Ngồi học… trên ngọn cây

07:46 08/12/2020
Giáo dục là nhân tố quan trọng, hết sức cần thiết của mỗi quốc gia và con đường dẫn đến tri thức của sự giáo dục rất dài phải có sự kiên trì nỗ lực mới có thành quả.


Trong tình cảnh dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang hết sức phức tạp và căng thẳng, những nơi công cộng không cần thiết đã bị đóng cửa, thậm chí trường học cũng buộc phải đóng cửa để phòng dịch, vì vậy nhà trường cần có những biện pháp để học sinh của mình không bị gián đoạn việc học hành, thi cử. Biện pháp tốt nhất chính là cho giáo viên dạy học trực tuyến tại nhà, chỉ cần có một thiết bị kết nối thông minh, học sinh có thể trong thời kì giãn cách xã hội vẫn không bị gián đoạn việc học tập.

Tại nước Nga, các trường học cũng áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến để học sinh không bị gián đoạn việc học. Các học sinh, sinh viên sẽ học tập y hết như thời điểm trước khi dịch bùng phát, chỉ có điểm khác biệt là họ không cần đến trường để gặp giáo viên mà sẽ gặp giáo viên qua các ứng dụng liên lạc trực tuyến. Alexei Dudoladov (21 tuổi) cũng là một sinh viên trong thời điểm COVID-19 bùng phát và thay vì đến trường học cậu phải ở nhà tiếp nhận kiến thức qua ứng dụng liên lạc trực tuyến.

Sẽ rất đơn giản và bình thường cho đến khi nơi của Alexei Dudoladov sống rất khó bắt được mạng Internet để học trực tuyến, cậu phải leo lên cây bạch dương cao 8m để vào ứng dụng liên lạc học trực tuyến. Alexei Dudoladov hiện đang là sinh viên thuộc Học viện Giao thông vận tải Omsk, trường học cách thủ đô Moscow (Nga) khoảng 2.225km đi về hướng đông. Từ giữa năm nay, các trường học tại Nga gần như phải đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Trường Học viện Giao thông vận tải Omsk mà Alexei Dudoladov đang theo học cũng phải đóng cửa, cậu phải rời kí túc xá và về nhà của mình ở ngôi làng nhỏ thuộc Siberia (Nga).

Trường Học viện Giao thông vận tải Omsk bắt đầu giảng dạy trực tuyến ngay sau khi tạm đóng cửa giãn cách xã hội, khác với bạn bè ở nhà học trực tuyến, thì chàng trai Alexei Dudoladov phải đi bộ hơn 300m đến khu rừng bạch dương để bắt mạng 4G nhằm học trực tuyến. Thời tiết tại Nga khoảng thời gian này đã có tuyết rơi, rừng bạch dương gần như trụi hết lá và phủ đầy tuyết, Alexei Dudoladov vẫn phải đến đây, leo lên cây bạch dương cao 8m, chịu tiết trời lạnh giá để truy cập vào ứng dụng học trực tuyến.

Ngày 13/11, có người đã đăng tải tấm ảnh Alexei Dudoladov đang học trực tuyến trong rừng bạch dương phủ đầy tuyết trắng. Trong bức ảnh, Alexei Dudoladov phải đi ủng, mặc đồ dày, đội mũ len và leo lên trên cây bạch dương cao 8m bị phủ đầy tuyết giữa trời lạnh giá để học trực tuyến. Khi tấm ảnh đăng tải đã được rất nhiều người quan tâm và chú ý.

Alexei Dudoladov cũng đã trao đổi với Thống đốc khu vực mình sinh sống là ông Alexander Burkov về những khó khăn mình mắc phải khi học tập trong mùa COVID-19 và mong nhận được sự khắc phục. Alexei Dudoladov cũng đăng video cận cảnh việc mình phải trèo lên cây bạch dương cao 8m giữa trời tuyết để bắt mạng Internet học trực tuyến, video của anh vừa đăng tải đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem trên trang mạng xã hội.

Alexei Dudoladov muốn gửi đến Thống đốc khu vực - ông Alexander Burkov rằng: "Cháu phải đi bộ trong trời tuyết hơn 300m để đến rừng bạch dương, trèo lên cây cao 8m để bắt sóng vào ứng dụng Zoom (ứng dụng liên lạc trực tuyến). Cháu phải vào Zoom để điểm danh với giảng viên, chứng minh rằng cháu không hề lười biếng trốn học. Cháu thắc mắc tại sao người thành phố có thể dùng mạng Internet ngay trong chính ngôi nhà của mình hoặc bất cứ đâu họ muốn, còn người dân ở vùng quê hẻo lánh như chúng cháu thì chỉ có thể bắt mạng Internet trên đường cao tốc, mái nhà hay trèo lên ngọn cây?".

Sau khi nhận được phản ảnh ánh của nam sinh Alexei Dudoladov, Sở Giáo dục và Đào tạo vùng Omsk đã nhanh chóng triển khai kế hoạch giải quyết. Sở Giáo dục và Đào tạo vùng Omsk tuyên bố rằng họ đang lên kết hoạch giúp đỡ nam sinh Alexei Dudoladov có thể học tập trong mùa COVID-19 và nỗ lực kết hợp với sở khác nhằm phủ sóng mạng Internet cho cả vùng Omsk.

Trước đó vào tháng 4 ở thị trấn Atiquizaya, EI Salvador (Tây Ban Nha) cũng nổi lên hình ảnh một nam sinh phải trèo lên cây ổi sau nhà để bắt sóng tham gia vào lớp học trực tuyến. Lãnh đạo vùng EL Salvador là ông Nayib Bukele cũng đã viết thư ca ngợi sự ham học của nam sinh, đồng thời ra sắc lệnh đề nghị Bộ trưởng Đổi mới Vladimir Handal tìm biện pháp khắc phục nhằm giúp đỡ nam sinh cũng như những học sinh khác. Sau đó, nam sinh này đã được tặng các thiết bị phát sóng wifi, máy tính và điện thoại di động cũng như đèn bàn để giúp đỡ cho việc học tập.

Ngọc Hà (tổng hợp)

Sau hơn 1 tháng trao đổi với chúng tôi về những vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu) thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 30/12/2024 ông Hà Tài Sáu, Giám đốc Phân hiệu đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề này…  

Ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Bùi Thanh Tùng và Phan Văn Tiến, là phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 170 BLHS.

Sáng 4/1, tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Ban Thanh niên CAND - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Đắk Lắk cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Về với buôn làng”.

Bà Hồ Ngọc Bích T. (ngụ TP Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính, do ghen tuông, tức giận, nóng vội nên đưa lên những hình ảnh nhạy cảm và nói khống đã 5 lần bắt gặp chồng và nữ nhân viên ngân hàng có mối quan hệ bất chính để mọi người xung quanh đồng tình, đứng về phía mình.

Gói thầu số 06, “Thi công xây dựng công trình và bảo hiểm công trình thuộc Dự án cầu và đường từ bản Uôn đi bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá” có vốn đầu tư khoảng 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình tham gia dự thầu, cả 3 công ty đều bị chủ đầu tư phát hiện có gian lận hồ sơ tham gia dự thầu.

Bất luận thời tiết không thuận lợi trong những ngày cuối năm, song để đảm bảo về đích đúng tiến độ, thông xe toàn tuyến qua địa bàn Hà Tĩnh trước ngày 30/4/2025, các nhà thầu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã tăng cường “3 ca, 4 kíp”, vượt nắng, thắng mưa để thi công trên công trường đảm bảo hiệu suất cao nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文