Indonesia:

Đổi vỏ chai nhựa dùng rồi lấy vé xe buýt

08:15 09/12/2018
Surabaya – thành phố lớn thứ 2 của Indonesia đã đưa ra một cách mới để khuyến khích người dân tái chế chất thải. Đó là cung cấp các chuyến xe buýt miễn phí để đổi lấy chai nhựa đã qua sử dụng. Đáng chú ý là ý tưởng này đã được một số quốc gia thực thi, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.


Chương trình này đã được chính quyền thành phố Surabaya thực hiện từ tháng 4 và cho thấy kết quả khá tốt. Theo đó, hành khách có thể đi xe buýt màu đỏ trong thành phố bằng cách thả chai nhựa tại các thiết bị đầu cuối hoặc trực tiếp “trả tiền” một giá vé bằng vỏ chai. Mỗi vé xe buýt hai giờ tốn 10 chai nhựa nhỏ hoặc 5 chai nhựa to (tuỳ thuộc vào kích thước trọng lượng của chúng”.

Chính quyền thành phố Surabaya đang hy vọng hành động này sẽ giúp họ đạt được mục tiêu đầy tham vọng về việc giảm lượng rác thải nhựa để tái chế vào năm 2020. Đến nay, Surabaya - thành phố nằm ở mũi phía đông của Java, là nơi đầu tiên ở Indonesia thực hiện kế hoạch này và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. "Rác, giống như chai nhựa, chồng chất trong khu phố của tôi.

Người dân Surabaya rất hào hứng với ý tưởng đổi vỏ chai nhựa dùng rồi để lấy vé xe buýt.

Vì vậy tôi mang nó đến đây để môi trường không chỉ sạch hơn mà còn giúp giảm bớt khối lượng công việc của những người thu gom rác", Linda Rahmawati – một cư dân Surabaya nói. Một cư dân khác tên là Sulastri – một cái tên khá quen thuộc ở Indonesia cho biết: “Chúng tôi có thể giảm lượng rác thải để không bị chồng chất ở nhà vì chúng tôi có thể tận dụng chúng một cách tốt”.

Thống kê của thành phố Surabay cho thấy 15%, hay gần 400 tấn, chất thải hàng ngày ở đây là nhựa. Và bằng việc đổi vé xe buýt, mỗi chiếc xe buýt có thể thu thập tới 250kg chai nhựa mỗi ngày, hoặc khoảng 7,5 tấn trong một tháng. Sau khi thu thập, nhãn và nắp chai được lấy ra khỏi chất thải và nó được bán đấu giá cho các công ty tái chế.

Tiền kiếm được từ cuộc đấu giá được hướng tới việc đầu tư cho điều hành các hoạt động xe buýt và tài trợ cho không gian xanh trong thành phố. Irvan Wahyu Drajad, người đứng đầu bộ phận giao thông của Surabaya cho biết: “Indonesia là một trong những nước có chất thải nhựa lớn nhất thế giới và thông qua sáng kiến này, chúng tôi hy vọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến rác thải”.

Hơn nữa, Indonesia, một quần đảo của hàng ngàn hòn đảo, được ước tính là nước có đóng góp lớn thứ hai trên thế giới về chất thải nhựa trong các đại dương (chỉ sau Trung Quốc), theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Science. Quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới này cũng là nơi có diện tích rừng mưa nhiệt đới rộng lớn nhất châu Á, và đang phải vật lộn với giao thông bị quá tải ở các thành phố.

Vì vậy, việc dùng vỏ chai nhựa dùng rồi để đổi lấy vé xe buýt được coi là hành động vừa có lợi cho môi trường, vừa giúp tăng lượng người sử dụng phương tiện công cộng, giảm ách tắc giao thông vì sự quá tải của các phương tiện cá nhân.

Được biết, tại Hội nghị lần thứ 24 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 24) đang diễn ra tại thành phố Katowice, Ba Lan, các chuyên gia về môi trường đã gửi một bản báo cáo lên Liên Hợp Quốc cho thấy, mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu.

Rác thải nhựa chiếm 10% tổng lượng chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta.

Những chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một.

Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy cần từ 500 - 1.000 năm.

Mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương. Theo các chuyên gia, với mức độ sử dụng như hiện nay, sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.

Linh Oanh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文