Trung Quốc sử dụng robot bồ câu để giám sát bầu trời

16:43 05/08/2018
Các robot chim bồ câu đang được sử dụng quy mô lớn trên bầu trời Trung Quốc với công nghệ giám sát ở mức độ tiên tiến.


Hôm 30-7, lần đầu tiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng viết về chương trình chim gián điệp mà nhà chức trách Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tại ít nhất 5 tỉnh của nước này. Chương trình này cung cấp một xu hướng mới trong mạng lưới giám sát tiên tiến của đất nước hơn 1 tỷ dân. 

Theo đó, các máy bay không người lái có hình dáng giống chim bồ câu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Tây Bắc ở tỉnh Thiểm Tây phát triển để làm nhiệm vụ do thám. Đội quân "robot chim" này được lực lượng không quân Trung Quốc quản lý và đang trở thành giải pháp tối ưu cho lĩnh vực giám sát bầu trời tại Trung Quốc. 

Yang Wenqing, một trong những nhà nghiên cứu của Đại học Bách khoa Tây Bắc tham gia dự án này cho biết, việc tung ra công nghệ vẫn đang trong giai đoạn đầu và quy mô còn nhỏ. Trong khi đó, một GS thuộc Trường Đại học hàng không hợp tác với không quân Trung Quốc trong chương trình này nói: "Chúng tôi tin rằng công nghệ có tiềm năng tốt cho việc sử dụng quy mô lớn trong tương lai... Nó có một số lợi thế độc đáo để đáp ứng nhu cầu về máy bay không người lái trong các lĩnh vực quân sự và dân sự".

Những hình ảnh về robot bồ câu được báo chí Trung Quốc đăng tải.

Vậy tính năng của robot chim bồ câu gồm những gì? Mỗi con chim robot được trang bị công nghệ GPS, máy ảnh độ nét cao và hệ thống điều khiển bay kết nối với vệ tinh để cho phép điều khiển từ xa. Không giống với các thiết bị bay không người lái có cánh cố định, hoặc cánh quạt, các thiết bị điều khiển từ xa mới này bắt chước hoạt động vỗ cánh của loài chim để bay lên cao, lượn, và chuyển động nhẹ nhàng trong không trung. 

Cơ chế flapping bao gồm một cặp crank-rockers được điều khiển bởi một động cơ điện, trong khi cánh có thể biến dạng một chút khi di chuyển lên và xuống, tạo ra không chỉ nâng mà còn đẩy để lái máy bay về phía trước. Phần mềm được thiết kế đặc biệt giúp chống lại bất kỳ chuyển động giật nào để đảm bảo máy ảnh tích hợp đạt được hình ảnh sắc nét và video ổn định. 

Một nhà nghiên cứu khác cũng tham gia trong dự án “Bồ câu” cho biết mục tiêu phát triển của họ là một thế hệ thiết bị bay mới với kỹ thuật được lấy cảm hứng từ sinh học, động vật, để tránh được sự phát hiện của con người và thậm chí là cả radar. Nói rõ hơn về cơ chế này, GS Li Yachao, một nhà nghiên cứu radar quân sự tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Quốc phòng của Radar Xử lý tín hiệu ở Tây An, cho biết sự chuyển động cánh của robot chim bồ cầu rất thật và nó có thể đánh lừa ngay cả những hệ thống radar nhạy cảm nhất. 

Ông này cũng cho biết nhóm nghiên cứu đã tiến hành gần 2.000 chuyến bay thử nghiệm trước khi triển khai thiết bị này trong các tình huống thực tế. Một thí nghiệm được thực hiện ở vùng Nội Mông, Bắc Trung Quốc, đã cho thiết bị bay này bay lượn trên một đàn cừu. Cừu vốn là loại động vật rất nhạy cảm với tiếng ồn và thường dễ bị kích động.

Thế nhưng đàn cừu này mảy may chẳng có một động thái hoảng sợ nào khi thiết bị bay bay lượn trên đầu chúng. Trung Quốc gần đây cũng đã thử nghiệm một đội tàu bay không người lái, có khả năng tạo thành một "bầy cá mập" chống lại các tàu địch. Các cuộc tập trận liên quan đến 56 tàu không người lái đã diễn ra tại Biển Nam Trung Hoa hồi đầu tháng 6 để chứng minh khả năng làm việc của chúng nếu xảy ra chiến tranh trên biển. 

Chương trình "chim gián điệp" mới này được gọi với cái tên "robot bồ câu", do GS Song Bifeng thuộc Đại học Bách khoa Tây Bắc dẫn đầu. GS Song Bifeng là là nhà khoa học cấp cao trong chương trình máy bay phản lực tàng hình J-20 và đã được vinh danh bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc cho quá trình làm việc của mình. Trong lần gặp gỡ báo chí, GS Song Bifeng có giải thích rằng, robot bồ cầu có trị giá khoảng 10 tỷ NDT (tương đương 1,54 tỷ USD). 

Thiết bị này nặng khoảng 200gram, có sải cánh khoảng 50cm và có thể bay với tốc độ lên tới 40km/giờ trong tối đa 30 phút. Nhóm nghiên cứu đã chọn cái tên robot bồ câu là bởi loài chim vốn dĩ là những bậc thầy bay lượn. Có những loài chim nhỏ bé những vẫn có thể bay 11,000km không ngừng từ Alaska đến New Zealand vào mỗi mùa thu. Chuyến hành trình khổng lồ này chỉ mất vỏn vẹn có 8 ngày. 

Cùng với những tiến bộ trong công nghệ trí thông minh nhân tạo, GS Song Bifeng cho biết rằng, ông hi vọng thế hệ robot bồ câu tiếp theo sẽ có thể bay trong các điều kiện phức tạp và thậm chí là ra quyết định xử lý tình huống độc lập khi bay. 

"Khi ngày đó đến, các robot bồ câu này sẽ ngang hàng hoặc thậm chí vượt xa trí thông minh của các sinh vật trong tự nhiên", ông nói. Được biết, dự án robot bồ câu không phải là loại robot không người lái duy nhất được phát triển ở Trung Quốc. Vào năm 2012, Đại học Hàng không và Phi hành gia Nam Kinh từng phát hành “Tian Ying”, một con chim robot có kích thước bằng một con đại bàng.

Linh Oanh

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文