Văn hóa Việt Nam "lép vế" trong hội nhập

23:37 17/07/2013

"Ảnh hưởng của xu thế văn hóa thế giới trong hoạch định chính sách và quản lý văn hóa" là tên một hội thảo khoa học vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, nhằm đánh giá lại 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Khi thế giới đã trở nên "phẳng" hơn, thì giao lưu, hội nhập văn hóa là một tất yếu. Chúng ta đã tiếp nhận rất nhiều nền văn hóa khác nhau, thông qua các sản phẩm văn hóa, từ du lịch tới điện ảnh,văn học, hội họa...

Trong 15 năm qua, bộ mặt văn hóa Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi, cả về lượng và chất. Cái hay rất nhiều nhưng cái dở không ít. Tiếp thu không chọn lọc trong văn hóa đang gây ra những hệ lụy phức tạp, như xói mòn các giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc, sinh ra tâm lý "vọng ngoại" trong tiếp nhận văn hóa của một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Trong khi việc tiếp nhận văn hóa ồ ạt, thì việc "xuất khẩu" văn hóa Việt ra nước ngoài lại nằm trong tình trạng "hẩm hiu", lẻ tẻ, ít thành tựu. Tham gia vào cuộc chơi sòng phẳng và bình đẳng với thế giới, chúng ta đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu, cả trong nội lực văn hóa lẫn trong chính sách quản lý, hoạch định để đưa văn hóa Việt ra ngoài biên giới, kể với thế giới về một Việt Nam "đậm đà bản sắc".

Nhìn một cách thẳng thắn, trực diện, văn hóa Việt thực sự đang "lép vế" trước các cuộc "xâm lăng" của văn hóa các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và đặc biệt là văn hóa Mỹ. Nhà nước, ngành văn hóa chưa có một chiến lược lâu dài, có hiệu quả trong việc đưa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Những cuộc "mang chuông đi đánh xứ người", từ rầm rộ đến lặng lẽ, không đưa lại một kết quả có tính dài lâu, bền vững, không gây được những "chấn động lớn" trong cảm nhận của công chúng thế giới.

Người làm quản lý văn hóa Việt Nam thực sự chưa hiểu được "khẩu vị" của thực khách văn hóa thế giới, nên ngay cả những "đơn hàng" kỳ công nhất, vẫn không tạo ra được một sự ảnh hưởng mạnh mẽ, như chính văn hóa trong nước đang chịu ảnh hưởng (từ văn hóa Mỹ, văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc chẳng hạn).

"Lép vế" trong hội nhập văn hóa có một nguy cơ lớn, là nếu chúng ta không có một nội lực thâm hậu, đủ mạnh để chống chọi với cơn bão văn hóa ngoại lai đang càn quét, thì chúng ta sẽ mất bản sắc. Một nền văn hóa mất bản sắc nghĩa là một nền văn hóa đã bị hòa tan trong áp lực "công phá" của hội nhập. Đây là một nỗi lo không chỉ của các nhà quản lý văn hóa, mà của toàn xã hội...

Sự kiện người không tay không chân vĩ đại Nick Vujicic đến Việt Nam vừa qua là một ví dụ cho thấy, người Việt mình chưa giỏi trong tạo ra các "đặc sản văn hóa". Nói như nhà thơ Mai Linh, đặc tính chung của một nền văn hóa nhược tiểu là "Bụt chùa nhà không thiêng", cái gì của nhà cũng không hay, mà cái gì của thế giới cũng hay. Tâm lý vọng ngoại cũng đang tạo ra một "sức ì" trong giao lưu, hội nhập văn hóa. Tức là vẫn mang một tâm lý ít nhiều tự ti, thì không thể giong buồm ra khơi, chơi những cuộc chơi lớn và bình đẳng...

Tìm ra những giải pháp tháo gỡ vấn đề này, là câu chuyện thời sự của các nhà hoạch định chính sách văn hóa. Văn hóa Việt chỉ có thể ra khỏi tình trạng "lép vế" hiện nay, trong giao lưu và hội nhập, khi có những chiến lược lâu dài và tầm vóc, đủ để tạo ra những làn sóng mạnh mẽ trong tiếp nhận của bạn bè quốc tế. Muốn làm được như vậy, thì công tác đầu tư cho nhân lực, gồm những người tài năng trong sáng tạo và trong quản lý văn hóa là công tác then chốt không thể bỏ qua...

Bình Nguyên Trang

Sau khi chuyên án được xác lập, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, các thành viên trong Ban Chuyên án đã tập trung lực lượng đấu tranh với các đối tượng đường dây.

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khai mạc hôm 28/4 tại TP Rio de Janeiro, Brazil, đã diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động lớn về kinh tế, chính trị và an ninh. Đây không chỉ là cuộc gặp ngoại giao thường niên, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới phần còn lại của thế giới: BRICS đang quyết tâm trở thành một cực quyền lực mới trong trật tự toàn cầu vốn lâu nay bị chi phối bởi phương Tây.

Đó là anh Hồ Xuân Hoàng, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng Thái, huyện A Lưới - người dân tộc Tà Ôi và anh Trần Đình Hòa, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (TP Huế). Cả hai vừa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) giai đoạn 2020-2025.

Mặc dù chưa đến mùa mưa, nhưng chỉ với một cơn mưa rào ngày 1/5, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội đã lại ngập sâu, người dân di chuyển khó khăn. Điều đáng bàn là Hà Nội đã đầu tư nhiều dự án thoát nước với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, nhưng năm nào cũng lặp lại điệp khúc: "Mưa là ngập".

Không chỉ làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, giữ gìn ANTT ở cơ sở, Đại uý Lê Cao Cường - Trưởng Công an xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá còn được nhân dân địa phương biết đến là người có tấm lòng nhân ái, luôn trăn trở trước phận đời kém may may mắn…

Ngày 3/5, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với: Nguyễn Thành Thuyên (SN 1988), Trần Thị Phương Uyên (SN 2002), cùng ngụ tỉnh Vĩnh Long và Phan Việt Anh (SN 1990, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.