Nữ vận động viên điền kinh đầu tiên thừa nhận đồng tính ở Ấn Độ

15:09 16/06/2019
Mới đây, Dutee Chand, nữ vận động vinh điền kinh nổi tiếng nhất Ấn Độ công khai thừa nhận đồng tính khiến nhiều người bất ngờ. Nhiều người cho rằng, Dutee Chand đã dũng cảm sống thật với chính mình nhưng thực tế cho thấy, cô đang phải đối mặt với rất nhiều lời dị nghị từ dư luận xã hội.


"Không ai có thể sống mà không có tình yêu"

Dutee Chand được biết đến là vận động viên chạy nước rút nhanh nhất Ấn Độ. Đồng  thời, cô cũng là vận động viên đầu tiên của đất nước này tiết lộ có mối quan hệ đồng giới. “Tôi chỉ đơn giản muốn nói rằng, tôi đang có mối quan hệ rất hạnh phúc với một phụ nữ”, Dutee Chand nói với phóng viên tờ Guardian (Anh) trong một bài phỏng vấn vào tháng 5.

Dutee Chand (đứng giữa) và các trẻ em trong làng Chaka Gopalpur ở Odisha, miền đông Ấn Độ.

Chand sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng ở Ấn Độ, nơi đồng tính luyến ái không bao giờ được nói đến. Không như ở thành phố - nơi những người trẻ hiện đại có quan niệm cởi mở hơn về tự do cá nhân, nhiều người ở vùng nông thôn Ấn Độ giữ quan điểm truyền thống cho rằng, hôn nhân chỉ có thể xảy ra giữa nam và nữ.

Khi Chand nói rằng mình đồng tính, những người dân trong làng Chaka Gopalpur ở Odisha, miền đông Ấn Độ đã có phản ứng dữ dội. Trước đây, họ là những người lên tiếng ủng hộ và tự hào khi cô là người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên đủ điều kiện tham gia Thế vận hội ở cự ly 100m.

“Những người dân trong làng nói rằng, tôi đã làm nhục họ. Tôi không được chào đón, thậm chí còn bị đe dọa nhưng đó không phải là vấn đề lớn. Cần có thời gian để mọi người trong làng quen với câu chuyện này”, Chand cho biết.

Chand nói thêm rằng, dù thế nào, cô vẫn đi theo sự mách bảo của trái tim. “Tôi có thể dành cả đời để lo lắng cho người khác. Không ai có thể sống mà không có tình yêu. Tôi tin rằng, mọi người có quyền tự do ở bên cạnh bất cứ ai mà mình muốn. Bất kỳ quy tắc nào làm mất đi hạnh phúc, sự tự do của ai đó đều là sai trái. Không có cảm xúc nào lớn hơn tình yêu và không nên từ chối”, Chand chia sẻ.

Bản lĩnh của một vận động viên

Chand năm nay 23 tuổi. Cô đã trở thành người tiên phong đấu tranh bảo vệ quyền cho cộng đồng LGBT ở Ấn Độ. Cô lớn lên trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em. Gia đình cô sống bằng nghề dệt sari. “Tôi bắt đầu tập luyện điền kinh vào năm 10 tuổi. Vì gia đình nghèo, tôi không có điều kiện ăn uống đầy đủ như bạn bè. Đồ ăn cơ bản của gia đình là gạo và rau”, Chand nói.

Chị gái Saraswati của Chand hiện là nhân viên cảnh sát. Cô cũng từng là một vận động viên điền kinh. Chính chị gái đã khuyến khích Chand trở thành vận động viên không phải để nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền mà đơn giản là có công việc để duy trì cuộc sống. Saraswati là cố vấn của Chand trong nhiều năm nhưng giờ “như kẻ thù”. Saraswati đã nói với truyền thông rằng, Chand đã sai lầm khi có quan hệ yêu đương với phụ nữ khác mà không có sự cho phép của cô.

Huy chương Bạc của Chand tại Đại hội thể thao châu Á 2018 ở Jakarta là huy chương đầu tiên ở nội dung chạy 100m nữ của Ấn Độ sau 20 năm. Chand cũng giành được huy chương bạc ở nội dung chạy 200m nữ trong Đại hội này.

Dutee Chand giành Huy chương bạc nội dung chạy 100m nữ tại Đại hội Thể thao châu Á năm 2018.

Ngoài ra, cô cũng đạt huy chương đồng nội dung chạy 200m nữ tại Giải vô địch châu Á vào tháng 4/2019 vừa qua. Với những thành tích đạt được, Chand đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Tokyo vào năm 2020. Chand thần tượng vận động viên Usain Bolt và Caster Semenya. Kể từ khi giành được huy chương, tên tuổi của Chand được rất nhiều người biết đến.

Hành động công khai thừa nhận đồng tính của Chand được nhiều người cho là dũng cảm. Một người bạn có tên là Payoshni Mitra nói rằng, quyết định của Chand thể hiện sự kiên cường, bản lĩnh của một vận động viên.

“Cô ấy không bất chấp tất cả, không quay lưng với gia đình, bạn bè, xã hội mà chỉ đơn giản muốn nói mình là ai và muốn điều gì”, Payoshni Mitra nói. Tuy nhiên, sự chú ý của truyền thông ảnh hưởng lớn đến cuộc sống riêng tư của cô. Bạn gái của Chand cũng xuất thân từ một gia đình dệt nghèo.

Người phụ nữ này đã phải chuyển đến Odisha, Bhubaneshwar để tiếp tục học tập. “Tôi đã yêu cầu cô ấy chuyển trường vì sự chú ý của truyền thông và dư luận xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc học”, Chand cho biết.

Hai người phụ nữ gặp nhau vào năm 2016, cùng nhau chia sẻ tình yêu thể thao. Hai năm sau, thông qua tin nhắn WhatsApp được gửi vào ngày Valentine, Chand và bạn gái chính thức công khai hẹn hò. Chand cho biết, cô muốn tiếp tục sự nghiệp vận động viên cho đến Thế vận hội 2024. Sau đó, khi bạn gái học xong, hai người sẽ cùng sinh sống ở Bhubaneshwar, gần ngôi đền mặt trời Konark nổi tiếng, hàng ngày, có thời gian cùng nhau đi dạo dọc bờ biển.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文