Quê ở đâu?

17:50 01/11/2016
"Quê ở đâu?", Câu hỏi này quen, nhưng thường lúng túng khi trả lời. Trả lời miệng lại phải vòng vo giải thích, khai lý lịch thường khai đại.

Vì thời nay, chuyển lung tung, các cụ, đời ông bà đã chuyển, không còn bám ruộng như xưa. Thí dụ, một gia đình có đời ông bà gốc ở miền Bắc, miền Trung, thời Pháp thuộc đi “công tra” (tức đi phu đồn điền, vào Nam làm cao su, rau hoa quả, làm vườn, đánh xe…), ở lại lập quê hương thứ hai.

Đời con, vì nhiều lý do lại tản mát, mỗi người đi một nơi, rồi đóng đô luôn lấy quê thứ ba.

Nay đời cháu, vì đi học, đi làm khu công nghiệp… lại bỏ quê ra phố, rồi lấy vợ lấy chồng, ở luôn, theo phong trào (và nhu cầu) nông thôn hóa thành thị.

Lại có nhiều người khác sau thời gian gầy dựng cơ nghiệp, lúc về già, thích kiếm núi cao biển sâu tĩnh lặng… làm quê mới.

Dịch chuyển là quyền tự do, nhu cầu kiếm sống, cũng là sự “phân công của xã hội”. Khi đất nước cần sức trẻ làm dầu khí, hàng đợt sóng vào Vũng Tàu. Khi cần khai hoang khu kinh tế mới, hàng loạt lên vùng cao, vùng sâu vùng xa… Khai lý lịch lại lúng túng, trong khi với địa phương lại phải kể lể vòng vo mấy đời mới ra tung tích.

Quê ở đâu? Biết đâu mà kể ngay. Vì khái niệm quê rất chung chung. Đó là nơi tổ tiên, họ hàng ở nhiều đời, là nơi sống từ nhỏ và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa, phong tục địa phương?

Quê lại còn có quê nội, quê ngoại, có khi cách xa nhau cả chiều dài đất nước. Khai theo quê cha, gọi là cho có quê để khai, nhưng sống gần hết đời có khi cũng chưa về quê lần nào.

Cha Bắc, mẹ Nam, nhưng lấy nhau, lập nghiệp ở miền Trung, con cái đi học, làm lý lịch… học thuộc bài khai quê như hát hay mà chưa thấy bao giờ.

Quê là nơi sinh ra và lớn lên? Có người chỉ sinh ra nhưng tuổi thơ lại không ở đó, có được nhận là quê? Lại có trẻ sinh ra trên máy bay, tàu thuyền, trong những chuyến du lịch… thì khai quê ở đâu, nếu nhất nhất theo định nghĩa này?

Tại sao phải ghi quê? Các cụ ngày xưa dọa trẻ con mới lần đầu khai lý lịch: Ghi vào để nếu hư, công an biết quê mà về tận nơi để bắt. Vì về quê, mọi người đều biết nhau, hỏi là ra… Chuyện ấy bây giờ ngày càng khó vì trẻ con ngày nay ít biết quê, và ở quê dễ gì ai biết đến nó…

Một nước mới bắt đầu công nghiệp hóa, còn nhiều dây mơ rễ má gắn với quê. Nhiều nước đã công nghiệp hóa lâu, con người chạy theo nhu cầu công việc, chỉ nhớ đến nơi sinh sống. Thay vì ghi quê vào giấy tờ, người ta chỉ ghi nơi sinh, nơi tạm trú.

Quản lý theo quê dường như xưa rồi. Quê chỉ để phân biệt nhanh giữa những người trùng tên và trong giới quen biết…

Mã số cá nhân là cách quản lý hiện được rất nhiều nước áp dụng. Cả đời một người chỉ cần nhớ một con số của riêng mình. Khi cần, chỉ tra con số đó là ra tất, từ nguồn gốc con người, quê quán, cho đến nhóm máu, công việc, tài sản, thuế má…

Một con số mã hóa một đời người, có đủ mọi dữ liệu. Khi cần thiết, cơ quan chức năng tra hồ sơ trên mạng nội bộ sẽ biết tất. Nhưng với người thường, chỉ là một con số khô khan, bảo đảm giữ kín bí mật cá nhân.

Quê ở đâu, quan trọng gì, mọi người đều bình đẳng đằng sau một con số mở hồ sơ riêng tư.

Nhân Anh

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文