Chúng ta không cần trang trí quá nhiều lớp áo học vấn

07:22 01/12/2017
Chúng ta không cần trang trí quá nhiều lớp áo học vấn, chúng ta chỉ cần những thành quả lao động thiết thực. 

Anh Phạm Văn Chiến (Quận I, TP HCM); Bác Trần Phương Nga (Mỹ Đình, Hà Nội; Chị Nguyễn Việt Hà (Phú Thọ) cùng một số độc giả: Thưa nhà báo, trong tình trạng giáo dục hiện nay, điều chúng ta đang mắc phải là tệ trọng bằng cấp và dạy học xa rời thực tiễn. 

Ví dụ như chuyện nữ thủ khoa sư phạm ở Hà Giang mới đây không tìm được việc làm phù hợp, hàng chục vạn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp và ngay khi đặt vấn đề, thì chúng ta lại vừa được nghe tin nhà nước có kế hoạch chi tới 12.000 tỷ đồng để đào tạo 9.000 tiến sỹ để nhằm mục đích cải cách giáo dục. 

Vậy phải chăng giáo dục của chúng ta vẫn chưa được cải cách dù mấy chục năm qua chúng ta năm nào cũng cải cách. Xin hỏi nhà báo là tình trạng này nguyên do từ đâu mà có và cách để khắc phục điều đó như thế nào? Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của quý báo, vì tôi cũng có con sắp tốt nghiệp đại học mà tôi rất lo lắng về tương lai của cháu khi ra trường.

Chúng ta cần những thành quả lao động thiết thực hơn là lớp áo học vấn.

Nhà báo Tôn Minh: Kính thưa bạn đọc và người đặt câu hỏi về một vấn đề nan giải trong bài toán giáo dục của chúng ta hiện nay.

Về vấn đề độc giả nêu lên, cũng là thực trạng chung mà chúng ta phải đối mặt, với tư cách là phụ huynh của những cử nhân tương lai, chúng ta đều thực sự lo lắng về tình trạng học mà không được hành, trọng bằng cấp và không có môi trường để phát huy phẩm chất, tiềm năng con người.

Chúng ta với tâm lý bị ăn mòn bao lâu nay vào trong tư tưởng của các gia đình và toàn xã hội này là gì? Đó là học và cứ học thôi. Học thật nhiều trường lớp, học hết các môn học, học đến khi nào ra trường thì vẫn cứ học tiếp lên, có khi còn chẳng chịu đi làm gì mà cứ học để lấy bằng. 

Phần thì cha mẹ lo cho kinh phí, phần ít thì tự làm mà trang trải cuộc sống và lo cho bản thân. Thế thì có phải là giáo dục chúng ta đã tạo ra những con người suốt đời cứ chỉ lao đầu vào trường lớp mà học thuộc chứ chẳng chịu chỉ dạy cho chúng cách thực hành và vận dụng thực tế cái kiến thức đang học vào trong cuộc sống mà làm ra của cải không.

Có những môn học học xong còn không biết để làm gì và sẽ giúp ích gì trong cuộc sống, ngay cả người học còn chán chẳng buồn bàn luận gì về những môn học đó.

Thế thì học để làm cái gì ở đây?

Một ông nông dân biết cày bừa, cấy gặt siêng năng và thành thạo còn làm ra sản phẩm; một người đi chợ buôn bán còn tính toán các con số và nhạy cảm với thị trường hơn là các bậc học giả rất rành rọt về các loại lý thuyết mà cuối cùng bảo cho đi bán cân rau, lạng thịt cũng không xong, mà rồi làm chính sách cho chính phủ cũng không ra trò trống gì; người lao động lành nghề và có chất lượng để tiếp cận khoa học của các quốc gia khác thì bói mãi không ra. 

Vậy có còn thể thống và lợi ích gì cho nước nhà với lực lượng con người bệ rạc như thế đây. Học hành kiểu đó thì chỉ tốn công đào tạo và rồi dễ gây hại cho xã hội chứ có thúc đẩy gì cho công cuộc phát triển đất nước.

Thế nên, phải làm sao tạo ra được những cái đầu của những con người có chuyên môn hóa, biết làm việc, thích lao động chứ không cần tới những cái máy chữ hoặc máy sao chép. Cái đó nước ngoài có hết rồi. Máy tính còn làm tốt hơn chứ đừng nói là những cái đầu suốt ngày chỉ biết học thuộc rồi nhả chữ mà chẳng làm được cái gì ra hồn.

Lắp ráp thiết bị điện tử.

Biết vậy mà người dân cứ đua nhau đi học và cho con cái vào bằng được các trường học để cốt có cái bằng mà ra khoe với thiên hạ, chòm xóm. Dù có phải bán trâu, bò, nhà cửa, ruộng vườn cũng phải cho con đi học cái chữ mà không cần biết chúng có làm được gì không, không bận tâm tương lai ra sao và lại còn hứa hẹn là ra trường xin xỏ chỗ này, chỗ kia cho chúng. 

Thế có phải là đang làm hại chúng và biến đất nước thành vùng đất của những con vẹt hay không.

Học xong đến hai mấy tuổi đầu rồi nhưng vẫn loay hoay không biết viết cái đơn trình cấp trên, không biết sửa cái công tắc điện khi hỏng, không biết làm sao để hết ho khi nhiễm lạnh, cũng chẳng biết thế nào là môi trường ô nhiễm,…học nhiều thế mà rồi cái đầu cứ trống tuếch, không nhận biết được cái gì, hay làm thế nòa đối phó với các tình huống thực tế.

Với những công dân như thế họ sẽ làm gì để có sản phẩm cho xã hội nếu không phải là cố gắng chui vào nhà nước để mà ổn định và an thân, vì làm gì có chỗ để phô diễn mớ kiến thức hổ lốn mà chúng được dạy và tiếp thu như một cái máy ở nhà trường.

Nếu mà quán nhậu, ăn uống, giải khát, giải trí có thể vắng bóng trong giờ làm việc; các trường thực hành, thực nghiệm mọc lên cho người ta lao động, ứng dụng, thì tôi nghĩ là đất nước ta không mấy mà làm ra được cái gì đó về khoa học cho thế giới chiêm ngưỡng.

Chứ đến giờ này chúng ta vẫn cứ gia công và lắp ráp cho các nước khác, chịu bao thiệt thòi mà rồi cũng không cả đủ trình độ mà tiếp nhận, chuyển giao công nghệ dù đã là lạc hậu của các quốc gia tiên tiến. 

Thế thì có phải trình độ và việc đào tạo của chúng ta đang thực sự có vấn đề về ứng dụng kiến thức không. Mà rõ ràng là không đâu lắm trường học mọc lên như ở xứ ta, không ở đâu mà thi đại học dễ dãi như chúng ta, không ở đâu mà học nhiều môn học, nhất là các môn xã hội, chính trị, nhà nước mang tính bắt buộc như ở xứ ta, chúng ta đứng đầu khu vực và châu Á về số người có bằng tiến sỹ, hàm giáo sư, mà rồi những kiến thức khoa học thì ngày càng không được cập nhật mà trong con mắt bạn bè thế giới là chúng ta đang học các kiến thức lỗi thời so với họ tới cả gần trăm năm. 

Tôi không hiểu là người làm chính sách và Bộ Giáo dục của chính phủ có thiết tha và đau xót về vấn đề này không.

Con người là cốt lõi của quốc gia, thế mà học hành cho lắm nhưng không làm được cái gì thực sự có giá trị, cứ lóng ngóng như gà mắc tóc trước mọi việc và đòi hỏi của cuộc sống. Vậy cái sự học đó đáng để bỏ sông, bỏ bể chứ chẳng ích lợi gì cho nước nhà. 

Sinh viên khoa Hóa Thực phẩm trong phòng thí nghiệm.

Tôi thì chỉ khuyến khích là con người ta làm việc và làm việc, kiên trì và kiên trì, giữ đam mê trong lao động, thế là thành quả cứ vậy mà đến, chứ chẳng cần ba hoa mấy cái mớ lý thuyết làm gì, ngoài việc kiếm ít đồng lương và lòe bịp thiên hạ.

Việc học để có tấm bằng để tiến thân và hưởng bổng lộc đã khiến hệ thống đào tạo của chúng ta bị cuốn theo guồng quay và xu hướng đó, nó gây ra tình trạng phải có được bằng cấp bằng mọi cách để đạt được mục đích an thân, tìm kiếm lợi ích và chúng trở thành mục tiêu chính yếu trong hành trình học tập của người học. Đây là một vấn nạn nguy hại mang tầm quốc gia. 

Và việc đổi mới hay cải cách giáo dục chính là phải bãi bỏ đi tệ trạng học vì bằng cấp này, mà nay chúng ta lại tiếp nhận một tin sốc là bỏ tới 12.000 tỷ đồng từ ngân sách để tiếp tục đào tạo ra 9.000 tiến sỹ nhằm cải cách giáo dục. Chúng ta lại vẫn đang bị giẫm vào vết xe đổ của tệ bằng cấp, trong bước xuất phát đầu tiên của việc cải cách - thay vì xóa bỏ tệ bằng cấp lại tiếp tục tạo ra một thế hệ bằng cấp mới.

Vậy nên, để có thể cải cách được các tệ nạn nêu trên trong giáo dục, chúng ta cần thay đổi tư duy quản lý và tổ chức hệ thống đào tạo, xóa bỏ kiểu đào tạo xa rời thực tiễn, bỏ qua các cuộc thi cử giáo viên giỏi, học sinh giỏi, bỏ phân cấp hạng trường, để các trường tự chủ với doanh nghiệp trong việc cung cấp lao động thực hành, việc xét học vị, học hàm để cho các trường đại học tự làm và theo một quy chuẩn chất lượng với các bài công bố quốc tế (ISI/Scopus). 

Trong quá trình học không áp đặt tư tưởng người học, không bị định hướng bởi mục đích của chính trị, học để làm việc và kiến tạo chứ không phải để trở nên sợ hãi. Và mỗi phụ huynh không được làm những việc xấu như phải lo lót thầy cô, quát mắng con cái, áp đặt ước mơ của bọn trẻ, không hứa hẹn xin việc gì cho chúng,… Tất cả những thứ đó phải cùng được làm trong một lúc chứ không thể tách từng cái ra và làm theo từng thời đoạn khác nhau.

Trên đây là những ý kiến chia sẻ của tôi dành cho bạn đọc để cùng chung tay xây dựng nền giáo dục với những phẩm chất con người ngày càng có chuẩn mực, khoa học và văn minh để cùng xây dựng đất nước mình.

Chúng ta không cần trang trí quá nhiều lớp áo học vấn, chúng ta chỉ cần những thành quả lao động thiết thực. 

Tôn Minh

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文