Nhật Bản tái thống trị môn võ Sumo

13:14 06/03/2017
Mặc dù đã diễn ra hơn 1 tháng, nhưng việc anh Kisenosato (tên thật là Yutaka Hagiwara) trở thành đô vật Nhật Bản đầu tiên giành danh hiệu Yokozuna (nhà vô địch sumo), thứ hạng cao nhất ở "đất nước mặt trời mọc" kể từ năm 1998, nhưng sự kiện này vẫn được bàn luận trong giới chuyên môn.

Bởi tuy là nơi sản sinh ra Sumo, nhưng trong nhiều năm, ngôi vị cao nhất của môn võ này lại không thuộc về người Nhật. Và người vừa giành ngôi vô địch Sumo là anh Kisenosato, bây giờ mới "đủ tư cách ngồi chung chiếu" với 3 đô vật có cấp bậc cao nhất hiện nay, đó là Hakuho, Harumafuji, Kakuryu, và họ đều đến từ Mông Cổ.

Cả 3 võ sĩ Sumo hàng đầu Nhật Bản (Hakuho, Kakuryu và Harumafuji) đã đón chào năm Đinh Dậu bằng màn trình diễn dậm chân (Dohyo-iri) tại ngôi đền Meiji nổi tiếng ở Tokyo. Đây là nghi thức truyền thống của tất cả võ sĩ Sumo trước khi chính thức bắt đầu giải đấu mới của năm 2017.

Hữu xạ tự nhiên hương

"Tôi sẽ cống hiến cho vai trò này, sẽ nỗ lực để không làm hổ danh Yokozuna. Tôi xin nhận vinh dự này và sẽ tập trung làm đúng với danh hiệu Yokozuna", anh Kisenosato đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 25-1, ngay sau khi được thăng cấp lên hàng vô địch. Việc này diễn ra sau khi anh Kisenosato giành chiến thắng tại giải đấu đầu tiên của năm 2017, hôm 22-1.

Kisenosato, nhà vô địch Sumo đầu tiên người Nhật Bản kể từ năm 1998.

Vừa là môn thể thao truyền thống, vừa là đặc sản của Nhật Bản, nên mỗi khi nói tới Sumo, người dân "đất nước mặt trời mọc" lại có chuyện để bàn. Nhiều người nói rằng, chiến thắng của anh Kisenosato đã kết thúc sự thống trị của các đô vật nước ngoài đối với Sumo, môn thể thao truyền thống của Nhật Bản.

Bởi từ sau sự kiện anh Wakanohana giành vương miện vô địch Sumo năm 1998 đến nay, danh hiệu cao quý Yokozuna đều thuộc về các đô vật Mông Cổ và Samoa.

Anh Yutaka Hagiwara (sinh ngày 3-7-1986) là đô vật đến từ Ibaraki, và bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp lần đầu tiên cách đây 15 năm (2002-2017). Mới 18 tuổi, nhưng Yutaka Hagiwara đã đạt đẳng cấp Makuuchi và giành thứ bậc Ozeki (Á quân Sumo) hơn 5 năm trước (tháng 1-2012).

Trong năm 2016, Yutaka Hagiwara hầu như bất bại và là đô vật đầu tiên làm được như vậy, tuy chỉ cao 1,87m và nặng 175kg. Và để giành danh hiệu Yokozuna, Yutaka Hagiwara đã phải trải qua 73 giải đấu khác nhau, nhiều hơn bất cứ một đô vật nào trong 90 năm qua.

Và người dân đất nước mặt trời mọc thực sự vui mừng khi có nhà vô địch Sumo đầu tiên trong gần 2 thập kỷ, kết thúc sự thống trị của đô vật nước ngoài đối với môn thể thao truyền thống của Nhật Bản. Kể từ năm 1750 đến nay mới chỉ có khoảng 100 võ sĩ giành danh hiệu Yokozuna.

Để giành vương miện Yokozuna, một võ sĩ Sumo phải leo từ cấp Juryo (được phép thi đấu 15 trận tại các giải chuyên nghiệp), lên nhóm Makuuchi. Theo quy định từ năm 2004 của Hiệp hội Sumo Nhật Bản, nhóm Makuuchi chỉ có 42 đô vật. Sau khi lên nhóm Maegashira, võ sĩ phải thể hiện mình tại nhóm Sanyaku.

Nhóm Sanyaku gồm 3 cấp Ozeki, Sekiwake và Komusubi tạo thành. Komusubi là danh hiệu dành cho võ sĩ Maegashira nào có từ 10 trận thắng trở lên, sẽ được trao Sekiwake nếu đô vật Komusubi nào có từ 10 trận thắng trở lên hoặc có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi một mùa giải.

Ozeki là danh hiệu phong cho các võ sĩ Sekiwake đoạt chức vô địch 3 mùa thi đấu liên tiếp hoặc từng thắng 33 trận. Và để công nhận là Yokozuna, ngoài thành tích thi đấu của võ sĩ, còn phải nhận được sự chấp thuận của một hội đồng do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chỉ định.

Khổ luyện thành tài

Theo giới truyền thông, mỗi năm có 6 giải đấu Sumo, trong đó mỗi đô vật tham gia 15 trận và các đô vật được xếp hạng theo thứ bậc và danh hiệu cao nhất là Yokozuna.

Võ sĩ Sumo nhí chuẩn bị thượng đài.

Trước kia Sumo là môn thể thao chỉ dành cho giới quý tộc, nhưng nay ai cũng có thể chơi, và thời kỳ hưng thịnh nhất diễn ra 25 năm trước (1992-2017). Cuộc sống của võ sĩ Sumo vô cùng khắc khổ, từ ăn uống, đi vệ sinh đến tắm rửa đều tuân theo đẳng cấp, không ai được làm trái.

Đối với Sumo thì các nghi lễ truyền thống, các quy định về đẳng cấp rất quan trọng và đòi hỏi các môn đệ phải tuyệt đối tuân theo. Thậm chí, để tỏ ra tôn trọng đối thủ, người chiến thắng không được mỉm cười.

Sumo là môn thể thao truyền thống lâu đời, có từ thế kỷ thứ 6 và chính thức trở thành môn thể thao quốc gia từ năm 1909. Trận đấu Sumo đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản diễn ra vào năm 695. Đến năm 728, người ta chọn một ngày trong năm làm "ngày Sumo" và đến năm 1909, Sumo chính thức được coi là "quốc kỹ".

Tại các võ đường đào tạo Sumo, những cậu bé thuộc mọi lứa tuổi miệt mài luyện tập hàng giờ đồng hồ liền với mong muốn có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp. Và hoạt động của một võ sĩ Sumo thường diễn ra đều đặn - sau buổi tập buổi sáng, họ tắm và ăn bữa đầu tiên trong ngày và sau bữa trưa, nếu không phải phiên nấu ăn, dọn dẹp, các võ sĩ được phép ngủ trưa.

Chủ tịch Hiệp hội Sumo Nhật Bản Kento Nakazawa cho biết, hằng năm đều cố gắng tổ chức những lớp học Sumo dành cho trẻ nhỏ. Còn Chủ tịch Liên đoàn Sumo Nhật Bản Noboru Yoshimura muốn phổ biến Sumo tại các trường học.

Vì tỷ lệ sinh giảm và các môn thể thao phổ biến khác đã khiến các võ đường ngày càng khó tuyển võ sĩ. Bên cạnh đó, không có nhiều thanh niên Nhật Bản muốn sống trong điều kiện thiếu thốn suốt cả cuộc đời với khoản tiền 1.600 USD/tháng.

Tuy ngày càng có nhiều phụ nữ Nhật Bản tham gia luyện tập môn võ đặc thù này và trận thi đấu quốc tế đầu tiên dành cho nữ từng diễn ra tại thành phố Aomori cách đây gần 15 năm (tháng 10-2002), nhưng những quy tắc dành cho nữ võ sĩ Sumo vẫn khác với nam. Trong khi nam phải cao từ 1,75m, nặng ít nhất 120kg và được phân thành 10 cấp, nhưng nữ chỉ phân thành 3 cấp: hạng nhẹ (nặng 65kg), hạng trung (nặng dưới 80kg) và hạng nặng (từ 80kg trở lên).

Ngoài việc phân biệt đối xử với nữ, người Nhật từng không trao danh hiệu Yokozuma cho người ngoại quốc. Bởi theo quy định, danh hiệu Yokozuma sẽ được trao cho người giành 2 giải Ozeki, nhưng điều này đã không xảy ra đối với Konishiki (cao 1,83m, nặng 260kg), người được coi là võ sĩ Sumo số một thế giới chỉ vì anh ta không phải là người Nhật (người Mỹ). Và quan hệ Mỹ-Nhật từng xấu đi vì "sự kiện Konishiki". Đích thân Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Miyazawa đã phải dàn xếp để Konishiki giành thêm danh hiệu Ozeki lần thứ 3.

Những bí mật được tiết lộ

Vì 19 năm (1998-2017) mới có một đô vật Nhật Bản sở hữu danh hiệu cao quý này nên dư luận và giới chuyên môn lại có dịp "lật hồ sơ mật" về Sumo. Bởi đô vật hàng đầu luôn được kỳ vọng là hình mẫu để mọi người noi gương - thể hiện được thanh danh, lòng khiêm nhường và có thể bị chỉ trích nếu làm không tốt vai trò này.

Võ sĩ Sumo nhí Nhật Bản khổ luyện.

Nhiều người từng nói, Nhật Bản đứng trước cuộc khủng hoảng về Sumo, sau khi đô vật Takashi Saito bị đánh chết gần 10 năm trước (tháng 6-2007) khi đang tập luyện. Tiếp đó là việc cựu huấn luyện viên Tokitsukaze cùng 3 võ sĩ Sumo phải hầu toà (tháng 10-2008).

Khi đó, số lượng võ sĩ Nhật Bản giảm, nhưng võ sĩ người nước ngoài lại tăng và chiếm vị trí cao. Tại thời điểm kể trên, điều quan tâm hàng đầu của các ông bầu, huấn luyện viên, cũng như võ sĩ là lợi nhuận, sau đó mới đến việc nâng cao tinh thần thượng võ của môn thể thao truyền thống này.

Khoảng 10 năm trước, một võ sĩ Sumo đẳng cấp Yokozuna chỉ được trả 55 triệu yen/năm, trong khi một cầu thủ bóng chày nổi tiếng có mức thu nhập gấp gần 10 lần: 500 triệu yen/năm.

Sau khi giải nghệ năm 1997, võ sĩ Keisuke Itai đã tiết lộ một số bí mật về Sumo, theo đó nhiều trận đấu được dàn xếp. Thậm chí, có tới 80% trận đấu được ấn định kết quả trong phòng thay quần áo.

Thậm chí, xã hội đen đã can thiệp và Hiệp hội Sumo Nhật Bản từng hủy các cuộc sát hạch (8-7-2007) dành cho vận động viên mới được tuyển mộ bởi không có ai đăng ký tham gia. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Sumo, bởi theo quy định, các lò võ chỉ nhận võ sinh dưới 17 tuổi đến học.

Và vì thời gian huấn luyện được rút ngắn nên các võ sĩ tuy đã ra lò, nhưng vẫn không nắm được hết các quy tắc, các quy định truyền thống như cư xử theo tinh thần thượng võ, cách mặc kimono, cách búi tóc, cách ném muối trước trận đấu…

2007 còn được coi là năm không may mắn đối với Sumo bởi có khá nhiều vụ bê bối xảy ra. Thậm chí, một trong những ngôi sao sáng giá nhất của Sumo là Asashoryu bị chỉ trích sau khi người ta phát hiện anh tham gia một trận bóng đá từ thiện ở quê nhà (Mông Cổ), mặc dù trước đó xin rút khỏi giải đấu Sumo do "bị chấn thương".

Asashoryu đã sử dụng giấy khám sức khỏe giả để về Mông Cổ "dưỡng thương" trong 18 ngày. Trước đó, Asashoryu còn phạm một lỗi rất nặng giống như chuyện cắn tai trong thi đấu quyền Anh - làm tuột khố của đối thủ Kyokushuzan, rồi bị khiển trách vì túm tóc một trong các đối thủ của mình.

Ngoài ra, Asashoryu còn bị cáo buộc chi 6.500 USD để giành chiến thắng. Gần 10 năm trước (8-9-2008), Chủ tịch Hiệp hội Sumo Nhật Bản Kitanoumi đã từ chức để nhận trách nhiệm về một loạt vụ bê bối liên quan tới môn vật truyền thống có lịch sử hơn 2.000 năm của đất nước mặt trời mọc.

Việc này diễn ra sau khi võ sĩ Sumo người Nga Roho (tên thật là Boradzov Soslan Feliksovich) và em trai Hakurozan (tên thật là Baradzov Batraz Feliksovich) có kết quả dương tính với ma tuý (3-9-2008). Và cơ quan chức năng đã phải mở các cuộc thử ma túy sang chất kích thích steroid.

Phạm Huy Anh

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文