Kenya áp đặt luật “khắc nghiệt nhất” về túi nhựa

15:47 30/10/2017
Người Kenya sản xuất, bán hoặc thậm chí sử dụng túi nhựa sẽ có nguy cơ phạt tù đến 4 năm hoặc phạt tiền 40.000 đôla kể từ tháng 9 năm nay, khi một đạo luật nghiêm khắc nhất thế giới nhằm giảm ô nhiễm nhựa có hiệu lực.

Quốc gia Đông Phi này ghi tên vào danh sách hơn 40 quốc gia khác đã cấm, cấm một phần hoặc đánh thuế các túi nhựa dùng một lần, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Rwanda và Ý.

Nhiều túi nhựa trôi dạt ngoài biển, trùm lên những chú rùa, khiến chim biển chết ngạt và làm đầy dạ dày cá heo và cá voi bằng chất thải cho đến khi chết do đói.

Habib El-Habr, một chuyên gia về rác biển làm việc với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc ở Kenya, nói: "Nếu chúng ta tiếp tục như thế này, vào năm 2050, chúng ta sẽ có nhiều chất dẻo trong đại dương hơn cá”.

Các túi nhựa, mà El-Habr cho rằng phải mất từ 500 đến 1.000 năm để phân hủy, cũng nhập vào chuỗi thức ăn của con người thông qua cá và các động vật khác. Tại các cơ sở giết mổ của Nairobi, không ít con bò đem giết thịt để phục vụ cho con người có tới mấy chục túi nilon trong dạ dày.

"Đây là điều mà chúng tôi đã không thấy cách đây 10 năm, nhưng hiện nay chúng tôi trông thấy hầu như hàng ngày", bác sĩ thú y hạt Mbuthi Kinyanjui cho biết khi ông nhìn những người đàn ông mặc đồng phục màu trắng vứt đi những túi nhựa vừa lấy ra từ dạ dày của các xác bò.

Du khách không được dùng túi nhựa khi đến Kenya.

Luật của Kenya cho phép cảnh sát đi theo sau bất cứ ai thậm chí mang theo một túi nhựa. Tuy nhiên, bà Judy Wakhungu, Bộ trưởng Môi trường Kenya, cho biết việc thực thi ban đầu chỉ hướng tới các nhà sản xuất và nhà cung cấp. Bà Judy cho biết, phải mất 3 lần nỗ lực trong 10 năm Kenya mới có thể ban hành lệnh cấm này, và không phải ai cũng ủng hộ nó.

Theo Samuel Matonda, phát ngôn viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất Kenya, sẽ có 60.000 việc làm bị mất và 176 nhà sản xuất phải đóng cửa, bởi Kenya là nước xuất khẩu chính các túi nhựa cung cấp cho khu vực.

"Các hiệu ứng sẽ rất nghiêm trọng", ông Matonda nói. “Nó thậm chí sẽ ảnh hưởng đến những người bán rau ở chợ vì họ không biết khách hàng của họ sẽ mang về nhà như thế nào".

Các chuỗi siêu thị lớn ở Kenya như Carrefour và Nakumatt của Pháp đã cho khách hàng những túi vải để lựa chọn.

Anh Khoa

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ và các đơn vị liên quan”. Trong vụ án này có 23 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và hàng loạt cựu giám đốc các bệnh viện về tội “Nhận hối lộ”.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Ông Nguyễn Thanh Hoài (SN 1979, thường trú ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) tìm đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực ĐBSCL đóng tại TP Cần Thơ trình bày bức xúc vì gia đình ông bị một việc “từ trên trời rơi xuống”, là buộc phải bán 113,7m2 đất cho hàng xóm dù gia đình không có nhu cầu. Ngày thi hành án cưỡng chế theo bản án là ngày 14/5/2025.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Hôm nay (13/5), Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thế Hùng và 43 đồng phạm trong vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.