Người già ở Bờ Hồ

11:00 12/01/2015
Nếu phải tìm một không gian công cộng biểu trưng cho Hà Nội thì Bờ Hồ có lẽ là ứng cử viên sáng giá nhất. Không phải “Hồ Gươm” mà là “Bờ Hồ”, đó là khu vực xung quanh Hồ Gươm với vỉa hè, ghế đá, hàng rong… Khách du lịch vừa ngắm cảnh vừa chụp ảnh, người dân đi dạo, tập thể dục, hẹn hò. Trong số đó có nhiều người chỉ đến Bờ Hồ một lần, hoặc một vài lần trong năm vào những dịp đặc biệt, nhưng cũng có một số người hầu như ngày nào cũng ở đây.

Bờ Hồ đối với họ không còn là một địa danh mà đã trở thành cái gì thân thiết như chính nhà mình, là nơi gặp gỡ, nơi chia sẻ, và nơi để cảm thấy mình còn tồn tại. Họ là những người già ở Bờ Hồ.

Tất nhiên rồi! Người trẻ mấy ai có thời gian và cơ hội để ở Bờ Hồ hằng ngày, trừ khi họ ở đó vì kế sinh nhai. Quanh Bờ Hồ, ta có thể gặp những hình ảnh quen thuộc của người già Hà Nội, những người đang sống ở khu vực phố cổ, những người mà ngày ngày chỉ cần đi bộ là ra tới Bờ Hồ. Những người già ấy đem lại cho ta cảm giác rằng bất chấp tuổi tác và bệnh tật, họ vẫn đầy sức sống, vẫn yêu đời và sẵn sàng chia sẻ với ta những câu chuyện nho nhỏ của họ.

Có những cụ ông tóc bạc râu bạc, đội mũ phớt chống ba toong gợi lại ký ức về một Hà Nội xưa, ngồi vắt chân chữ ngũ trên ghế đá ven hồ đọc báo. Có nhiều cụ đến đây bằng xe đạp, cho nên hình ảnh một cụ già trầm ngâm ngồi trên ghế đá, bên cạnh là chú ngựa sắt cũ kỹ cũng trở thành quen thuộc với nơi đây. Một nhóm các cụ bà túm tụm lại buôn dưa lê chuyện nhà chuyện con cái, như một minh chứng hùng hồn cho câu nói “ba người phụ nữ và một con vịt thành một cái chợ”.  Một vài cặp vợ chồng già ngày ngày dắt nhau tới đây, đi một vòng coi như tập thể dục, rồi ngồi lại trên một chiếc ghế đá nào đó với những câu chuyện bâng quơ về quá khứ. Cũng có những người già đến đây với cháu, tận hưởng chút niềm vui dắt tay cô cháu hay cậu cháu đi loăng quăng quanh hồ, rồi mua cho cháu một cái kem Tràng Tiền hay món đồ chơi nho nhỏ. Nếu phải tìm ví dụ cho sự kết nối, chúng ta sẽ tìm thấy ở những hội, nhóm tự phát của người già nơi đây: nhóm ca hát, nhóm khiêu vũ, nhóm chơi cờ tướng, nhóm tập thể dục nhịp điệu... Và nếu phải tìm ví dụ cho sự cô đơn của người già, cũng lại có thể tìm thấy ở đây, trong những hình ảnh cụ già lẻ bóng không hiếm hoi mỗi ngày.

Những người già quanh Bờ Hồ rất tài hoa. Họ chụp ảnh, chơi ghi ta, kéo violon, họ vẽ tranh, họ hát và khiêu vũ. Khi họ “biểu diễn”, Bờ Hồ như trở thành một thứ ốc đảo bình yên, mặc cho dòng xe cộ hối hả ngay bên cạnh, mặc cho những âm thanh ồn ã và không khí bụi bặm của thành phố đông dân. Hình ảnh của những nghệ sĩ đường phố nghiệp dư này là một phần không thể thiếu được của nơi đây. Một cách cần mẫn và vô tư, họ làm nên thứ văn hóa rất “đô thị” của Bờ Hồ.

Cũng có không ít người già ở Bờ Hồ hằng ngày với những sinh kế quá sức nhọc nhằn với lứa tuổi của họ. Đó là cụ bà với gánh nước chè rong hay gánh báo rong, cụ ông với chiếc máy ảnh cũ kỹ trên tay trong vòng quay hối hả của cuộc mưu sinh. Nỗi lo âu thường nhật hằn lên gương mặt vốn đã già nua nhăn nhúm của những người già ấy.

Một điều thú vị là chính ở đây, có những gương mặt quen thuộc đến mức được gọi hoặc tự xưng là “vua Bờ Hồ”. Đó là một thầy giáo đại học về hưu đã lâu, sắm chiếc máy ảnh ngày ngày dạo quanh hồ để chụp ảnh, ông đã đi vòng quanh hồ không biết bao nhiêu lần, thuộc từng viên gạch, từng gốc cây, gắn bó với nơi này đến thành “vua”. Đó là một bà cụ suốt mấy chục năm hầu như ngày nào cũng mang bánh mì ra Bờ Hồ cho cá ăn. Đó là cụ ông “chuyên gia” xem tướng số cho người qua kẻ lại cạnh đền Ngọc Sơn, là một cụ ông khác chuyên khắc chữ lên bút và các đồ vật khác bên gốc đa Bờ Hồ, hay họa sĩ già vẽ tranh truyền thần đã hành nghề nơi đây mấy chục năm...

Trong những người già ấy, có người đã sống cả đời ở khu phố cổ, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, đã tham dự vào những biến cố trọng đại của thành phố này. Trong họ có cả một kho tư liệu lịch sử về Hà Nội, thứ lịch sử không được ghi lại trong sách vở, không được lưu giữ trong các viện bảo tàng, thứ lịch sử sống động và riêng tư, và cũng chính vì thế đã trở nên đắt giá.

Nhưng có lẽ thứ đáng được gọi là “vô giá” là lịch sử chính cuộc đời của họ, những mẩu chuyện nhỏ của vô số hoàn cảnh chẳng ai giống ai. Đằng sau mỗi mái tóc bạc, mỗi cặp kính lão là một câu chuyện riêng, là những niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau riêng. Mỗi câu chuyện ấy có lẽ xứng đáng trở thành đề tài cho cả một cuốn tiểu thuyết hay một bộ phim dài tập. Biết bao câu chuyện như vậy đã chìm lẫn trong bước chân của những người già quanh Bờ Hồ. Họ vui vẻ và cô đơn, họ sôi nổi và trầm lặng, họ phúc hậu và ghê gớm, họ làm nên không khí thân thuộc của cuộc sống quanh Bờ Hồ.

Khi còn nhỏ, chúng ta đã được học, được đọc và được nghe nói quá nhiều rằng Hồ Gươm là “trái tim của Thủ đô”. Là trái tim không phải vì nó nằm ở vị trí trung tâm mà vì nó chứa đựng tinh thần của Hà Nội. Và thứ tinh thần đó không hoàn toàn nằm ở những thứ đã được định danh và trở thành di tích như Tháp Rùa hay cầu Thê Húc, cũng không phải ở những biểu ngữ hay cờ hoa được treo nhan nhản nơi đây trong những ngày lễ tết hội hè, cũng chưa hẳn là ở kiểu phong cảnh”mẫu” của Hồ Gươm với làn sương khói, mấy nhành lá cây rủ xuống và xa xa có bóng Tháp Rùa. Cứ thử tưởng tượng một ngày nào đó đột nhiên những người già của Bờ Hồ đều biến mất, Hồ Gươm nổi tiếng sẽ còn lại những gì? 

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文