Độc đáo với lễ hội A Za của đồng bào Pa Cô trên đỉnh Trường Sơn

17:00 11/03/2015
Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế những ngày này, khắp nơi trên các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za. Đó là Tết truyền thống của đồng bào nơi đây, khi kết thúc vụ mùa cuối năm, những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho lương thực của mỗi gia đình. Cũng là lúc để bản làng trẩy hội cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.

Những lễ vật dâng lên Giàng

Trong tiết trời xửng ấm, những tia nắng hiếm hoi của mùa đông nơi miền sơn cước cũng đủ ấm lòng người. Khi tiếng trống, khèn, chiêng đã bắt đầu vang lên báo hiệu A Za đã về với bản làng. Những chàng trai, cô gái say sưa trong những điệu nhảy truyền thống của dân tộc, họ trao cho nhau nụ cười hạnh phúc khi trời đất chuyển giao bước sang một năm mới.

Tết A Za được bắt đầu từ ngày 27/12 (tức mùng 6/11 âm lịch) kéo dài cho đến hết ngày 24/12 (AL), mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để tổ chức lễ A Za. Theo quan niệm của đồng bào Pa Cô, hai ngày tốt nhất để đón A Za đó là ngày mùng 6/11 và ngày 24/12 (AL), đó là thời điểm mặt trăng đẹp nhất.

Lễ hội A Za còn được gọi với cái tên khác như: Tết cơm mới, lễ hội tri ân cây lúa. Bởi cây lúa là đại diện cho tất cả các giống cây trồng khác đã cho bà con cái bụng no ấm. Nên trong phần nghi thức cúng, dâng lễ vật lên các Giàng thì không thể thiếu cây lúa và một đĩa cơm trắng, được lấy từ những hạt lúa ngon nhất trong thửa ruộng của mỗi gia đình của đồng bào Pa Cô

Những điệu khèn, tiếng chiêng trống, tiếng hát của đồng bào Pa Cô làm rạo rực cả miền sơn cước.

Chúng tôi có mặt ở nhà già làng Hồ Văn Hạnh thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung, huyện A Lưới để trực tiếp chứng kiến nghi thức linh thiêng mà đồng bào Pa Cô chờ đợi chỉ có một ngày trong năm mới có. Không khí Tết diễn ra phải một tuần trước đó, khi đàn ông vào rừng đi săn, bắt cá, những người phụ nữ thì xay gạo làm bánh, đi mua những tấm vải zèng đẹp nhất để dâng lên Giàng và làm quà cho cả gia đình.

Buổi sáng hôm đó, tất bật và nhộn nhịp hơn khi các thành viên trong gia đình mỗi người một tay chuẩn bị cho ngày Tết. Vợ của già làng Hạnh ra ngoài vườn chọn những nải chuối xanh đẹp nhất, những cây mía to, cao nhất chặt mang vào trong nhà, rửa sạch và sắp lên mâm lễ. Già Hạnh thì loay hoay với những tấm zèng mới và treo lên quanh nhà, với quan niệm: “Những tấm zèng không thể thiếu trong Tết A Za, bởi nó tượng trưng cho sự đùm bọc, gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình”.

Những lễ vật được chuẩn bị để cúng Giàng như: chuột hang, thịt (hươu, nai, lợn… săn được trong rừng), cá trắng suối, gà trống luộc, cơm nếp được nướng trong ống tre, cơm trắng, những bát tiết canh, bánh a quát, rượu, nước trắng, chuối xanh, mía.

Các già làng đang cầu nguyện với Giàng ở nhà rông thôn Taal Ay, xã Hồng Trung, huyện A Lưới.

Lý giải về những lễ vật dâng lên Giàng, già làng Hồ Văn Hạnh cho biết: “Trước khi diễn ra lễ hội A Za, những thành viên trong gia đình lên rừng đi bắt những con cá trắng to trong khe suối, đi bẫy những con chuột hang béo. Cuộc đi săn này kéo dài cả một tuần lễ, có thể bắt gặp những chú lợn rừng, hươu, nai trong rừng sâu. Phụ nữ thì chuẩn bị những mẻ lúa nếp thơm ngon nhất trong thửa ruộng của gia đình mình để giã ra thành gạo và chuẩn bị làm những chiếc bánh a quát ngon và đẹp mắt dâng lên Giàng”.

Đặc biệt trong những lễ vật không thể thiếu trong Tết A Za là những bát tiết canh (có thể là tiết canh lợn, dê, vịt…) cũng theo già làng Hạnh giải thích: “Bởi những bát tiết canh sẽ làm kích thích thần linh hơn, họ sẽ nhanh chóng trở về với bản làng, với mỗi gia đình khi bắt đầu vào lễ cúng”.

Có đến chín giàng mà đồng bào Pa Cô sẽ tri ân trong dịp lễ A Za này như: GiàngA Zel (thần trời, đất), Giàng A Zal (thần núi), Giàng Đung (thần nhà ở)…Tất cả phần nghi thức cúng Giàng được diễn ra trong nhà, những mâm lễ vật đều được chuẩn bị tỉ mỉ và phù hợp với “sở thích và tính cách” những vị thần khác nhau. Ví dụ như Giàng A Zel, không “ưa” các Giàng còn lại trong dịp A Za, nên gia chủ phải cúng riêng một mâm lễ “tách” xa ra khỏi các Giàng khác.

Già làng Hạnh cho biết: “Giàng A Zel, phải được cúng đầu tiên trong phần nghi lễ và phải được dọn tách biệt hẳn với các Giàng khác. Nếu như người nào sơ ý không tuân theo thì y như rằng cả năm đó sẽ gặp toàn chuyện xui xẻo”.

Say đắm với những điệu nhảy, tiếng khèn

Sau khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, lễ A Za được bắt đầu khi tiếng pháo ở trong bếp. Pháo mà người đồng bào Pa Cô sử dụng đó là những thanh tre còn có ngố ở hai đầu, không khí không thể vào được. Thường là người phụ nữ sẽ ngồi trong bếp, nung nóng những thanh tre đó lên và khi người chồng ở trên nhà báo hiệu thì người vợ sẽ đập mạnh những thanh tre này phát ra âm thanh như pháo nổ. Với ba tiếng nổ liên tục ở dưới bếp lúc đó nghi lễ cúng Giàng được bắt đầu.

Già Quỳnh Nghìn (bác của già làng Hạnh), đang thổi khèn sau nghi thức lễ tri ân các Giàng.

Người chủ lễ thường là đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình, khi pháo nổ thì chủ lễ hú to để mời Giàng về nhà. Những tiếng trống, chiêng được vang lên từ đầu buổi lễ cho đến khi kết thúc. Khác với người Kinh dùng hai đồng tiền xu để cầu nguyện thì đồng bào Pa Cô sử dụng A Xiéo để thông ngôn cho Giàng hiểu được tấm lòng tôn kính thần linh và những lời cầu nguyện. A Xiéo được làm từ hai mảnh của một khúc tre, nếu cả năm lần cầu nguyện mà hai mảnh A Xiéo đều ngửa đó là một dấu hiệu rất tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no.

Đặc biệt khi cúng Giàng phải có một người đại diện cho họ đến chứng kiến buổi lễ đó. Năm nay, già Quỳnh Nghìn (67 tuổi, thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung) đã tới dự lễ A Za ở nhà già làng Hồ Văn Hạnh. Già Quỳnh Nghìn cho biết: “Theo quan niệm từ xa xưa của đồng bào chúng tôi, mỗi khi mời Giàng về thì phải có sự chứng kiến của một người khác nữa trong họ, thể hiện sự đoàn kết, vui vẻ. Nếu không có người đến dự là một điều “cữ” (PV - kiêng kị), bởi chủ lễ nếu làm không đúng thì sẽ bị giàng “phạt”.

Khoảng 10h trưa, khi làm xong lễ cúng ở mỗi nhà thì đại diện các dòng họ sẽ mang mâm lễ vật tới nhà rông để tổ chức A Za cho cả bản mình. Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong bản tiến hành nghi lễ cúng Giàng, cũng tương tự như cúng trong mỗi gia đình. Và sau đó, sẽ là phần hội, bà con sẽ ăn uống chúc tụng nhau, họ nhảy múa ca hát cho đến tận sáng hôm sau. Dịp A Za là lúc gắn kết sự bền chặt, thân thiết giữa các bản làng này với bản làng khác cùng chung sống trên dải Trường Sơn.

Một trong những mâm lễ dâng lên Giàng trong Tết A Za.

Những điệu khèn tha thiết, say đắm lòng người, tiếng hát của chàng thanh niên Pa Cô khiến cô gái bản không thể nào rời xa: “Em ơi! Em đi đâu rồi, anh nhớ thương mãi mãi, anh không ngủ được, không ăn được. Hình bóng em đã ở trong trái tim anh. Em ơi! Em hãy tới đây, ở bên anh mãi mãi…”.

Đó là một điệu khèn mà già làng Quỳnh Nghìn vừa dứt nhịp, mỗi khi có lễ hội của đồng bào mình những già làng cao tuổi lại chơi những nhạc cụ truyền thống của dân tộc như: khèn, tù và, trống, chiêng… Dù đã cao tuổi, đôi chân không còn khỏe để băng qua những ngọn núi cao, suối sâu, nhưng đôi tay của già Nghìn vẫn điêu luyện với từng điệu khèn khiến người nghe xao xuyến.

Những điệu nhảy vui tươi, những tiếng vỗ tay reo hò và những nụ cười rạng rỡ trên môi của tất cả đồng bào Pa Cô trên đỉnh Trường Sơn khi đang đắm chìm trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Những lời cầu nguyện lên Giàng với mong ước một năm mới, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, người đi buôn cầu mua may bán đắt, người đi săn thì cầu gặp nhiều hươu, nai… Tiếng khèn, tiếng tù và, tiếng trống chiêng làm say đắm người nghe và cứ vọng vang cả đỉnh Trường Sơn khiến những vị khách “không nỡ rời xa”…

Mai Tiến

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文