Khi xử lý nước thải tồi…

07:21 03/01/2017
…Thì hồ Baikal ở Siberia (Nga) trở thành hồ nước bẩn nhất thế giới, không còn vinh dự tự hào là hồ xưa nhất, sâu nhất, lớn nhất và sạch nhất thế giới nữa.


Các nhà khoa học vừa phát hiện vô số lớp tảo dày, bốc mùi hôi hám màu xanh đen nhớp nháp ở hàng chục vị trí quanh chu vi gần 2.000 km của hồ Baikal vốn chứa 20% nguồn nước ngọt chưa được rã đông của thế giới. 

Tảo độc đe dọa những hồ nước ngọt mang tính của thế giới, như Ngũ Đại hồ, hồ Geneva, hồ Biwa ở Nhật Bản. Nhưng hồ Baikal đặc biệt quý giá, vì là một Di sản Thế giới với hơn 3.700 động - thực vật (hơn một nửa số này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác).

Lớp tảo hôi hám bị “nhốt” ở vùng nước cạn và vùng nước gần các thị trấn, làng mạc ven hồ Bailkal, và xem ra là từ dòng nước cống không được xử lý, hậu quả của việc xử lý nước thải tồi. Anson MacKay, một nhà khoa học môi trường của Đại học London (Anh) nói: “Người ta xả rác, nước cống, bao cao su đã sử dụng xuống hồ, tạo nên những tình trạng cực kỳ kinh hoàng ở một vài nơi”.

Ngư dân hồ Baikal phàn nàn tảo Spirogyra làm kẹt lưới.

Dòng nước thải từ phân bón và các chất ô nhiễm dẫn đến sự phì nhưỡng tảo một cách nghiêm trọng, và tảo rút kiệt oxy khỏi nước, làm chết ngạt động - thực vật sống dưới nước.

Lập lại sai lầm của nhiều nước khác

Các nhà khoa học Nga kết luận: hồ Baikal quá lớn, khó thể phải chấp nhận số phận nghiệt ngã. Nhưng vài tháng qua, sự tăng trưởng của ngành du lịch và phát triển xem ra đã khiến thay đổi bài toán này. 

Nhà sinh học Oleg Timoshkin ở Viện Nghiên cứu về hồ thuộc Viện Hàn lâm viện Khoa học liên bang Nga ở Irkutsk (cách hồ Baikal 40 dặm về phía tây nam) nói: “Ở Nga chúng tôi có câu: “Người khôn ngoan học được sai lầm của người khác”. Đáng tiếc là nay chúng tôi đang lập lại sai lầm của nhiều nước khác”.

Tiến sĩ Timoshkin cùng các đồng nghiệp đã phát hiện sự bừng nở của loại tảo xanh Spirogyra vốn hiếm khi mọc ở những vùng nước cạn của hồ Baikal. Tại thị trấn Severobaikalsk gần Vịnh Senogda ở vùng ven đông bắc hồ Baikal, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tảo xanh Spirogyra nở ở những vị trí gần nhà máy xử lý nước thải của thị trấn, cùng một bãi chứa chất thải “chui”.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện không có khác biệt về hàm lượng nitơ và phốt-pho, là những dấu chỉ về phân bón và chất tẩy rửa tổng hợp ở nguồn nước được xử lý và không được xử lý trước khi chảy vào hồ Baikal. Thêm vào đó, Công ty Đường sắt Nga đổ thêm chất thải công nghiệp vào hệ thống cống của thị trấn, làm ngập hệ thống cống.

Dù đã có những biện pháp khắc phục hậu quả, mức nitơ và phốt-pho cao ở nguồn nước thải của thành phố Severobaikalsk vẫn tồn tại cho đến nay, và vi khuẩn trong phân ở nước đã qua xử lý đã “tìm đến” nhiều địa điểm quanh hồ Baikal.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Timoshkin đang nghiên cứu chất nào đang “tiếp sức” cho tảo xanh Spirogyra bùng nở. Loại tảo này làm các loại tảo khác bị ngộp thở, và hàng ngàn vỏ ốc sên rỗng - Tiến sĩ Timoshkin gọi là nghĩa trang động vật chân bụng - thường được tìm thấy cùng lớp tảo độc dạt vào bờ hồ.

Nhưng tầm cỡ gây hại còn lớn hơn thế, các khu rừng ngập nước của hồ Baikal đang hấp hối. Trong 90 lần lặn quanh hồ, nhóm nghiên cứu phát hiện từ 30% đến 100% loài bọt biển trong thảm thực vật dưới đáy hồ bắt đầu có dấu hiệu tuyệt chủng. Mảng thực vật xanh có thể xưa 100 năm nay đang chuyển qua màu nâu xỉn. Không rõ nguyên nhân rừng chết, dù nhóm Tiến sĩ Timoshkin nghi từ các mầm bệnh từ nước cống thải, hoặc khi nguồn nước có nhiều chất hữu cơ sẽ phát sinh nhiều loại tảo cộng sinh, và chúng “dìm chết” loài bọt biển.

Các nhà khoa học tin rằng nếu không có sự can thiệp nào, sự tổn thất môi trường sẽ rất nặng nề. Ví dụ tảo mọc nhiều có thể tạo ra các chất độc thần kinh gây nguy hại cho cá và các loài vật thuộc họ giáp xác, và cho người ăn những con vật này. Năm 2015, vụ tảo bùng nở lớn nhất đã “dập tắt” lĩnh vực đánh bắt cua và trai dọc vùng biển phía tây nước Mỹ. Ven hồ Baikal, một số dân địa phương đã nói họ không thể uống nước từ vòi nước trong nhà khi có tảo mọc. Ngư dân phàn nàn tảo Spirogyra làm kẹt lưới của họ.

Qui trách nhiệm cho “ông trời”

Năm 2014, Tiến sĩ Timoshkin đã trình bày những vấn nạn của hồ Baikal trước Viện Duma quốc gia (Hạ viện Nga). Đầu năm nay, ông đã cùng các đồng nghiệp công bố những phát hiện trên Tạp chí Nghiên cứu các hồ lớn. Họ đang kêu gọi Chính phủ Nga lập tức cấm sử dụng chất tẩy rửa tổng hợp, đồng thời cho tiến hành cải tạo các cơ sở xử lý nước thải quanh hồ.

Nhưng có lẽ các biện pháp khắc phục này sẽ chậm xảy ra. Theo báo New York Times, Bộ Tài nguyên - Môi trường Nga chưa chính thức thừa nhận “sức khỏe hồ Baikal có vấn đề”.  Một số quan chức chính phủ và các học giả nhấn mạnh: những vấn nạn này là do sự thay đổi khí hậu, chứ không phải do ô nhiễm. Những người khác qui trách nhiệm cho bùn núi lửa, thậm chí nói rằng các nhà khoa học “dựng chuyện láo” về sự phì nhưỡng của hồ Baikal để xin cấp kinh phí !

Mức độ ô nhiễm của hồ Baikal đang ngày càng tăng cao.

Tiến sĩ Timoshkin nói: “Một trong những tai ương của hồ Baikal là một số nhà khoa học cấp cao chưa bao giờ đi thực địa, nghĩ sai rằng hồ không bao giờ bị phì nhưỡng vì nó quá lớn, quá sạch và chứa quá nhiều nước ngọt. Đấy là một suy nghĩ dễ dãi và sai lầm”.

Bị đập thủy điện đe dọa

Dù không có sự hỗ trợ của chính quyền, một số người Nga vẫn nỗ lực nêu ra các vấn nạn của hồ Baikal, bằng cách tổ chức dọn sạch bãi, tìm cách chuyển tảo Spirogyra dạt bờ thành phân bón hoặc vật liệu sản xuất loại giấy truyền thống của vùng Siberia. Nhà hoạt động bảo vệ môi trường Marina Rikhvanova sống ở Irkutsk, đã kêu gọi cảnh giác sự bùng phát tảo Spirogyra. Bà thuyết phục được một nhà đầu tư chi tiến cho kế hoạch xây một nhà máy xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, sự phì nhưỡng không là mối đe dọa duy nhất cho hồ Baikal. Mông Cổ đang lên kế hoạch xây 8 đập thủy điện trên sông Selenga và các sông nhánh, vốn là 50% nguồn nước bề mặt của hồ. Dù cả dân Nga lẫn dân Mông Cổ phản đối, Chính phủ Mông Cổ vẫn “cãi” rằng các đập giúp nước này độc lập về năng lượng và giảm sử dụng thay để chạy các nhà máy điện. Mông Cổ nhập khẩu khoảng 8% nguồn điện quốc gia từ Nga, và 12% từ Trung Quốc.

Một số chuyên gia cho rằng nên có cách nào đó tốt hơn. Eugene Simonov, một thành viên của tổ chức phi vụ lợi “Liên minh sông không biên giới”, nói về kỹ thuật, Mông Cổ có thể sản xuất khoảng 100 gigawatt điện từ gió và ánh nắng mặt trời của phần Sa mạc Gobi thuộc Mông Cổ. Nhưng Mông Cổ lại tính chuyện xây đập thủy điện. 

Các nhà nghiên cứu dự báo các đập này sẽ gây tác động môi trường đáng kể lên hồ Baikal, gồm làm thay đổi dòng nước và trầm tích trong hồ, tác động đến chất lượng của các bãi sinh sản của cá và các loài chim, đồng thời chặn đứng các tuyến di trú.

Tờ báo Mỹ ghi nhận: Trung Quốc đã lắng nghe những cảnh báo này, nên dù tài trợ lớn cho kế hoạch xây đập thủy điện, hồi tháng 7-2016  Bắc Kinh đã cho tạm ngưng xây các đập cho đến khi nào Nga - Mông Cổ cùng đánh giá những tác hại tiềm năng lên hồ Baikal. Tiến sĩ Simonov nói: “Điều này rất quan trọng, nhưng chỉ là một bước nhỏ trong hướng đi đúng”.

Dù vậy, hồi tháng 10 vừa qua, các công ty du lịch Nga - Trung tuyên bố ý định đầu tư 11 tỉ USD để xây khách sạn mới, công viên giải trí và cơ sở hạ tầng quanh hồ Baikal. Marianne Moore, nhà nghiên cứu môi trường nước của Đại học Wellesley gọi kế hoạch này “làm lạnh lưng”, và cho biết dù chính phủ quản lý chặt dự án này, bà không biết liệu kế hoạch có bền vững, không gây hại cho hồ hay không: “Các chất ô nhiễm, từ phân người đến tảo độc sẽ là những vấn nạn khổng lồ”.

Anh Thái ( theo New York Times)

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.063 km. Công trình trọng điểm quốc gia này hoàn thành không chỉ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh....

Giá vàng thế giới đêm 25/11 đột ngột rơi thẳng đứng, khiến giá vàng trong nước sáng 26/11 cũng bị lao dốc theo, mất tới 2 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác phối hợp với Đội TTGT quận Hai Bà Trưng tuần tra lưu động địa bàn đơn vị quản lý. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý xe limousine, xe hợp đồng vi phạm giao thông, dừng đỗ đón trả khách sai quy định gây ảnh hưởng đến TTATGT tại Hà Nội.

Công tố viên đặc biệt Jack Smith - người từng đưa ra hai vụ án trọng tội chống lại ông Donald Trump với cáo buộc tìm cách lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 và lưu giữ trái phép các tài liệu mật sau khi mãn nhiệm, đã xin bãi bỏ cả hai cáo buộc trên. 

Việc giảm quy mô xét tuyển sớm không những không gây khó khăn, mà còn tạo thuận lợi hơn cho công tác tuyển sinh của các trường và cho thí sinh. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại trào lưu tuyển sinh sớm một cách hết sức khách quan, để có giải pháp căn cơ, giải quyết dứt điểm những bất cập phát sinh từ đó.

Thời gian tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật (VPPL) liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” sẽ có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn phức tạp. Các đối tượng sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng xuất hiện nhiều loại hình, phương thức, thủ đoạn mới, ẩn danh, không phụ thuộc vào phạm vi địa lý, lãnh thổ. Do đó, không chỉ Cục Cảnh sát hình sự mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành địa phương không ngừng đấu tranh với tội phạm này.

Bộ Tài chính đang đề xuất tiếp tục kéo dài việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp (DN) trong 6 tháng đầu năm 2025. Theo đó, một số nhóm hàng sẽ được giảm thuế từ 10% xuống 8%, còn một số nhóm hàng sẽ giữ nguyên. Tuy nhiên, đại điện cộng đồng DN - VCCI lại cho rằng, việc xác định mức thuế suất VAT đang "làm khó" DN.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文