Tế bào gốc có phải là phép màu kỳ diệu

11:10 25/05/2012

Lấy tế bào gốc từ mẫu cuống rốn, từ máu ngoại vi, hay từ tủy xương để ứng dụng trong việc điều trị những căn bệnh hiểm nghèo đã không còn xa lạ với y học hiện đại. Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho người hiến tế bào gốc, nhưng hiện nay, ngân hàng tế bào gốc của chúng ta đang thực sự khan hiếm.

Tế bào gốc không chỉ từ máu cuống rốn

Các trung tâm tế bào gốc trên thế giới thành lập cách đây đã 30 năm. Ở Việt Nam, cách đây 10 năm, cũng đã thành lập trung tâm máu cuống rốn đầu tiên ở Bệnh viện Huyết học Truyền máu Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, tế bào gốc được lấy từ bốn nguồn chính. Từ máu cuống rốn, (bánh rau thai khi người mẹ đẻ) và được lưu trữ lại. Nguồn này cần có công nghệ bảo quản, lưu trữ được trong vòng 20-30 năm. Nguồn lấy từ phôi thai khá kỳ công và nguy cơ ung thư cao, những bệnh bất thường nhiều hơn. Tế bào gốc phôi nuôi trong ống nghiệm được ví như đứa trẻ 3 tuổi tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh xã hội nó có thể trở thành người tốt hoặc kẻ xấu trong tương lai. Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương thức hiệu quả để kiểm soát quá trình biệt hóa của tế bào gốc phôi nuôi trong ống nghiệm thành tế bào tốt chứ không phải tế bào ác. 

Một nguồn quan trọng và được áp dụng phổ biến hiện nay là lấy từ tế bào ngoại vi và từ tủy xương.

Các trung tâm tế bào gốc lớn ở Việt Nam hiện nay ở Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương, hướng đến lấy nguồn tế bào gốc từ máu cuống rốn, nó dễ và có ý nghĩa rất lớn cho chính cá thể đó.

Theo Giáo sư Phan Toàn Thắng, người Việt Nam đầu tiên phát hiện ra công nghệ bóc tách tế bào gốc từ màng dây rốn và cuống rốn. Ứng dụng tế bào gốc từ màng dây rốn được coi là phương pháp an toàn nhất. Vì màng dây rốn và dây rốn phát triển từ phôi thai ở tháng thứ 1 và được thu giữ lại ở tháng thứ 9 nên tính chất tế bào gốc còn rất tốt. Những người khoẻ mạnh thì sẽ trẻ lâu hơn vì khả năng chống lão hóa của tế bào gốc.

Có 3 nơi đang lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn, trước nay, người ta chỉ xin được lưu trữ thôi. Nhưng việc nuôi dưỡng bảo quản rất khó khăn và tốn kém. Riêng tiền ni tơ lỏng đã mất hơn 50 triêu. Vì thế xu hướng chủ yếu hiện nay là các gia đình có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc từ mẫu cuống rốn, và họ phải mất chi phí, khoảng 2000 đô la, bảo quản trong 20 năm.

Nhưng đối với cộng đồng, thì tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn còn hạn chế, không thể đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Bởi một nhược điểm rất lớn đó là số lượng tế bào gốc quá ít, không đủ cho một ca ghép của người lớn mà chỉ dùng cho trẻ nhỏ. Các trung tâm đang giữ nguồn tế bào gốc này, chủ yếu để đề phòng ở việc đứa bé sinh ra có vấn đề gì. Thế nên nó không được sử dụng rộng rãi, dù đó cũng là việc nên làm. Với khoa học phát triển, chúng ta có thể nhân lên được.

Phép màu kỳ diệu của tế bào gốc

Trung tâm tế bào gốc đầu tiên ở miền Bắc thuộc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã ra đời. Thực ra hoạt động áp dụng ghép tế bào gốc được áp dụng tại bệnh viện này từ 2006. Nguồn tế bào gốc chủ yếu lấy từ máu ngoại vi. Công nghệ dùng tế bào gốc trong điều trị có hai loại, ghép tế bào gốc tự thân, lấy tế bào của người đó ghép cho chính họ. Phương pháp này làm cho bệnh nhân phục hồi tổn thương do hóa chất nhanh hơn.

Ghép đồng loại lấy tế bào gốc từ những người ruột thịt của họ ghép cho bệnh nhân. Có những bệnh nhân sau ca ghép đã sống được hoàn toàn bình thường trong 2, 3 năm. Đến nay bệnh viện Huyết học truyền máu đã ghép được trên 40 ca, có 10 ca đồng loại và trên 30 ca là ghép tự thân. Trong khi đó, ở Viện Huyết học truyền máu Thành phố Hồ Chí Minh, con số này đã lên hàng trăm.

Các bệnh nhân khi ghép tế bào gốc thường từ cõi chết trở về và các phương pháp điều trị đều bó tay. Ghép tự thân thành công khoảng 70%, còn đồng loại thì 75%. Có khoảng 25% thất bại, do hiện tượng thải ghép, ghép vào nhưng không tương thích được. Còn những người tương thích được thì thành công triệt để, bởi nó sinh ra một dòng tế bào máu mới, khắc phục hiện tượng tủy không sinh ra.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung Ương, Tế bào gốc có thể ứng dụng điều trị nhiều nhóm bệnh lý khác nhau, trong ngoại khoa, gãy xương, thoái hóa xương; trong tim mạch như nhồi máu cơ tim; trong nội tiết, đái tháo đường; thần kinh như pakinson; da liễu, như liền sẹo, làm đẹp. Đặc biệt, ứng dụng nhiều nhất là bệnh lý về máu. Ghép tự thân để điều trị nhóm bệnh như đa u tủy xương, ung thư máu. Ghép đồng loại để điều trị ung thư máu, tiền- ung thư máu…

Sau ca phẫu thuật ghép tế bào gốc từ tủy xương, những tổn thương da do bệnh ly thượng bì bọng nước của bé Việt Anh đã lành dần. Ảnh Minh Thùy.

Theo các chuyên gia, thì khả năng kỳ diệu của tế bào gốc trong việc ứng dụng điều trị những căn bệnh hiểm nghèo là không thể phủ nhận. Nhưng ở nước ta, nhận thức về vấn đề này con nhiều hạn chế.

Ngân hàng tế bào gốc còn là… giấc mơ

Vấn đề tế bào gốc là một chiến lược của quốc gia. Nó không chỉ ứng dụng trong bệnh máu mà trong ngoại khoa, tim mạch, bỏng, làm đẹp. Càng ngày các nghiên cứu càng cho rằng, tế bào gốc có những ứng dụng rất mạnh mẽ.

Thực tế ở Viện Huyết học và truyền máu Trung Ương chủ yếu lấy nguồn tế bào gốc ở máu ngoại vi. Người ta tiêm một loại thuốc vào cơ thể để tế bào gốc phát triển. Qua máy sẽ lọc ra tế bào gốc và cái nào không phải là tế bào gốc nó sẽ truyền lại cho cơ thể. Hiện nay bệnh viện này chủ yếu lấy từ chính bệnh nhân. Và những người thân ruột thịt để truyền cho bệnh nhân.

Theo ông Nguyễn Anh Trí: "Vấn đề mấu chốt là cần có một chiến lược tế bào gốc thật căn cơ của một đất nước thì mới có thể phát triển hoạt động tế bào gốc một cách bền vững được. Hiện nay, qua theo dõi và nghiên cứu, ở Việt Nam, không khó về kỹ thuật, không khó về kinh phí. Một ca ghép tự thân chỉ mất 150-200 triệu, Còn ghép đồng loại 500-700 triệu đồng, nhưng Bảo hiểm đã chi trả 70%. Chúng ta cũng không khó về trang thiết bị. Nhưng cái khó nhất hiện nay là nguồn người hiến tế bào gốc. Đây là vấn đề mấu chốt".

 Theo các nghiên cứu thì sàng lọc trong 3 vạn người mới có 2 người tương thích với nhau, tương thích hệ thống HLA. Có 6 gen Alan phù hợp với nhau. Còn với anh em ruột thịt, mỗi gia đình chỉ 1-2 con, nên khả năng tìm được người hiến là cực kỳ khó khăn. Hiện nay, có rất nhiều tường hợp bệnh nhân điều trị đang rơi tình trạng như vậy.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Ngân hàng tế bào gốc đầu tiên ở Miền Bắc ở Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung Ương sẽ xây dựng một chiến lược lưu giữ tế bào gốc, trở thành Trung tâm lưu trữ tế bào gốc của Quốc gia.

Tế bào gốc được lưu giữ trong chính cơ thể người

Thực ra, việc tham gia hiến tế bào gốc rất đơn giản. Nó không phải như đi hiến máu. Đầu tiên là khai báo các thông tin của mình, tên, tuổi, nhóm máu, và quan trọng, là phải có thông tin xét nghiệm về hệ thống HLA của cá nhân đó. Tất cả thông tin này có một phần mềm lưu giữ lại trong máy tính. Bằng cách này chúng ta không chỉ có 20 ngàn 30 ngàn người mà hàng trăm ngàn, thậm chí 3, 4 trăm ngàn người. Lúc đó chúng ta có thể kết nối với quốc tế. Và lúc đó, tế bào gốc trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Cách lưu trữ tế bào gốc hữu hiệu nhất hiện nay là giữ trong chính cơ thể con người. Chứ không phải chỉ trong các labo. Bởi nếu lưu trữ bằng các phương pháp khoa học thì tế bào cũng đã qua xử lý, rủi ro sẽ cao. Nên tế bào gốc lấy từ tủy xương và máu ngoại vi thì nên lưu giữ trong chính các cá thể. Lúc đó, trung tâm tế bào gốc trở thành điểm kết nối chứ không chỉ là nơi lưu trữ.

Những người hiến tế bào gốc không bị ảnh hưởng gì. Đó là khẳng định của các chuyên gia. Quy trình hiến cũng rất đơn giản. Ở một người sau khi đọ chéo, thấy phù hợp và đến hiến. Đến bệnh viện, họ được tiêm một loại thuốc kích thích sinh tế bào gốc lên. Và lấy máu làm xét nghiệm, khi đủ một lượng tế bào gốc, người ta dung máy để gạn tế bào gốc, chỉ lấy khoảng 20ml máu. 

Năm 1994, Ariff Bongso, Nhà khoa học người Sri Lanka, là người đầu tiên trên thế giới tách thành công tế bào gốc từ phôi người. Trong lịch sử nghiên cứu TBG, việc tách TBG từ gốc phôi hoặc nhũ nhi (thai) có thời gian từng bị lên án dữ dội từ dư luận xã hội và tín ngưỡng tôn giáo phương Tây, về việc vi phạm vấn đề y đức. TBG trưởng thành cũng ít được quan tâm bởi khả năng cho tế bào ít, già và khó biệt hóa...

Năm 2004, tại trường ĐH Quốc gia Singapore, Giáo sư- Tiến sĩ - Bác sĩ Phan Toàn Thắng là người đầu tiên trên thế giới tách được tế bào gốc từ màng cuống dây rốn, một phát minh đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học thế giới.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung Ương

Việc hiến tế bào gốc cũng là một việc làm nhân đạo. Có thể hiện nay, do người dân chúng ta chưa hiểu biết rõ về phương pháp điều trị này nên còn ngần ngại. Nhưng, với khả năng kỳ diệu, tế bào gốc có thể chữa trị được những bệnh thập tử nhất sinh. Vấn đề là chúng ta cần xây dựng một chiến lược tế bào gốc mang tầm quốc gia, điều đó, cần sự ủng hộ của mọi người dân. Chúng ta đang rất khan hiếm nguồn tế bào gốc. Tuy nhiên, bài học rút ra từ nhiều trung tâm tế bào gốc trên thế giới là một quốc gia không nên trung tâm tế bào gốc, mà nên tạp trung vào một vài nơi.

Nhóm PV

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文