Câu chuyện đi học lớp 1 của hai cha con

08:13 31/10/2020
Từ khoảng hơn 1 tháng nay, tôi có thêm một nhiệm vụ mới, đó là hằng ngày, đúng 7h sáng phải dắt con trai ra đầu phố, để đúng 7h5’ sẽ có xe bus của trường cháu đón đi học (cách nhà 5km).

Đầu phố cũng là nơi trường tiểu học cũ mà 30 năm trước đặt trụ sở. Như vậy, con đường tôi dắt con đi học hằng sáng bây giờ cũng chính là con đường tôi đi học 30 năm trước. Cùng một con đường, 2 dấu chân của 2 chú bé 6 tuổi (con tôi hôm nay và tôi cách đây 30 năm trước) có gì giống và khác nhau?

Lựa chọn

Thế hệ chúng tôi ngày xưa nói chung chỉ có 2 lựa chọn: “trường làng” gần nhà có thể đi bộ được như trường của tôi trước kia hoặc một trường điểm/chọn/chuyên của quận cách đó một vài cây số. Vì lựa chọn thứ hai phải thi đỗ mới được nên tất nhiên chỉ rất ít trẻ con ngày xưa được chọn lựa này. Phần lớn các gia đình tại Hà Nội đầu những năm 1990 đều bận rộn với cuộc sống mưu sinh. Việc cho con học gần nhà (hay đúng tuyến), có thể đi bộ được là lựa chọn của đại bộ phận người dân.

Ngày nay, ngoài những lựa chọn như trước kia, phụ huynh còn rất nhiều lựa chọn khác: chương trình có yếu tố nước ngoài, trường tư, trường quốc tế với các mức học phí từ thấp đến cao, thậm chí là rất cao (trái ngược với ngày xưa hầu như miễn phí). Trường học ngày nay cũng có thể sẽ không nhất thiết cứ phải ở gần nhà học sinh như trước kia mà có thể ở khá xa đến mức phải di chuyển bằng xe bus.

Về chương trình, sách học, cũng có sự khác biệt giữa hai thế hệ. Nếu như trước đây, thế hệ của tôi chỉ có một loại sách duy nhất, với một chương trình thống nhất trong cả nước thì từ năm học này, trên cả nước, có tất cả 5 bộ sách giáo khoa (con số có thể còn tăng thêm trong những năm tới), bên cạnh các chương trình quốc tế. Hơn thế nữa, từng trường cũng có thể tùy chỉnh, thêm bớt tương đối dễ dàng. Ngay cả khi phụ huynh ngày nay không hài lòng với các chương trình chính quy, họ cũng sẽ có rất nhiều lớp học thêm với đủ các nội dung từ ngoại ngữ, lập trình, cho đến kỹ năng sống, STEM...

Về cách thức vận hành, trường học ngày nay cũng đã vận hành khác xưa. Từ chỗ chỉ học một buổi vào những năm 1980-1990, phần lớn các trường tiểu học ngày nay đã học 2 buổi/ngày. Ở bậc cao hơn, tuy không bắt buộc nhưng cũng đã có rất nhiều trường tổ chức cả 2 buổi học. Trẻ em ngày xưa, hết một buổi học là về nhà ăn trưa, buổi chiều tự học, chơi hoặc có khi phụ giúp gia đình làm thêm tùy hoàn cảnh. Trẻ em ngày nay, phần lớn học bán trú, sinh hoạt ở trường nửa ngày, bên cạnh học chính khóa thì còn ăn trưa (nhiều nơi còn có cả ăn sáng), nghỉ trưa, vui chơi, sinh hoạt câu lạc bộ...

Ở góc độ vĩ mô, chất lượng và bình đẳng là hai cột trụ quan trọng của bất cứ nền giáo dục nào. Giáo dục ngày nay có nhiều lựa chọn hơn, đa dạng hơn, tiện ích hơn và có thể là chất lượng hơn nhưng có một khía cạnh thì có lẽ không thể bao giờ bằng được như xưa, đó là sự bình đẳng. Thật vậy, giáo dục phổ thông trước đây hầu như là miễn phí nhưng những lựa chọn giáo dục hôm nay, không phải cái nào cũng vậy.

Trẻ em hôm nay có thể được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, được ngồi trong các phòng học hiện đại với sĩ số ít hơn hẳn so với ngày xưa, bữa trưa tại trường của một học sinh cấp 1 có thể không khác mấy so với thực đơn tại nhà hàng..., chỉ có điều mọi thứ đều cần có điều kiện: chi phí phù hợp. Từ góc độ dịch vụ, hẳn nhiên tôi hiểu “không thể có bữa ăn miễn phí”.

Nhưng, từ góc độ giáo dục, tôi không thể không suy nghĩ. Bởi giáo dục không chỉ là việc cung cấp và trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học mà giáo dục còn là phương tiện để giúp những con người có xuất phát điểm thấp có cơ hội được đổi đời. Giáo dục, theo nghĩa nguyên thủy nhất của nó phải là phương tiện giúp giảm bớt bất bình đẳng chứ không phải là chất xúc tác cho việc nới rộng bất bình đằng. Mặc dù vậy, rõ ràng, gia tăng bất bình đẳng đang nổi lên như một vấn đề lớn của giáo dục nước ta hiện nay.

Mất niềm tin

Niềm tin cũng là một điều trở nên khan hiếm hơn xưa. Năm xưa, cũng trên con đường từ nhà đến trường, cha tôi chỉ cần chào tôi ở cửa nhà. Một đứa bé 6-7 tuổi như tôi khi đó, hoàn toàn có thể tự đến trường gần nhà mà không cần ai dắt. Hiện nay, nếu tôi nói để con tôi tự đi ra chỗ đợi xe bus, chắc chắn tất cả sẽ phản đối tôi. Năm xưa, phụ huyng trao con cho nhà trường là hoàn toàn yên tâm. Ngày nay, ở nhiều nơi, lớp học phải được gắn camera để khi cần, phụ huynh có thể xem lại hình ảnh “cô làm gì với con mình”.

Năm xưa, cả nước chỉ có 1 bộ sách thì ngày nay, học sinh có 5 bộ sách để lựa chọn. Về mặt lý thuyết, bộ sách hôm nay đa dạng hơn, phong phú hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức từ các nước tiên tiến hơn. Nhưng, thực tế, người dân nói chung và phụ huynh nói riêng hiện nay vẫn không tin. Và hẳn nhiên, việc mất niềm tin này không phải vô cớ.

Thay lời kết

Những chuyện tôi kể ở trên là những điều tôi suy nghĩ mãi trong hơn một tháng qua, khi tôi tạm biệt con trai ở chỗ đợi xe bus và đi bộ về nhà. 30 năm, cũng một cung đường, có 2 chú bé cùng một đất nước, cùng một thành phố, cùng một họ, cùng một dòng máu và cùng đi học nhưng 2 bước chân có những tâm thế và bối cảnh khác nhau hoàn toàn. Câu chuyện của hai cha con nhưng thực chất nó cũng là câu chuyện chung của cả nền giáo dục sau 30 năm.

Có những thứ tốt lên nhưng cũng có những thứ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tôi không biết 30 năm nữa, liệu cũng trên cung đường này, con trai tôi có lại dẫn con của nó đi học như tôi hôm nay hay không. Tôi hy vọng khi đó, những điểm mới, điểm tốt của giáo dục hôm nay sẽ tiếp tục được cải thiện và những vấn đề tôi nêu ra trong bài này sẽ không xấu hơn hoặc tốt hơn cả là sẽ được giải quyết.

Phạm Hiệp

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文