Lướt trên ngọn sóng

19:22 15/05/2017
Cái cần nhất để phát triển du lịch Bình Thuận là gì? Giao thông - câu trả lời tưởng như từ một tỉnh miền núi cheo leo nào đó. Vùng biển du lịch đã nổi tiếng này nằm nơi bằng phẳng, có cuống ruột Quốc lộ 1A chạy qua,… sao lại cần giao thông tiên quyết đến thế?


Giao  thông, hạ tầng giao thông hóa ra là việc phải đi đầu đến hai bước mới có thể thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế xã hội nói chung. Để hưởng du lịch êm đềm mà phải trả giá chịu bị “tra tấn” trên đường tới là điều đắn đo của phần lớn du khách.

Khách nội địa thôi, từ TP Hồ Chí Minh đến cũng chỉ một khúc đường mà phải chạy xe mấy giờ, nghe đã ngại. Khách nước ngoài, nghe nói Phan Thiết, Mũi Né thì thích nhưng nghe phải mất vài giờ đường trên Quốc lộ 1A, cũng ngập ngừng. Sao không có cao tốc từ Sài Gòn ra, sao không có sân bay trực tiếp?

Có, sẽ có sân bay, sẽ hoài lâu nay, nhưng chưa thấy. Theo kế hoạch, năm 2017 này sẽ khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết, để đến năm 2019 hoàn thành. Nhưng lại hoãn, chờ làm lại thiết kế, không phải sân bay nội địa, tiến thẳng lên sân bay quốc tế lớn, trực tiếp đón du khách nước ngoài.

Vũng Rô.

Ừ thì chờ, thế cũng tốt, nhưng du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cứ tiếp tục phải xếp hàng chờ mũi nhọn giao thông. Câu chuyện nào với các doanh nhân cũng dẫn đến cái chốt cao tốc và chờ đợi nối với cao tốc từ TP Hồ Chí Minh? Cao tốc đã có đến Dầu Giây rồi, chỉ cần nối tiếp một khúc nữa là đến Phan Thiết bằng phẳng…

Mũi Né mới cách nay không lâu lắm chỉ là làng chài nhỏ ven biển. Năm 2000, nhiều người khắp nơi mò mẫm tìm, đổ xô đến chỉ để xem nhật thực. Đó là một lần hiếm hoi nhật thực được nhìn thấy từ nơi này. Dân làng chài lần đầu thấy “khách Tây”, và khách lần đầu đến, thấy xứ này biển trời yên ả, hoang dã, đồn nhau đến…

Từ dịp trời cho này, làng chài rũ bùn đứng dậy làm du lịch. 17 năm, từ ngơ ngác nay vẫn còn “bỡ ngỡ”, truyền thống chưa mấy dày dặn, chưa phát huy được hết thế mạnh để thành “con nhà nghề”…

Dân đi phượt xe máy ước mơ làm những chuyến chạy vòng quanh đất Việt dọc theo đường biển, vừa đi vừa nghỉ, thưởng thức thiên nhiên, nếm món địa phương. Phan Thiết nằm đúng chặng nghỉ, lại có cua huỳnh đế, ốc vú nàng, cá chình biển, cá mú đen, cá hồng biển… Biển thì có, nhưng chưa thấy những quán chuyên món này.

Vùng biển êm đềm này phù hợp với tuyến hàng hải, các cuộc đua thuyền buồm, các môn thể thao dưới nước, có thể móc nối để hội nhập.

Các nước chung quanh không có những vùng biển như thế này, các cuộc chơi lớn của thế giới thì ngại chưa đủ tầm, chưa đủ vốn. Một cuộc “dạo” thuyền buồm quốc tế được tổ chức tại Phan Thiết làm lộ ra nhiều khâu bất cập, thế là thôi luôn. Dám nghĩ đến đấy, nhưng không đủ lực làm tiếp, không vời được anh em “chống lưng”.

Không thi thố tầm quốc tế, ta về ta tắm biển ta. Quanh quẩn thế thôi, rồi có người nước ngoài tới đầu tư. Cũng không phải đầu tư gì ghê gớm, xuất phát chỉ là ham vui - ông Pascal, người Pháp, kể.

Ông là người đầu tiên mang môn lướt ván buồm, lướt ván diều vào vùng biển đầy gió này. Các môn thể thao nước bùng lên. Ván, buồm, diều được nhập về, các câu lạc bộ huấn luyện cấp tốc cho người chơi, lúc no gió thì tự phát đua với nhau…

Các loại hình du lịch không truyền thống đang mò mẫm. Khám phá biển, thể thao nước, đến nghỉ dưỡng, spa, trị bệnh…

Ðảo Phú Quý.

Khách đến khách đi, phụ thuộc trăm thứ, cả những thứ ngoài tầm tay. Du khách Nga, châu Âu từng đến nhiều, rồi họ đi vì kinh tế họ xuống. Nay loại khách này trở lại, nhưng dạt xuống từ Nha Trang, nơi khách Trung Quốc ào tới bát nháo theo những chuyến bay thẳng.

Thất thế vì thiếu sân bay, vùng biển Phan Thiết như nhà đẹp nằm trong hẻm cụt, chỉ hứng lại khách dạt từ các nơi khác.

Không trông chờ, ỷ lại các điều kiện khác, Tỉnh ủy Bình Thuận ra nghị quyết xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Phan Thiết thành đô thị du lịch, chỉ ra kế hoạch trong vài năm tới cần xây dựng hạ tầng vật chất tương đối đồng bộ, đến năm 2020 đưa tỉnh trở thành trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia, Mũi Né trở thành khu du lịch quốc gia, kéo đảo Phú Quý tiến tiếp.

Bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết: Tỉnh đã đề ra kế hoạch dài hơi thúc đẩy phát triển du lịch, theo đó đặt ra chỉ tiêu trong giai đoạn hiện nay mỗi năm Bình Thuận thu hút khách quốc tế tăng 10-12%, khách nội địa tăng 14%, phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch sẽ đóng góp 8-10% GDP của tỉnh.

Hưởng ứng kế hoạch phát triển, ngay sau hội nghị xúc tiến đầu tư do tỉnh tổ chức, 36 nhà đầu tư nước ngoài cam kết ký kết hợp tác đầu tư.

Tại biển Mũi Né, các cơ sở dịch vụ thuyền buồm, lướt ván, thể thao dưới nước phát triển với đầu tư và trực tiếp điều hành của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Pháp, Nga, Hàn Quốc…

Biển một bên, hoàng hôn rồi lại bình minh, các con thuyền, nào buồm, nào chèo, nào máy lướt sóng. Và cả những người nghiêng ngả khéo léo lướt trên ngọn sóng.

Hồng Nga

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文