Tại sao người Pháp không muốn có Đệ nhất phu nhân?

19:14 13/08/2017
"Họ đòi hỏi các nghị sĩ không bổ nhiệm chức vụ cho vợ, nhưng lại tạo ngoại lệ với vợ của Tổng thống Macron. Đây là điều gây mâu thuẫn", ông Thierry Paul Valette, nhà văn và là người khởi động chiến dịch ký tên phản đối cho biết.


Nhà văn Thierry Paul Valette cho rằng, không có lý do gì để ngân sách quốc gia phải trả cho vợ nguyên thủ quốc gia và nếu muốn thay đổi thì phải được đưa ra trưng cầu ý dân, không thể chỉ là sắc lệnh của Tổng thống. Kiến nghị phản đối đưa ra 2 tuần trước nhằm yêu cầu chính quyền không phân bổ công quỹ cho vị trí Đệ nhất phu nhân.

Và tính đến nay đã có hơn 220.000 người ký tên (và con số này đang tăng lên) phản đối kế hoạch trao chức danh Đệ nhất phu nhân cho vợ Tổng thống Emmanuel Macron. Mặc dù ông Emmanuel Macron khẳng định, Đệ nhất phu nhân sẽ không nhận lương của chính phủ, nhưng nhiều người Pháp vẫn cho rằng đây là kế hoạch "Mỹ hóa".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và vợ tại Điện Elysee.

Bởi khác với Đệ nhất phu nhân Mỹ, vợ của Tổng thống Pháp không có danh hiệu và vai trò chính thức. Do đó, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron thông báo kế hoạch trao chức danh Đệ nhất phu nhân cho vợ, ông đã vấp phải sự phản ứng ngày càng dữ dội từ người dân.

Theo Hiến pháp Pháp, vợ Tổng thống không được ban chức vị chính thức, dù được sở hữu một văn phòng cùng một số cố vấn và chi phí thuê những người này do dinh Tổng thống trả, ước tính khoảng 530.000 USD/năm.

Và điều này khiến ông Emmanuel Macron khó thực hiện tuyên bố khi tranh cử - sẽ trao ngôi vị Đệ nhất phu nhân cho bà Brigitte Macron và chi phí liên quan sẽ không phải trả bằng tiền công. Theo kết quả thăm dò dư luận công bố hôm 23-7, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron đã giảm 10 điểm so với tháng trước, xuống còn 54%.

Theo hãng AFP, 2 tuần trước trên trang change.org xuất hiện một đơn kiến nghị phản đối việc bà Brigitte Macron được phong chức vị Đệ nhất phu nhân. "Brigitte Macron hiện đã có 2-3 trợ lý, 2 thư ký, 2 nhân viên bảo vệ. Vậy là đủ rồi. Chính người dân Pháp chứ không phải ai khác mới có quyền chọn đại diện cho họ", một người tham gia ký tên phản đối cho biết.

Theo ông Emmanuel Macron, cách hành xử hiện áp dụng với vợ Tổng thống là "một kiểu đạo đức giả kiểu Pháp". Do đó ông cho rằng: người sống cùng quý vị cần có một vị trí và phải được thừa nhận vị trí đó. Theo tờ The Guardian, nếu được "chính danh", bà Brigitte Macron sẽ có văn phòng làm việc, có nhân viên và nhận một khoản phụ cấp từ ngân sách chính phủ.

Điều đáng nói là trong khi tìm mọi cách để thực hiện lời hứa với vợ, nhưng ông Emmanuel Macron lại nhiều lần tuyên bố, sẽ dẹp thói gia đình trị trong hệ thống chính trị Pháp và đang chuẩn bị thông qua luật cấm các nghị sĩ thuê người nhà làm nhân viên cho mình.

Chính phủ Pháp đã thông qua luật cấm quan chức tuyển người thân trong gia đình làm trợ lý, đồng thời bác đề xuất không cấm "tuyển người tình" làm trợ lý vì sợ gia đình các quan chức "lục đục". Luật mới có hiệu lực với các bộ trưởng, nghị sĩ và người vi phạm có thể bị kết án 3 năm tù và nộp số tiền phạt 45.000 euro.

Nghị sĩ Julien Aubert của đảng bảo thủ Những người Cộng hòa chỉ trích luật mới là "quá đáng". Bởi luật mới có thể gây bất ổn khi bạn đời của nghị sĩ bị mất nguồn thu nhập từ lương làm trợ lý. Người vợ có thể nghi chồng đuổi việc mình, nhưng bí mật "nuôi người tình" làm trợ lý.

Theo tờ The Independent, cứ 6 nghị sĩ Pháp thì có 1 người có người nhà hưởng lương trợ lý nghị sĩ. Hiện mỗi nghị sĩ được cấp 130.000 euro/năm, nhưng chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron nói, khoản tiền này không được giám sát kỹ.

Trước khi vướng vào sự kiện kể trên, Tổng thống Emmanuel Macron bị Uỷ viên công tố Paris quyết định mở cuộc điều tra xung quanh cáo buộc thiên vị sự kiện quảng bá công nghệ năm 2016 tại Las Vegas, bang Nevada, Mỹ được tổ chức bởi một cơ quan của Chính phủ Pháp.

Theo hãng Reuters, cơ quan công tố Paris điều tra bữa tiệc trị giá 456.000 USD, khi ông Emmanuel Macron làm Bộ trưởng Kinh tế bởi quá trình đấu thầu để tổ chức sự kiện không được thực hiện theo đúng quy định.

Bữa tiệc trị giá 456.000 USD diễn ra tại Triển lãm đồ điện tử tiêu dùng Las Vegas do Business France, cơ quan của chính phủ chuyên thúc đẩy lợi ích kinh doanh của Pháp ở nước ngoài chủ trì. Khi đó bà Muriel Penicaud là người đứng đầu Business France và hiện là Bộ trưởng Lao động.

Hơn 1 tháng trước (21-6), Bộ trưởng Tư pháp Francois Bayrou, đồng minh chủ chốt của Tổng thống Emmanuel Macron, tuyên bố từ chức vì đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) của ông bị cáo buộc sử dụng công quỹ sai mục đích. Bộ trưởng Quốc phòng Sylvie Goulard, thành viên của MoDem cũng phải từ chức (20-6) do dính líu tới bê bối sử dụng công quỹ sai mục đích.
Mạnh Phong

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文