Dệt thổ cẩm, nét đẹp truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái

09:00 26/02/2015
Những tấm thổ cẩm rực rỡ luôn khiến cho du khách tò mò. Tuy nhiên, để làm ra được những sản phẩm này, đòi hỏi người phụ nữ phải miệt mài ngồi bên khung cửi dệt cả năm mới hoàn thành. Có mặt ở bản Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), chúng tôi đã được tìm hiểu về văn hóa dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Với phụ nữ, thổ cẩm là cuộc sống

Nằm quần cư theo từng chòm dưới dãy núi Pù Luông là các ngôi nhà sàn được lợp bằng lá cọ của đồng bào dân tộc Thái. Hầu như trong tất cả các ngôi nhà ở đây đều có một hoặc hai người phụ nữ ngồi dệt vải. Họ rất khéo léo khi đưa thoi qua trái rồi lại qua phải, các động tác luồn sợi, bắt go khó đến nỗi người xem phải chăm chú quan sát đến từng chi tiết nhỏ. Theo các cụ cao niên ở trong bản, thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ rất lâu đời.

Dụng cụ dệt vải chỉ là một chiếc khung cửi được làm bằng gỗ, cộng với những thanh tre mộc mạc. Trông thì đơn giản, tuy nhiên nó lại là tài sản gắn liền với đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào. Khi người phụ nữ ngồi vào đó, họ giống như một nghệ nhân tài ba vì luôn phải vận dụng cả chân lẫn tay để thêu dệt. Để tạo ra một tấm thổ cẩm đặc sắc, người phụ nữ Thái phải ngồi vào khung cửi thêu dệt khá lâu mới hoàn thành.

Đến độ tuổi trăng tròn, hầu như tất các cô gái ở trong bản lại phải gấp rút chuẩn bị cho mình những tấm thổ cẩm có đầy đủ họa tiết, làm của hồi môn mang về nhà chồng. Đối với nàng dâu mới, thổ cẩm không chỉ là vật dụng phục vụ bản thân mà nó còn được dùng để biếu hoặc tặng cho bố mẹ, ông, bà nhà chồng. Tặng thổ cẩm vừa thể hiện giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời còn mang hàm ý động viên tinh thần. Bên cạnh đó, thổ cẩm còn là thước đo để đánh giá xem cô gái này có khéo tay, nhẫn nại hay không?

Chị Hà Thị Tiên đang dệt tấm thổ cẩm truyền thống.

Chị Hà Thị Tiên (37 tuổi) tâm sự: "Từ lúc 16 tuổi tôi đã biết thêu dệt thổ cẩm rồi, vì nó gắn liền với cuộc sống của đồng bào. Trước khi đi làm dâu, phụ nữ chúng tôi đều phải biết thêu dệt, nó là cái gốc có từ ngày xưa rồi. Trước đây tôi phải mất ba năm ươm tơ dệt vải mới lấy chồng được đấy chú à. Giờ có con lớn rồi nhưng tôi vẫn không thể nào quên được cách dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Những lúc rảnh rỗi tôi lại tranh thủ ngồi dệt, khi nào được khoảng mười tấm mới bỏ vào gùi để mang xuống chợ Phú Đòn bán". 

Tùy theo từng loại, vì vậy mỗi một tấm thổ cẩm sẽ được chị Tiên bán ra thị trường với mức giá dao động từ ba đến bốn trăm nghìn đồng. Theo chị Tiên, trước kia để làm ra một tấm thổ cẩm cần mất rất nhiều thời gian, vì phải đợi cho con tằm vào kén, sau đó mới xe tơ lấy sợi được. Ngày nay chỉ màu được tư thương bày bán ở khắp các chợ phiên nên bà con mua rất dễ dàng.

Thoi chỉ dùng để dệt thổ cẩm.
Thổ cẩm dệt xong sẽ được phơi khô cho khỏi ẩm.

Nét độc đáo của hoa văn

Đối với trang phục của người Thái Thanh Hóa, hoa văn được thể hiện đậm nét nhất thông qua những đường chỉ uốn lượn trên chiếc cạp váy, hoặc chân váy. Đó cũng là cơ sở để nhận biết được sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Thông thường hoa văn được ưa chuộng nhất là con hươu, con nai, con chim phượng hoặc con rồng quấn đuôi.

Người Thái chọn những con vật này vì nó rất gần gũi với cảnh sắc nơi núi đồi, ruộng nương. Ngoài những con vật này, hoa văn có thể biến tấu theo sở thích của từng người. Có thể hoa văn là hình quả trám, hình ca rô hay hình người cưỡi ngựa... Trong tất cả các chi tiết, việc dệt hoa văn trên cạp váy thường mất rất nhiều thời gian.

Để tạo ra được những đường nét thẩm mỹ nổi trên bề mặt cạp váy của người phụ nữ, bắt buộc phải dùng lụa tơ tằm. Ưu điểm dễ nhận thấy khi sử dụng lụa tơ tằm là nó vừa chắc, bền, lại có màu sắc rực rỡ hơn so với sợi lụa nhân tạo. Hoa văn bằng lụa tơ tằm vừa thể hiện cho sự giàu sang quý phái, đồng thời còn khẳng định bản thân cô gái ấy là một người biết sáng tạo trong việc thêu dệt.

Cũng theo chị Tiên, để tạo ra hoa văn trên cạp váy, khó nhất vẫn là dệt "rồng quấn đuôi". Khi dệt con vật này phải có 24 go để luồn sợi, chỉ cần sai một chi tiết nhỏ sẽ khiến cho chiếc cạp váy mất đi tính thẩm mỹ. Tùy theo từng con vật mà go luồn sợi có thể tăng lên hoặc giảm bớt cho phù hợp. Ngoài dệt "rồng" thì dệt nàng tiên hoặc chim phượng hoàng cũng tương tự, tuy nhiên mức độ khó của nó sẽ giảm dần.

Bên cạnh những nét đặc trưng được thể hiện trên chiếc cạp váy phụ nữ, thì hoa văn ở khăn piêu, chăn, gối… cũng đều có những nét tương đồng. So với cách dệt thổ cẩm truyền thống thì hoa văn hiện nay thường ít phá cách, không tạo được nhiều điểm nhấn. Cũng dễ hiểu, vì những sản phẩm hiện nay thường dệt nhanh, không có nhiều chi tiết đắt. Để thêu dệt ra những tấm thổ cẩm đặc sắc phải có 27 loại hoa văn mới đủ tiêu chuẩn. Sau khi dệt xong, chị Tiên lại mang những tấm thổ cẩm này xuống chợ phiên hoặc các phố núi để bày bán.

Thiếu nữ bản Thái say sưa dệt thổ cẩm.

Bà con dân tộc Thái quan niệm rằng, thổ cẩm là sự hài hòa giữa đất trời, vũ trụ. Chính vì vậy mà người mua có thể lựa chọn cho mình những tấm thổ cẩm ưng ý nhất. Từ những tấm thổ cẩm này, họ có thể ghép thành vỏ chăn, hoặc khâu áo ấm cho trẻ nhỏ trong bốn tháng của mùa đông lạnh giá. Cuộc sống của đồng bào từ xưa đến nay vẫn vậy, thổ cẩm luôn là những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc riêng biệt mà không phải dân tộc nào cũng có.

Cần lưu giữ giá trị văn hóa

Nhận thấy nghề dệt thổ cẩm phải lưu giữ, chính vì vậy mà Hội Phụ nữ xã Lũng Niêm đã triển khai, rồi phổ biến đến từng hộ gia đình bằng những việc làm thiết thực. Theo chị Tiên, khắp toàn xã đã có nghề dệt thổ cẩm. Việc này vừa tranh thủ được thời gian nhàn rỗi vừa tạo ra thu nhập. Qua đó nó còn vẽ ra bức tranh về vẻ đẹp tiềm tàng của người phụ nữ Thái ngồi dệt lụa bên khung cửi.

Hiện một số dân tộc ở miền núi xứ Thanh đang mất dần đi những giá trị văn hóa cốt lõi như: trang phục, ẩm thực, thậm chí cả lối sống và sinh hoạt. Tuy nhiên nơi đây lại có những nét mới trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. Em Hà Thị Duyên (15 tuổi) tâm sự: "Lưu giữ bản sắc văn hóa là một việc làm có ý nghĩa cho thế hệ trẻ như bọn em học tập. Mới đầu tiếp xúc với nghề thêu dệt em cảm thấy rất khó khăn. Từ khi được mẹ giảng dạy và căn dặn thì em mới thấu hiểu được, vì sau này em còn phải đi làm dâu".

Trao đổi cùng Trưởng bản Lặn Ngoài, ông Lò Trọng Tĩnh cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm được phụ nữ ở trong bản rất hưởng ứng. Tôi nhận thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện nghề dệt thổ cẩm đã và đang duy trì được hơn bốn năm nay. Từ khi có làng nghề, cuộc sống của bà con được thay đổi rõ nét, nhiều hộ đã thoát khỏi nghèo nhờ bán thổ cẩm. Thông qua đây, chúng tôi mong rằng Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các làng nghề của bà con dân bản". 

Trong lễ hội, hoa văn được thể hiện rõ nét qua chiếc váy.

Chia tay bản Lặn Ngoài khi mặt trời đã khuất bóng, Duyên cô con gái lớn của chị Tiên còn gửi tặng chúng tôi một chiếc cạp váy có in hình nàng tiên. Tiễn khách ra ngõ, Duyên còn dặn với theo: "Khi nào các anh có dịp trở lại bản, em sẽ đưa xuống chợ Phú Đòn mua thổ cẩm, ở dưới đó người ta bán nhiều đồ đẹp lắm". Xe chúng tôi chạy dọc theo con đường núi quanh co, thỉnh thoảng lại gặp vài cô thiếu nữ đầu đội khăn piêu, cùng những bộ váy thổ cẩm có in hình hoa văn rực rỡ bước đi trên đường.

Minh Phượng

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文