rất cao và nguồn cung ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, nhưng mua được nhà chưa bao giờ là dễ dàng khi giá nhà tại Việt Nam cao hơn từ 20 - 25 lần so với thu nhập trung bình của người dân khiến việc sở hữu khó khăn dù nhu cầu thực tế cao.

Theo tính toán, đến năm 2020, cả nước cần tăng khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. Trong khi hiện cả nước đã xây dựng được 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội; trong đó, nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị là 2,8 triệu m2 và công nhân khu công nghiệp trên 2,3 triệu m2. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn thấp so với yêu cầu bởi mới giải quyết được 41,5% so với tổng nhu cầu 12,5 triệu m2.

Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo; trong đó, có một số giải pháp đã thực hiện. Trước hết, chúng ta đã ban hành quy chuẩn quốc gia quy định diện tích căn hộ tối thiểu khép kín là 45m2. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà đầu tư, bố trí các căn hộ trong các dự án xã hội nói chung cũng như các dự án xây dựng các nhà ở khác tại đô thị.

Chính phủ cũng đã quan tâm, bố trí 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho người dân vay mua nhà ở xã hội. Một số địa phương cũng đã quan tâm, đầu tư hạ tầng, bố trí quỹ đất và thực hiện một số chính sách ưu đãi riêng của địa phương để phát triển quỹ nhà này.

"Dẫu vậy, chúng tôi nhận thấy cần xử lý thêm một số giải pháp căn cơ. Đó là rà soát, bổ sung hoàn chỉnh các loại quy hoạch, nhất là quy hoạch 1/500 tại các đô thị để tạo điều kiện phê duyệt dự án, cấp phép dự án nhà ở xã hội; bố trí đủ quỹ đất. Hiện nay, nhu cầu nhà ở xã hội ở các địa phương rất nhiều, nhưng chưa bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội", ông Hà nói.

Người xưa có câu "an cư mới lạc nghiệp". Ai cũng muốn có một chỗ để an cư bởi chỉ khi có một chỗ ở yên ổn thì mới có thể yên tâm làm việc. Tuy  nhiên, để giúp người dân có cơ hội mua nhà phù hợp với thu nhập thì cần có chính sách điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp như hướng dòng tín dụng vào đối tượng người mua nhà, cho người dân vay mua nhà với gói lãi suất thấp, phát triển nhà ở xã hội...

Tuy nhiên, các chính sách này cần có thời gian mới phát huy được tác dụng, vì thế người dân vẫn mong mỏi chính sách sớm trở thành hiện thực.

Tân Lương

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文