Robot tham gia "cuộc chiến" chống virus Corona

16:33 13/02/2020
Ngành công nghiệp y khoa đã đẩy mạnh các giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona chủng mới (nCoV) , trong đó có việc sử dụng robot để điều trị và chữa bệnh.


Virus Corona đã có mặt ở gần 30 quốc gia trên thế giới. Căn bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (nCoV) vẫn chưa được tuyên bố là đại dịch nhưng ngành công nghiệp y khoa đã đẩy mạnh các giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của nó, trong đó có việc sử dụng robot để điều trị và chữa bệnh.

Từ khử trùng và tuần tra đường phố

Theo tin từ Tân Hoa Xã, từ đầu tháng 2, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai robot trên chiến tuyến chống nCoV. Khoảng 30 robot khử trùng được thiết kế và sản xuất bởi một doanh nghiệp lớn ở Thượng Hải đã đến các bệnh viện lớn tại Vũ Hán để chống lại virus Corona. Những con robot màu trắng được thiết kế có một bình xịt hydro peroxide trên "đầu" và chín đèn cực tím trong "bụng".

Robot này có thể thực hiện nhiều hình thức khử trùng trong môi trường mà con người và máy móc cùng tồn tại, Pan Jing, CEO của Shanghai TMiRob, nhà sản xuất của robot, cho biết. Hiện tại, các robot khử trùng như vậy đã được sử dụng tại các phòng cách ly, phòng phẫu thuật và phòng khám sốt của các bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nhiễm virus Corona của thành phố, bao gồm cả Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán.

Chưa hết, một số robot tuần tra các công viên và đường phố Thượng Hải để thông báo cho công chúng về phòng chống dịch bệnh nCoV.

Hôm 3/2, nhà sản xuất robot CloudMinds và chi nhánh Thượng Hải của hãng China Mobile cũng đã cung cấp một lô robot 5G đầu tiên cho bệnh viện Thượng Hải. Với mạng 5G, các robot có thể giúp nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tư vấn, khử trùng, làm sạch và vận chuyển thuốc…

Trong khi đó ở Hàng Châu, một khách sạn đang sử dụng riêng một robot để giao thức ăn cho khách tại phòng ngủ của họ nhằm cách ly những người này với hơn 300 người khác do bị nghi ngờ nhiễm virus Corona. Nhiều robot khác có nhiệm vụ giao thức ăn cũng đã được triển khai trên tất cả 16 tầng của khách sạn.

Robot được sử dụng trong thời kỳ chống dịch virus Corona.

Một đoạn video được đăng tải trên mạng Internet cho thấy robot mang tên Little Peanut đang giao thức ăn cho những người bị cách ly. "Xin chào tất cả mọi người. Peanut dễ thương đang phục vụ thức ăn cho bạn", robot Little Peanut nói: "Hãy thưởng thức bữa ăn của bạn. Nếu bạn cần bất cứ điều gì khác, xin vui lòng nhắn tin cho nhân viên trên WeChat".

Tương tự, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông tại thành phố Quảng Châu cũng đang sử dụng robot giao hàng tự trị để vận chuyển thuốc quanh bệnh viện. Được chất đầy thuốc, những con robot này lang thang khắp bệnh viện với những chỉ dẫn được đưa ra về nơi sẽ đến. Những robot này có thể mở, đóng cửa và đi thang máy mà không cần sự can thiệp của con người…

Cũng theo Tân Hoa Xã, Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi khu vực Trí tuệ nhân tạo (AI) của đất nước đóng góp trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh virus Corona để giảm rủi ro lây nhiễm chéo và nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh.

Siasun, nhà sản xuất robot lớn của Trung Quốc hôm 5/2 đã tặng 21 robot và 10 giường điều chỉnh điện cho các bệnh viện địa phương và các tổ chức khác trên tuyến đầu của trận chiến chống nCoV ở Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh. Với các công nghệ tiên tiến như định vị bằng laser, điều hướng thông minh và tương tác giữa người với máy tính, robot phân phối y tế có thể giúp nhân viên y tế phun thuốc khử trùng và đưa thuốc cho bệnh nhân.

Giường có thể điều chỉnh bằng điện cho phép bệnh nhân bị nhiễm bệnh ăn trên giường và hỗ trợ họ ngồi dậy và lăn lộn, trong khi các robot giao thức ăn có thể nhận diện khuôn mặt và giọng nói của con người rồi cung cấp dịch vụ cho du khách từ những khu vực bị virus tấn công, tránh được sự tiếp xúc gần gũi giữa mọi người.

Máy bay không người lái có thể mang theo khoảng 10kg chất khử trùng, với diện tích phun 5.000m² mỗi lần đang được sử dụng tại Trung Quốc.

Đến robot điều trị bệnh

Hiện số ca nhiễm virus Corona trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng. Vì có quá nhiều bệnh nhân đang bị nghi mắc căn bệnh viêm phổi cấp do nCoV nên các bác sĩ ở Mỹ đã sử dụng robot telehealth để điều trị. Như ở Trung tâm y tế khu vực Providence thuộc Washington, bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona được giữ trong một khu vực với thiết kế đặc biệt.

Các bác sĩ nơi đây sử dụng robot được trang bị máy ảnh, micrô và ống nghe giúp các bác sĩ khám lâm sàng để có thể điều trị cho bệnh nhân mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Hãng CNN viết: "Robot này có thể đo được sức sống của bệnh nhân và hoạt động như một nền tảng cho hội nghị trực tuyến. Robot được đặt trên bánh xe với màn hình tích hợp".

Ông George Diaz, Giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm của bệnh viện nói: "Chúng tôi thiết lập các giao thức cho phép chúng tôi điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm theo cách chúng tôi có thể cách ly và không lây truyền virus cho bất cứ ai".

Cùng với việc giảm thiểu khả năng lây lan của virus Corona, robot Xenex là robot đến từ hãng Xenex Melinda Hart, được sản xuất tại San Antonio đã sử dụng ánh sáng xenon tia cực tím (UVC) để quét sạch mầm bệnh. Những robot làm sạch này hiện đang được sử dụng để dọn dẹp phòng bệnh viện, nơi đã có trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Corona.

Phát biểu với Forbes, phát ngôn viên của Xenex Melinda Hart cho biết: "Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi liên tục điện thoại với các bệnh viện để thảo luận về các quy trình khử trùng phòng và khu vực nơi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus Corona đã và đang được điều trị. Chúng tôi cũng đã liên hệ với Chính phủ Trung Quốc và Mỹ để tìm hiểu  xem chúng tôi có thể đưa robot này sang Trung Quốc một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, Dimer UVC Innovations, một công ty có trụ sở tại Los Angeles, đã chế tạo một robot diệt vi trùng để vệ sinh máy bay, đã cung cấp dịch vụ cho ba sân bay Mỹ nhằm tránh sự bùng phát của nCoV.

Được biết đến với cái tên GermFalcon, robot cũng sử dụng ánh sáng UVC để tiêu diệt virus và vi khuẩn. Nó được thiết kế để đẩy xuống lối đi của một chiếc máy bay và có cánh treo trên ghế để phơi tất cả các bề mặt ra ánh sáng.

GermFalcon hiện đang được sử dụng tại sân bay quốc tế Los Angeles, sân bay quốc tế San Francisco và sân bay quốc tế John F. Kennedy như một phần trong nỗ lực ứng phó khẩn cấp của Mỹ chống dịch bệnh virus Corona.

Đáng chú ý, ngoài các loại robot y tế nói trên, Trung Quốc còn sử dụng cả máy bay không người lái trong tình huống phòng chống lây lan dịch bệnh. Chẳng hạn, những người bị yêu cầu cách ly tại nhà đang bị theo dõi bởi các máy bay không người lái để đảm bảo họ thực hiện đúng, đủ các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Như ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, máy bay không người lái có thể mang theo khoảng 10kg chất khử trùng, với diện tích phun 5.000m² mỗi lần đang được sử dụng để khử trùng. Đồng thời, máy bay không người lái cũng được sử dụng để nhắc người dân đeo khẩu trang và ngăn chặn các cuộc tụ tập ngoài trời trong bối cảnh dịch do nCoV đang lan rộng.

Sản phẩm công nghệ cao này còn được dùng để chiếu sáng, hỗ trợ nhiệm vụ xây dựng hai bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn chỉ trong vòng 10 ngày…

Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ đang chữa trị cho bệnh nhân mắc virus Corona tại Vũ Hán, Trung Quốc hôm 28/1. ảnh: Reuters

Tờ Global Times cho hay, ngoài máy bay không người lái, Trung Quốc còn sử dụng robocalls tức là robot hỏi người dân với các câu hỏi liên tục được lặp đi lặp lại: "Bạn đã tiếp xúc với các trường hợp nhiễm virus Corona hay chưa? Bạn có các triệu chứng như ho và sốt không"?

Mục đích của việc này là để cố gắng ngăn chặn virus lây lan hơn nữa và khuyến khích mọi người hiểu các triệu chứng cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần.

Mới đây, Megvii và Yahoo còn triển khai các hệ thống đo nhiệt độ tiên tiến tại các ga đường sắt lớn ở Bắc Kinh (Trung Quốc) nhằm hạn chế sự lây lan của virus Corona. Megvii cho biết các hệ thống phát hiện sốt từ xa đã được thiết lập tại ga tàu điện ngầm Mudanyuan và tại một tòa nhà hành chính của chính phủ.

Trước đó, Yahoo cũng đã kích hoạt các cảm biến hồng ngoại khổng lồ để phát hiện những người có thân nhiệt bất thường tại ga Qinghe. Theo Megvi, hệ thống phát hiện sốt từ xa của công ty có thể đo nhiệt độ của một người trong đám đông ở khoảng cách lên tới 5m. Hệ thống này được thiết kế để hoạt động thông qua khẩu trang và mũ mà mọi người đeo, với biên độ sai số khoảng 0,3 độ C.

Đặc biệt, Damo Academy, bộ phận nghiên cứu khoa học của Tập đoàn Alibaba đã phát triển một nền tảng phân tích gien tự động. Với công nghệ chẩn đoán bằng trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng này có thể rút ngắn thời gian chẩn đoán gien cho một trường hợp nghi nhiễm, từ vài giờ xuống còn nửa giờ.

Chưa hết, dựa trên máy tính của Aliyun, Chi nhánh điện toán đám mây của Alibaba, nền tảng này cũng có thể xử lý nhiều trường hợp đã được xác định nhiễm trong tương lai và góp phần bào chế vaccine cũng như nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị. Sau khi lưu giữ một loạt kiến thức liên quan đến nCoV do các chuyên gia y tế chuẩn bị, một hệ thống máy tính do Damo Academy phát triển sẽ giúp trả lời các câu hỏi của mọi người về tình hình dịch bệnh thông qua một ứng dụng…

Riêng ở Australia, do tình hình nguy cơ của dịch bệnh virus Corona nên chính quyền thành phố Caberra quyết định tăng cường quản lý những người trong diện nghi nhiễm và bị nhiễm virus Corona tại nước này thông qua công nghệ bằng cách theo dõi định vị điện thoại của người dùng.

Theo nhà chức trách Australia, thực tế hệ thống giám sát này vốn được sử dụng để theo dõi tội phạm. Nhưng trong tình hình hiện nay, mối nguy hiểm của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, hệ thống được "trưng dụng" để quản lý người bị nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh sẽ được yêu cầu cung cấp số điện thoại, từ đó mọi di chuyển của người dùng, kể cả tin nhắn hay cuộc gọi được hệ thống giám sát.

Chi Anh (tổng hợp)

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文