Để tấm bằng đại học thật sự có ý nghĩa

14:52 24/04/2016
Đến hôm nay, gần một năm đã trôi qua, nhưng kỳ thi quốc gia hai trong một vẫn còn là "ác mộng" với các thí sinh được coi là "chuột bạch" cho cuộc đổi mới này. Tất nhiên, cái mới dù tiến bộ đến mấy nhưng vẫn bộc lộ những bước loạng quạng khi đi vào cuộc sống. 


Nhiều gia đình có con em dự thi như ngồi trên chảo lửa đến tận ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển sau khi đã "nộp vào, rút ra" ở một số trường như một cuộc chơi chứng khoán bất đắc dĩ.

Và hậu quả đầu tiên của cái sự "nộp vào, rút ra" đó, tôi tin là rất nhiều thí sinh đã không được theo học ngôi trường mà mình từng mơ ước, từng kỳ vọng. Họ nộp hồ sơ cốt để được đỗ vào một trường nào đó cho bằng bạn, bằng bè, cho bố mẹ không bị mất sĩ diện với thiên hạ dù sau này, mảnh bằng đại học đó không biết có là chìa khóa để vào đời hay không.

Minh họa của Lê Tiến Vượng.

Mấy năm mài quần trên giảng đường tốn không biết bao nhiêu tiền bạc, sức lực, thời gian nhưng bi kịch cay đắng nhất là cầm tấm bằng đi xin việc. Trong hành trình gian nan và mờ mịt ấy, có người may mắn, kẻ khác trắng tay. Một hội thảo khoa học mới đây cho thấy, trung bình mỗi quý có thêm gần 25.000 người tốt nghiệp đại học và sau đại học thất nghiệp. Chua xót hơn, nếu thanh niên theo đuổi các nghề hàn lâm thì càng lên cao số lượng người thất nghiệp càng nhiều.

Vấn đề này hoàn toàn không mới và được các chuyên gia giáo dục đã bàn nhiều về các giải pháp hữu hiệu trong các hội thảo khoa học. Song, có một nguyên nhân khá thuyết phục, lý giải cho hiện trạng trên, đó là nền kinh tế tri thức của Việt Nam vẫn chỉ trong giai đoạn phát triển ban đầu, chưa tạo ra một lực lượng nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của các công ty, tập đoàn đa quốc gia có quy mô lớn. Do đó, cần đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng các nhu cầu trên bởi đang có sự vênh nhau rất lớn giữa kiến thức đào tạo ở trường lớp với yêu cầu thực tế của công việc.

Khi tốt nghiệp đại học gặp những bế tắc như vậy thì việc học nghề, học cao đẳng lại mang một ý nghĩa tích cực khác. Một chuyên gia kinh tế thẳng thắn nhận định: Nếu theo đuổi học nghề thì khi đạt đến trình độ nào đó, số người thất nghiệp sẽ ít đi rất nhiều. Đây là điều đáng cảnh báo trong việc lựa chọn ngành nghề, bậc học để học. Đây cũng là một hình thức để có thể thay đổi tư tưởng trọng bằng cấp, chuyển hướng đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Mới đây, một bạn trẻ tên là Lê Hải Sơn, 27 tuổi, quê Thanh Hóa đã viết bài "Học đại học để làm gì?" trên trang facebook cá nhân khiến rất nhiều người quan tâm. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có 11.000 lượt thích, 1.300 bình luận cùng hàng nghìn lượt chia sẻ. Sơn đã có những năm tháng miệt mài trên ghế giảng đường, nhưng rồi chính từ những bài học cay đắng của mình, cậu đã thẳng thắn nhận định đó là sai lầm. Hãy nghe Sơn trải lòng:

"…Tôi đã tiêu phí phạm hàng trăm triệu trong 4 năm đi học, tôi học chuyên ngành mà tôi chẳng nghĩ là nó có tương lai gì đối với cá nhân tôi, nhưng tôi vẫn đi học, vì dù sao tốt nghiệp cấp 3 xong và đỗ đại học cũng là bước ngoặt của mỗi đời người, tuy rất đáng trân trọng nhưng sau này tôi mới thấy đó thật sự sai lầm.

Suy cho cùng, tấm bằng đại học nó chẳng có trách nhiệm gì với bạn cả. Nó không phải là tấm vé lên "chuyến bay vinh quang". Nó chỉ chứng minh bạn là một con người bình thường như bao người khác! Nếu bạn không có đam mê hoặc không có cơ sở để sử dụng nó, hãy cất nó đi hoặc treo lên như một bức tranh kỷ niệm.

Tôi nói vậy không phải là khuyên các bạn đừng học đại học, mà muốn nói với các bạn rằng hãy chọn nghề thật kỹ. Học gì? Sau này ra trường có hướng đi tiếp theo hay không? Đừng nghĩ tới chuyện may rủi rằng ra trường biết đâu xin được việc, vì cuộc đời không bao giờ có chuyện "giá như".

Một mùa thi lại về. Mong các bạn trẻ sẽ có quyết định sáng suốt để những năm tháng tiếp theo, các bạn có một tương lai tốt đẹp và không ân hận về những lựa chọn của mình.

Tuấn Nguyễn

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文