Trào lưu "cô dâu IELTS" ở Ấn Độ

08:07 14/05/2020
Một xu hướng mới xuất hiện ở bang Punjab, Ấn Độ là các gia đình tìm kiếm con dâu dựa trên trình độ tiếng Anh của họ.


Hôn nhân sắp đặt diễn ra khá phổ biến ở một số quốc gia Nam Á, trong đó có Ấn Độ. Một xu hướng mới xuất hiện ở bang Punjab, Ấn Độ là các gia đình tìm kiếm con dâu dựa trên trình độ tiếng Anh của họ. Nguyên nhân của vấn đề này là khi có trình độ tiếng Anh để đi du học, các cô dâu tương lai có thể đưa chồng cùng đến những "miền đất hứa".

Số điểm IELTS cao tăng cơ hội cho một "cuộc hôn nhân tốt"

Trong những năm gần đây, nhiều thanh niên ở bang Punjab phải đối mặt với các vấn đề như thất nghiệp, thất bại trong kinh doanh hay lạm dụng ma túy. Với mong muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, họ thường tìm cách di cư đến các quốc gia như Mỹ, Canada hoặc Australia để kiếm việc làm lao động phổ thông.

Cha mẹ của những nam thanh niên tìm kiếm những cô gái trẻ có mong muốn học tập và hứa hẹn kết hôn với con trai họ. Thỏa thuận là, nếu cô gái đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trình độ tiếng Anh, được nhận vào một trường đại học nước ngoài thì gia đình chú rể sẽ trả tiền cho việc học của cô gái cũng như chi phí để vợ chồng ra nước ngoài sinh sống. Do đó, hàng trăm trung tâm luyện thi tiếng Anh đã mở ra tại bang Punjab. Một số điểm IELTS cao làm tăng cơ hội cho một "cuộc hôn nhân tốt".

Simarpreet, 22 tuổi, thường xuyên đến một trung tâm ngoại ngữ luyện thi IELTS ở Amritsar để cải thiện trình độ tiếng Anh. Mục tiêu mà Simarpreet đặt ra là phải đạt tối thiểu IELTS 6.0 trở lên để hiện thức hóa ước mơ của mình.

Vì trào lưu "cô dâu IELTS", hàng trăm trung tâm luyện thi Anh đã mở ra tại bang Punjab thời gian gần đây.

Karanvir không hoàn thành chương trình đại học do lười biếng. Cha mẹ anh là nông dân sống ở Tarn Taran, bang Punjab, sở hữu khá nhiều đất đai nhưng Karanvir cũng không quan tâm đến nông nghiệp. 

Tất cả những gì anh ấy muốn là rời khỏi Ấn Độ đến sống tại một quốc gia phương Tây nào đó. Một người mai mối chuyên nghiệp đã tiếp cận gia đình của Simarpreet và Karanvir để kết nối một cuộc hôn nhân IELTS.

Để có được thị thực du học nước ngoài, Simarpreet cần có điểm IELTS tốt và người chồng tương lai có thể cùng cô ra nước ngoài sinh sống. Đổi lại, gia đình của Karanvir sẵn sàng chi trả cho đám cưới, việc học của Simarpreet cũng như toàn bộ chi phí cho cặp đôi ra nước ngoài. 

Tuy nhiên, tất cả chỉ là thỏa thuận miệng. Simarpreet và Karanvir chỉ có thể thành vợ chồng khi Karanvir nhận được visa ra nước ngoài. Trong một số trường hợp, các cô gái có thể thi IELTS sau đám cưới. Họ có thể ly hôn nếu người vợ không đạt điểm IELTS tốt và không thể đưa chồng ra nước ngoài.

Những người phụ nữ tiếp tục mắc kẹt trong những cuộc hôn nhân sắp đặt

Canada, Anh và Mỹ là những điểm đến yêu thích của nhiều người ở Punjab. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các quốc gia này đã thắt chặt các quy tắc cấp thị thực nên việc làm visa không hề dễ dàng. Australia có chính sách cấp thị thực tương đối "mở" nên hiện nay, quốc gia này trở thành một điểm đến yêu thích mới của giới trẻ Punjab.

Trào lưu "cô dâu IELTS" đang làm thay đổi nhiều vấn đề trong hôn nhân truyền thống Ấn Độ.

Ở nhiều quốc gia Nam Á, cô dâu sẽ mang những vật phẩm có giá trị như đồ đạc, trang sức hoặc tiền đến gia đình chồng. Không có khả năng đáp ứng các điều kiện về của hồi môn có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc hôn nhân. Nhiều người cho rằng, trào lưu "cô dâu IELTS" đang làm thay đổi nhiều vấn đề trong hôn nhân truyền thống Ấn Độ.

"Không có dữ liệu xác thực về "các cuộc hôn nhân IELTS", điều này gây khó khăn cho việc đánh giá thực tế. Tuy nhiên, thực tế này có thể chấm dứt sự phân biệt đối xử có hệ thống đối với phụ nữ. Đó là một loại "của hồi môn ngược", một quan chức cấp cao của bang Punjab nói với phóng viên tờ DW (Đức) với điều kiện giấu tên.

Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ ở bang Punjab bày tỏ lo ngại về những gì đang diễn ra trong thực tiễn. "Những người phụ nữ có thể tiếp tục mắc kẹt trong cuộc hôn nhân IELTS. Họ vẫn luôn là nạn nhân của bạo lực gia đình", một nhà hoạt động nhân quyền nói.

"Tôi đã bắt gặp một vài trường hợp luật sư yêu cầu cô gái giải trình khi điểm IELTS không đủ để đi du học. Sau đó, họ bắt đầu yêu cầu của hồi môn vì cô gái chưa đáp ứng điều kiện chính cho cuộc hôn nhân. Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của người dân là vấn đề rất quan trọng để giải quyết bài toán đang đặt ra", Manisha Gulati, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ phụ nữ bang Punjab cho biết.

Tường Phạm (tổng hợp)

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân trong CAND năm 2025. Lễ phát động được truyền trực tuyến từ điểm cầu Bộ Công an tại Hà Nội đến điểm cầu Công an các địa phương.

Ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Văn Mạnh Thắng (SN 1972, HKTT tại khu Đình, xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chưa bao giờ ranh giới giữa "đỉnh cao" và "vực sâu" của các idol mạng lại mong manh đến vậy. Các nền tảng mạng xã hội như TikTok đã tạo ra một "chiếc máy tốc độ" sản sinh người nổi tiếng chỉ sau vài clip viral.

Ngày 14/5, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên Thượng tá Nguyễn Lê Cường, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH bị thương trong khi tham gia chữa cháy tại khu vực nhà xưởng số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Sợ chồng sẽ bị án phạt nặng vì tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Hằng nhờ Hoàn tìm người "chạy án". Thông qua bạn bè giới thiệu, Hoàn gặp Lưu nhờ cậy. Lưu mạo nhận quen biết nhiều người làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn của Hằng...

Kể từ khi hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã có hơn 3 thập niên phát triển thể thao thành tích cao. Hoạt động tập huấn nước ngoài là một phần quan trọng trên hành trình tiến bộ của các vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), và đi cùng họ là không ít câu chuyện thú vị liên quan đến mỗi chuyến xuất ngoại.

“Chỉ với 4 tài sản là tòa nhà Windsor Plaza, tòa nhà Times Square, chợ Vải và Dự án BĐS Mũi Đèn Đỏ trong vụ án hình sự liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB trong tổng số 726 mã tài sản được Công ty thẩm định giá H định giá, đem so với kết quả thẩm định của Công ty CP giám định và thẩm định tài sản V - một trong 19 công ty thẩm định giá được Bộ Tài chính giới thiệu cho Ngân hàng Nhà nước đã có sự chênh lệch lên tới 193 nghìn tỷ đồng…”. Thông tin trên được TS LS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu ra tại hội thảo “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế” do Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 14/5…

Sau vụ đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an triệt phá, các cơ chuyên môn cũng nhanh chóng siết chặt quản lý. Khi tên mình bị gắn lên các nội dung quảng cáo của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo đóng hộp uống liền của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (Nestlé Việt Nam), Viện Dinh dưỡng đã có văn bản đề nghị Nestlé Việt Nam gỡ bỏ các nội dung quảng cáo không đúng…

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ em bị đỉa chui vào và ký sinh trong tai, mũi, họng, sau đó xuống đường thở do đi tắm suối, một số trẻ đến viện trong tình trạng ho ra máu tươi, có cảm giác như có con gì bò trong họng.

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Cục Kế hoạch và Tài chính tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2025 – 2030 và phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.