Magnesit: Khoáng chất giải quyết biến đổi khí hậu

15:59 19/09/2018
Biến đổi khí hậu hiện gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với cuộc sống của chúng ta và đang là mối quan tâm chung của toàn thế giới.


Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường một nguồn khí cacbonic khổng lồ, các loại hóa chất độc hại, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác… đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

Với khả năng hấp thụ CO2 khỏi không khí, magnesit được cho là khoáng chất giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, magnesit là một loại magiê cacbonat - khoáng chất có trong tự nhiên - tạo thành khi magiê kết hợp với acid cacbonic – CO2 đã tan ra trong nước. Mỗi tấn magnesit có khả năng loại bỏ khoảng nửa tấn CO2 từ khí quyển, nhưng trên thực tế, tiến trình hình thành cũng như hút khí CO2 khỏi khí quyển của nó phải mất tới hàng ngàn năm.

"Rất nhiều carbon trên trái đất đã được lưu trữ trong các khoáng chất cacbonat, chẳng hạn như đá vôi", nhà địa chất học môi trường Ian Power của Đại học Trent ở Peterborough, Canada, trình bày nghiên cứu. “Trái đất biết cách lưu trữ carbon một cách tự nhiên và thực hiện điều này qua tích tụ địa chất. Nhưng giờ chúng ta đang thải ra rất nhiều CO2 mà trái đất không thể theo kịp được”.

Để tạo ra đá magnesite trong phòng thí nghiệm, ông Power và các đồng nghiệp đã đặt các ion magiê vào trong nước. Khi các ion magiê - nguyên tử có điện tích do sự tăng hoặc mất electron - được đưa vào nước để tạo ra magnesit, các phân tử nước tự chúng có xu hướng bao quanh các ion. 

“Lớp vỏ” của các phân tử nước cản trở khả năng liên kết với các ion cacbonat của magiê để tạo thành magnesit. "Thật khó để loại bỏ các phân tử nước", Power nói. "Đó là một trong những lý do tại sao magnesit hình thành rất chậm".

Để khắc phục vấn đề này, Giáo sư Power - người đứng đầu nghiên cứu mới tại Đại học Trent, Canada - và nhóm cộng sự của ông đã tìm cách tăng tốc quá trình hình thành khoáng chất này lên. Sử dụng hàng nghìn kính hiển vi polystyrene nhỏ, mỗi cái đường kính khoảng 20 micromet, làm chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng. 

Các microsphere được phủ bằng carboxyl, các phân tử có điện tích âm có thể kéo các phân tử nước ra khỏi magiê, giải phóng nó thành liên kết với các ion cacbonat. Nhờ có những siêu vi này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra magnesit chỉ trong 72 ngày. 

Và về mặt lý thuyết, các microsphere cũng sẽ có thể tái sử dụng. Cũng theo nhóm nghiên cứu, quá trình này được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ bình thường, tức sẽ rất tiết kiệm năng lượng nếu thực hiện trên quy mô lớn.

Ông Power nói: "Chúng tôi có thể sản xuất magnesit trong phòng thí nghiệm, song hiện đây chỉ là tiến trình thử nghiệm và sẽ mất nhiều thời gian để mở rộng quy mô sản xuất trước khi có thể chắc chắn rằng magnesit nhân tạo có thể được sử dụng trong quá trình cô lập carbon trong không khí".

Kết quả nghiên cứu mới này đã được trình bày tại Hội nghị địa hóa học Goldschmidt ở Boston ngày 14-8 vừa qua. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nghiên cứu mới này, một số nhà khoa học nói rằng nhóm nghiên cứu "lạc quan quá mức", còn một số thì cho rằng kết quả này là "một bước tiến lớn" trong giải quyết vấn đề khí hậu toàn cầu.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã xem xét bơm CO2 vào sâu bên trong trái đất, nơi nhiệt độ và áp suất cao có thể tăng tốc độ phản ứng của khí với một lớp đá phủ trên magiê mang tên olivin. 

Tuy nhiên, nhiều rào cản vẫn là vấn đề kinh tế khi đưa ra ý tưởng thương mại này, trong đó có việc tìm đúng vị trí để chèn CO2, để sản xuất một lượng lớn magnesit cũng như chi phí vận chuyển và lưu trữ cho khí đốt. Với nghiên cứu mới này, hy vọng bầu không khí của chúng ta sẽ sớm trở nên trong lành hơn.

Thu Hồng

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, rạng sáng 9/4, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, các cơ quan liên quan trong nước, các cơ quan chức năng của Myanmar và Thái Lan, đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn.

Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an TP Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong công tác điều hành, chỉ đạo và xử lý thông tin về an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô. Đây được xem là “bộ não” của lực lượng công an thành phố, nơi tiếp nhận, phân tích và đưa ra các chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt hôm 8/4 (giờ địa phương) xác nhận, Washington sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.

Ngày 9/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết vừa khởi tố bị can (cấm đi khỏi nơi cư trú), khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 cựu cán bộ Chi cục thuế huyện Ngọc Hiển về hành vi gây thất thoát ngân sách.

Những ngày đầu tháng 4 lịch sử này, nhiều đoàn cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức trên cả nước và các đoàn khách quốc tế đã tìm về với vùng “đất thép” anh hùng, thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới. Nhiều du khách đến đây để được hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, để được thắp nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ đã không tiếc máu xương của mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Để xử lý 11.034 cơ sở nhà đất dôi dư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trên toàn quốc, chuyên gia cho rằng chính quyền và các cơ quan chức năng cần chủ động vào cuộc, không thể kéo dài lãng phí nguồn lực khổng lồ này thêm nữa.

Mỹ và Iran cùng xác nhận sẽ tham gia đối thoại cấp cao ở Oman về chương trình hạt nhân của Tehran ngay trong tuần này, mở ra cơ hội hiếm hoi tìm kiếm một giải pháp chính trị giúp hạ nhiệt căng thẳng và qua đó giảm thiểu nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột trực diện giữa hai nước.

Đội tuyển U17 Việt Nam đang đứng trước cơ hội tự quyết tấm vé dự U17 World Cup ở lượt trận cuối vòng bảng giải U17 châu Á 2025. 

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã gặp các bác sĩ mang hai màu áo - những người đang công tác Trại tạm giam số , Công an TP Hà Nội, làm công việc đặc thù là chăm sóc các “bệnh nhân” là bị can, bị cáo, can, phạm nhân đang giam giữ, cải tạo. Để họ yên tâm cải tạo, ngày lại ngày, các bác sĩ mang hai màu áo vẫn lặng lẽ làm nhiệm vụ, chữa lành cả vết thương thể xác và tinh thần, giúp họ yên tâm cải tạo, làm lại cuộc đời…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文