"Xứ mù" giữa lòng "vương quốc hành tím"

12:00 31/12/2014
Chưa từng có một kết luận chính thức nào của y tế về "mối liên quan" giữa hơn 1500 người mù và vựa hành tím ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Hơn 1.500 người mù không phải do bẩm sinh. Hơn 1.500 người mù ở đủ mọi lứa tuổi. Rất nhiều gia đình trồng hành có người bị mù, có gia đình mù đến 2-3 người. Và, hầu hết những gia đình có người bị mù ấy, quanh năm chỉ biết làm bạn với ruộng đồng, với cây hành tím.

Cứ ra ngõ là gặp… người mù

"Người mù ở đây nhiều lắm, cứ bước chân ra ngõ là gặp" - Bà con nơi này vẫn thường giấu nỗi lo trước khách lạ bằng câu nói (có vẻ) bông đùa như thế. Xã Lạc Hòa, chỉ riêng một ấp Đại Bái B đã hơn 100 người mù, trong khi tổng số nóc nhà của cả ấp chỉ hơn 300. Là người phụ trách việc lập danh sách người mù của ấp để đưa lên các tổ chức hỗ trợ, ông Lâm Tha cất giọng khô khốc thống kê. Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Y tế thị xã Vĩnh Châu, hiện nay, toàn thị xã có hơn 1.500 người bị mù không phải do bẩm sinh (10 năm trước, con số này lên đến 2.900 người).

Bị mù một mắt từ khi mới 3 tuổi, còn một con mắt nên ông Huỳnh Văn Thành vẫn lao động được, sau đó lập gia đình và có con. Nhưng khi người con trai lớn của ông lên 11 tuổi thì ông Thành mù nốt con mắt còn lại. Vốn là một người trụ cột chính của gia đình, bỗng nhiên ông trở thành người "tàn" hai con mắt, chỉ còn biết quanh quẩn từ nhà ra ngõ. "Chỉ mình vợ tui đi làm mướn, không đủ nuôi sống 5 miệng ăn chứ nói gì đến học hành cho các con, cả ba đứa nhỏ đều thất học, tụi nó cũng phải đi làm mướn từ khi còn nhỏ xíu…" - ông Thành kể, đôi mắt không chớp, không còn khả năng để thể hiện cảm xúc, tâm tư, chỉ có nước mắt đang ầng ậng dưới đôi con mắt trắng đục như cùi nhãn. Người đời đã đúc rút: "giàu hai con mắt", mà ông, mắt thì đã hỏng cả hai. Nhưng rồi bĩ cực chưa qua, tai họa lại ập đến. 10 năm sau, bà Phước vợ ông cũng không tránh được tai họa như chồng. Vài năm sau, lại đến lượt cô con dâu chịu án mù cả 2 mắt, khi mới 25 tuổi đầu.

Những người mù ở Vĩnh Châu.

Nhà chị Thái Thị Dương ở ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải có đến 5 người mù. Năm 8 tuổi, chị đã theo cha, mẹ đi bóc hành thuê. Cách đây khoảng 10 năm, trong lúc đang bóc hành, chị bị nước hành bắn vào mắt, nước mắt cứ chảy và đau nhức, nhưng nhà nghèo nên chẳng đi khám chữa gì, chị chỉ ra hiệu thuốc mua một lọ nước muối sinh lý về nhỏ. Một tháng sau, mắt chị mờ dần và không còn nhìn thấy gì nữa. Hai năm sau thì mẹ, hai anh trai, em gái chị cũng vĩnh viễn mất đi đôi mắt.

Tịnh xá Ngọc Châu Như (ở ấp Cà Lăng A Biển, thị xã Vĩnh Châu) nhiều năm nay là nơi nương tựa của người nghèo, người già cô đơn, và cả những người… mù. Trong khuôn viên chùa, người già mắt sáng chậm chạp dìu người mù lòa bước đi thì ít; người mù lòa bám víu nhau lệt sệt, rờ rẫm từng bước đi thì nhiều. Châu Thị The, 27 tuổi, gương mặt sáng, đeo kính đen ngồi lặng lẽ. The bị mù khi mới 22 tuổi: "Năm em 20 tuổi thì đau mắt nặng, chữa hoài mà hổng hết, lúc được người làm từ thiện đưa lên Sài Gòn chữa thì bác sĩ bảo đã bị sẹo ở giác mạc rồi, làm sao chữa được nữa". Ni sư Như Huệ thở dài: "Hơn 1.500 người mù ở thị xã thì có khoảng 300 người mù hoàn toàn, còn lại là những người bị múc bỏ một mắt, rồi bị mờ mắt. Đấy là con số ban đầu ghi nhận được thôi, chứ thực tế thì còn hơn nữa…".

Đi tìm nguyên nhân

Vĩnh Châu từ lâu đã được mệnh danh là "thủ phủ hành tím" của cả nước với hơn 5.000 ha trồng hành, hằng năm xuất ra thị trường cả trăm ngàn tấn, hơn 5.000 hộ chuyên canh hành tím và hơn 2.000 hộ chuyên làm mướn cho các chủ trang trại. Ông Huỳnh Văn Thành cũng gắn với cây hành từ ngày còn bé, mãi sau này khi nghe người lớn kể lại, ông Thành mới biết nguyên nhân dẫn đến hai con mắt hỏng của mình là do trong một lần bố mẹ đi làm mướn mang ông theo, không có người trông, ông ngồi nghịch phấn hành rồi đưa tay dụi mắt, khi biết thì quá muộn. Bà Phước vợ ông cũng thế, "một lần trộn phấn hành, tui đã để bụi phấn dính vào mắt, tối về nghe đau, sốt, rồi sáng ra không còn nhìn thấy một bên. Gom góp đủ tiền xe đi bệnh viện, tui không tin vào tai mình khi nghe bác sĩ bảo phải bỏ đi một mắt để giữ con mắt còn lại". Châu Thị The, cô gái 27 tuổi ở Tịnh xá Ngọc Châu Như, mà chúng tôi nhắc tới ở phần trước cũng gắn với củ hành từ khi 15 tuổi, không biết bao nhiêu lần cô đã cay, nhức mắt vì phấn hành.

Ni sư Như Huệ cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân bị mù lòa là không giữ gìn vệ sinh.

Vừa thoăn thoắt làm hành, bà Lâm Thị Trang, một người dân Vĩnh Châu vừa kể: "Hành trồng 3 tháng thì được thu, để khô, đánh phấn cho sâu nó khỏi ăn, sau 2 tháng trồng thì trồng mà bán thì bán. Đánh phấn là đánh thuốc sâu ấy. Một năm trồng 2 vụ, nhỏ trồng ra lớn rồi lớn lại trồng ra nhỏ. Phải đánh phấn thế, độc thì biết, nhưng không đánh phấn thì chỉ một tuần là sâu nó ăn hết".

Ông Lâm Tha nói: "Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây mù cho người dân là do đâu. Có người cho rằng do môi trường ô nhiễm, người dân dùng nước bẩn ở các ruộng hành tưới tiêu chảy xuống có trộn lẫn hóa chất, thuốc trừ sâu. Có người cho rằng do vùng này nhiều bụi cát, lúc lao động bị bụi bay vào mắt, người dân lấy tay quệt làm rách giác mạc… Cũng có người đổ thừa do chất cay nồng của củ hành hoặc phấn bảo quản củ hành trộn với thuốc trừ sâu. Nhưng theo tôi thì người mù do bị ảnh hưởng bởi phấn bảo quản củ hành là có khả năng cao nhất, vì hầu hết những người mù đều là người làm thuê, không có đất sản xuất. Họ là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại này".

Khác với nhận định dè dặt của ông Tha, một cán bộ xã Lạc Hòa chắc như đinh đóng cột: "Số người mù trong xã ngày càng nhiều thêm, vì họ vẫn theo thói quen dùng chất độc Mipcin, có chứa hoạt chất Methyl Parathion làm phấn ủ củ hành. Dù chính quyền đã cấm sử dụng chất độc này làm chất bảo quản củ hành từ lâu, nhưng người dân vẫn bất chấp vì cuộc mưu sinh, mà hậu quả thì chỉ có những người dân nghèo làm thuê lãnh đủ".

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Lạc Hòa, ông Lâm Âu thì phân tích: "Vùng ven biển trước không có đường sá như bây giờ đâu. Xe chạy cát bay mù mịt, người dân cũng chẳng có mũ bảo hiểm, kính mát gì cả. Cát, bụi bay vào mắt thì cứ lấy tay mà quệt vào mắt. Giác mạc của mắt rất mỏng, nên dễ bị rách dẫn đến ngứa. Đã ngứa thì cứ dụi hoài thành thử mắt dễ bị thương tổn. Khi mắt bị đau họ cứ mua thuốc về nhỏ, vô tình làm cho giác mạc bị tổn thương. Chính vì người dân không am hiểu về giữ gìn vệ sinh cho mắt nên dẫn đến tình trạng bị mù mắt nhiều hơn các địa phương khác. Còn chất bảo quản hành tím có thể không phải là nguyên nhân dẫn đến mù mắt. Ngay tại Lạc Hòa, nhiều gia đình 3 đời làm nghề trồng hành tím chẳng có ai bị mù cả. Ngược lại, những người chẳng liên quan gì đến nghề trồng hành tím mà gia đình bị mù đến 2 người. Đó là những người dân nghèo ven biển, những bác xe ôm chuyên chở hàng hóa, nông sản từ vùng đất ven biển này ra thành phố Sóc Trăng".

Vĩnh Châu được mệnh danh là "vương quốc hành tím".

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Vĩnh Châu nên hơn ai hết, ni sư Như Huệ hiểu rất rõ cội nguồn dẫn đến vấn nạn mù ở địa phương mình. Cùng quan điểm với ông Lâm Âu, ni sư khẳng định nếu đổ lỗi mọi sự do phấn hành là không chuẩn xác: "Mùa thu hoạch hành là thời điểm mà Vĩnh Châu có nhiều người bị các chứng bệnh về mắt nhất. Phấn hành độc hại là vậy nhưng người trồng hành ở Vĩnh Châu thờ ơ, xem nhẹ sự nguy hiểm của nó. Khi vào phấn hành, họ chẳng dùng bất kỳ biện pháp phòng tránh nào. Hành được vào phấn rồi, vậy là người ta chất đầy trong nhà, cùng ăn cùng ở với hóa chất độc hại. Sẽ chẳng có quá nhiều người bị mù lòa nếu như khi bị phấn hành, hóa chất xộc vào mắt được chữa trị kịp thời, đúng cách. Do ít kiến thức, ý thức kém mà bà con làm khổ cho chính mình và người thân. Mắt ngứa, mắt đau, vậy là họ tự chữa. Họ tìm hái một số loại cây lá theo mách bảo truyền miệng, giã nát rồi dùng chiếc khăn mà mình hay quấn đầu, lau mồ hôi vắt lên mắt, để lá cây thuốc dập nhỏ lên trên. Đang bị tổn thương, nay bị đắp thuốc với chiếc khăn mất vệ sinh nên mắt chóng lành đâu không thấy, chỉ thấy biến chứng càng thêm nguy kịch và hậu quả dẫn đến cảnh mù".

Bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm (nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ) khẳng định các loại hóa chất trừ sâu, trừ mối như DDT hay Mipcin (chứa methyl parathion) đều độc hại và không thể sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Khi con người tiếp xúc với các loại hóa chất này có thể bị xâm nhiễm qua da, nếu bay vào mắt hoặc dùng tay dính các chất này dụi vào mắt sẽ dẫn đến viêm giác mạc, gây loét giác mạc nhiễm trùng và mù mắt.

Ông Huỳnh Văn Hồng, Trưởng phòng Y tế thị xã Vĩnh Châu, cho hay, có nhiều nguyên nhân gây mù lòa là do bụi hành, hơi cay khi bóc củ hành xộc vào mắt, nhiều người thường lấy tay dụi gây viêm loét. Cũng theo ông Hồng, người trồng hành bị mù đang có dấu hiệu tăng nhưng chưa có thống kê chính xác. Hội Chữ thập đỏ và các đoàn thể đã vận động bà con đi khám, mổ mắt mỗi năm khoảng 300 trường hợp.
Đậu Dung

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文