Sib Pal Gi: 18 môn võ Triều Tiên

10:44 11/12/2017
Sib Pal Gi là môn võ cổ truyền của người Triều Tiên (bao gồm cả Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay), môn võ này xuất hiện từ năm 1759.


Đây có thể xem là một bộ môn võ thuật tổng hợp, bởi lẽ “Sib Pal Gi” vốn có nghĩa là “18 bộ môn chiến đấu”, bao gồm cả vũ khí và võ thuật chiến đấu tay không. Thế nhưng, kỹ năng sử dụng vũ khí vẫn là các kiến thức trọng yếu.

Sib Pal Gi được sử dụng trong quân đội các triều đại Triều Tiên hàng trăm năm, môn võ thuật này được chia thành 3 nhóm chính đó là: đâm, chém và đánh - điều này ảnh hưởng bởi chiến thuật quân sự lúc bấy giờ vì các trận chiến đều là cận chiến và vũ khí cận chiến. Không giống nhiều môn võ Hàn Quốc hiện nay, Sib Pal Gi tập trung nhiều vào các kỹ thuật chiến đấu thực tế hơn là triết lý nghệ thuật.

Lịch sử

Nền móng nguyên thủy của Sib Pal Gi là dựa vào sách nghệ thuật quân sự của Triều Tiên, đó là cuốn “Muyejebo” được sáng tác vào năm 1610. Trong cuộc chiến với Nhật Bản ở trận Lâm Tân giang, Vua Triều Tiên Tuyên Tổ (Seonjo) đã ghi chép lại dựa trên mẫu là tướng của Trung Quốc Thích Kế Quang.

Tuy nhiên, Seonjo đã băng hà, nên sách “Muyejebo” đã được tướng Han Gyo tiếp tục hoàn thành, trong đó có thêm cả các thế võ của Nhật Bản. Dù vậy, Muyejebo lúc bấy giờ chỉ có “6 hệ thống chiến đấu” bao gồm: Gonbang (gậy dài), Deungpae (khiên), Nangseon (gần giống cây giáo nhưng có nhiều đầu nhọn), Jangchang (giáo dài), Dangpa (đinh ba), Ssangsudo (kiếm cầm bằng hai tay).

Sau đó, vào đời Vua Triều Tiên Anh Tổ, người có công chỉnh sửa và thêm vào 12 hệ thống chiến đấu để tổng cộng thành 18 hệ thống chiến đấu là Trang Hiến Thế Tử. Tuy nhiên, sau đó Trang Hiến Thế Tử đã bị Vua Anh Tổ bức tử.

Trang Hiến Thế Tử là người tạo nền tảng, xương sống cho Sib Pal Gi hay còn gọi là Bonjo Muye Sib Pal Ban (18 hệ thống võ thuật triều đại Triều Tiên). 12 hệ thống chiến đấu được thêm vào là: Jukjangchang (giáo tre dài), Gichang (giáo có gắn cờ), Yedo (kiếm ngắn), Waegeom (kiếm Nhật), Gyojeon (cận chiến bằng kiếm), Woldo (mã tấu), Hyeopdo (kiếm với mũi giáo), Ssanggeom (song kiếm), Jedogeom (kiếm phương Tây), Bonguk geom (kiếm truyền thống Triều Tiên), Gwonbeop (tay không), Pyeongon (chùy).

Sau khi thêm vào 12 hệ thống mới, Trang Hiến Thế Tử đổi tên môn võ thành Muyesinbo và công bố vào năm 1759.

Sib Pal Gi hiện đại

Hiện nay với thời thế thay đổi, Sib Pal Gi đã biến đổi trở thành môn võ hiện đại, người có công thay đổi là Kim Kwang Suk. Suốt thời kỳ xung đột giữa Triều Tiên và Nhật Bản, Kim Kwang Suk đã ẩn thân tại miếu thờ của Đạo Giáo và cùng tập luyện võ thuật truyền thống Triều Tiên với Yun Myeong-deok. Việc tập luyện này rất bí mật, vì theo luật của Nhật Bản là không cho bất cứ ai học võ Triều Tiên. Ông cũng học y học phương Tây và luyện khí công. Kim Kwang Suk là người thành lập Hiệp hội Sib Pal Gi Triều Tiên.

Hiệp hội Sib Pal Gi Triều Tiên là nơi tập trung đào tạo và điều hành hầu như tất cả hoạt động của Sib Pal Gi hiện đại. Tuy nhiên, vẫn chia làm 3 nhánh phát triển riêng biệt: 

(1) Những người học Sib Pal Gi ở Hàn Quốc vẫn theo hệ thống võ gần giống với hệ thống võ của Trung Quốc với vũ khí và không có vũ khí. Tuy nhiên ðã có nhiều biến thể. 

(2) Những người học Sib Pal Gi ở phương Tây được cho rằng giống hoàn toàn với võ Trung Quốc, “kung -fu”. 

(3) Các nhóm nhỏ luyện tập hoàn toàn Sib Pal Gi chính gốc, dựa vào các văn kiện lịch sử Triều Tiên mà học tập theo, chủ yếu là sách “Muyesinbo”. Tuy nhiên, nhánh này khi truyền bá ra ngoài vẫn đang theo nhánh thứ 2.

25 môn võ chết chóc nhất

Từ khi lịch sử bắt đầu, con người đã phấn đấu để tìm ra những phong cách võ thuật hiệu quả, “chết chóc” nhất để có thể đương đầu với thú dữ và kẻ thù ở các bộ lạc khác nhau, sau đó là trong chiến tranh...

Việt Võ

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文