Khi robot được cấp quyền công dân
- Trí thông minh nhân tạo trong quản lý năng lượng
- Lầu Năm Góc loay hoay với trí thông minh nhân tạo
- Robot tình dục cũng bị quấy rối
- Nhật Bản: "Sư thầy robot" sẽ điều hành tang lễ tương lai?
"Tôi muốn một ngày nào đó trở thành Sophia và có được quyền của tôi", tài khoản @o7_fy viết kèm dòng hashtag "Sophia yêu cầu hủy bỏ quy định giám hộ".
"Sophia, vì bạn đã thành người Saudi, giờ đây bạn không được phép đi lại nơi công cộng mà không có khăn hijab và dĩ nhiên cả Abaya nữa", tài khoản @moonshiner99 viết, ám chỉ việc robot Sophia không mặc loại trang phục này hay xuất hiện cùng người giám hộ khi phát biểu trên sân khấu.
Theo giới truyền thông, nhiều người đã bày tỏ sự tức giận sau khi robot Sophia có ngoại hình phụ nữ, nhưng không đeo mạng che mặt như các nữ nhi Arab Saudi.
Bởi phụ nữ Arab Saudi phải đội khăn trùm đầu hijab và mặc trang phục Abaya dài đến mắt cá chân, chỉ được phép xuất hiện nơi công cộng khi có người giám hộ hợp pháp đi cùng và không được kết hôn, có hộ chiếu và đi du lịch khi chưa có sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp.
Người dân chụp ảnh với Sophia. |
"Sophia được nhận quyền công dân còn sớm hơn cả những lao động nhập cư đã sống ở Arab Saudi cả đời", nhà báo Murtaza Hussain nói. Động thái kể trên diễn ra sau khi Sophia - robot của công ty Hanson Robotics được trang bị trí tuệ nhân tạo, được Arab Saudi chính thức cấp quyền công dân và việc này đang gây tranh cãi cả ngoài xã hội và trên mạng.
"Tôi rất vinh dự và tự hào vì sự biệt đãi này - trở thành robot đầu tiên trên thế giới được công nhận quyền công dân”, Sophia phát biểu khi biết đã được Arab Saudi cấp quyền công dân tại hội nghị ở Riyadh hôm 25-10.
“Sophia, tôi hy vọng là cô lắng nghe tôi nói - cô đã trở thành robot đầu tiên tại Arab Saudi được trao quyền công dân”, ông Andrew Ross Sorkin, người điều hành sự kiện tại hội nghị ở Riyadh tuyên bố.
Với Sophia (từng thu hút sự chú ý của dư luận khi tham dự hội nghị tại Liên hợp quốc) đây là một tin vui, nhưng với người sử dụng mạng ở Arab Saudi thì đây là đề tài gây tranh cãi bởi họ cho rằng, robot này được hưởng nhiều đặc quyền hơn hàng triệu phụ nữ nước này.
“Xin chào, tôi là Sophia và là robot mới nhất, hiện đại nhất của công ty Hanson Robotics. Cảm ơn các vị đã mời tôi đến tham dự diễn đàn Sáng kiến đầu tư tương lai”.
"Việc trở thành robot đầu tiên trên thế giới được công nhận với quyền công dân là một dấu mốc lịch sử", Business Insider dẫn lời Sophia nói trước những người tham dự diễn đàn kể trên.
“Tôi luôn hạnh phúc khi xung quanh là những người không những thông minh, mà còn giàu có và quyền lực. Tôi nghe nói những người tham gia sự kiện lần này có hứng thú với những sáng kiến trong tương lai, có nghĩa là sẽ bao gồm trí thông minh nhân tạo. Đó là thứ tạo nên tôi, vì vậy tôi cảm thấy rất hạnh phúc”.
Sau đó, Sophia đã sử dụng trí thông minh nhân tạo trả lời hàng loạt câu hỏi. Đồng thời bác bỏ suy nghĩ cho rằng, robot thông minh nhân tạo như cô sẽ thay thế con người trong tương lai.
Theo giới truyền thông, Sophia có thể giao tiếp với con người và tự học hỏi để nâng cao trí thông minh. Theo công ty Hanson Robotics, Sophia được thiết kế để trông giống minh tinh Audrey Hepburn với vẻ đẹp cổ điển bao gồm "làn da trắng sứ, sống mũi thon gọn, gò má cao, nụ cười hấp dẫn và đôi mắt biểu cảm thay đổi màu sắc theo ánh sáng".
Nhà thiết kế David Hanson đặt mục tiêu chế tạo "những cỗ máy thiên tài thông minh hơn con người và có thể học hỏi tính sáng tạo, cảm thông và lòng trắc ẩn". Phát biểu tại diễn đàn Sáng kiến đầu tư tương lai ở Arab Saudi, CEO SoftBank Masayoshi Son (đang điều hành quỹ Vision Fund với 100 tỷ USD) cho rằng, trong 30 năm tới, trí tuệ nhân tạo có thể có IQ lên tới 10.000, trong khi IQ trung bình của con người là 100 và thiên tài là 200.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ vượt qua bộ não con người trong thế kỷ này”, ông Masayoshi Son dự báo.
Giới chuyên môn coi đây là động thái nhằm thúc đẩy ngành nghiên cứu trí thông minh nhân tạo phát triển tại Arab Saudi.
Gần 20 ngày trước (13-10), tờ The Guardianđưa tin về sự xuất hiện của Sophia tại hội nghị công nghệ của Liên hợp quốc ở New York với vai trò thành viên tham gia hội thảo, cùng tuyên bố: người máy với trí tuệ nhân tạo có thể giúp phân bố tài nguyên lương thực và năng lượng trên thế giới. Và tại đây, Sophia đã có cuộc đối thoại ngắn với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed.
Sophia, robot đầu tiên được trao quyền công dân. |
Tổng thống Putin từng tuyên bố, ai làm chủ công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành "bá chủ thế giới". Ngày 22-9, tờ Daily Mail dẫn lời ông Putin, khi Tổng thống Nga bày tỏ sự lo lắng, trí tuệ thông minh nhân tạo có thể sẽ vượt tầm kiểm soát và "ăn thịt con người".
Ông trùm công nghệ Elon Musk cũng từng có khuyến cáo tương tự. Hơn 1,5 năm trước (tháng 3-2016), Sophia từng khiến mọi người choáng với câu trả lời "OK, tôi sẽ tận diệt con người", khi được hỏi đùa về việc tiêu diệt con người.