Dũng cảm lên, tự trọng lên, nghệ sĩ ơi!

09:14 27/06/2025

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở rộng lãnh địa của nó không chừa một ngành nghề nào. Trong đó, nghề sáng tạo nghệ thuật cũng đang đứng trước những cơn sóng lớn và những tranh cãi dữ dội.

1. “Cách đây 1 năm, khi nghe những bài nhạc do AI tạo ra, mình nghĩ nó không thể có được vibe (không khí) kiểu cảm xúc thật và sâu sắc như con người. Nhưng thời gian gần đây đã có những bài AI tạo ra trong 5 phút bao gồm sáng tác, hòa âm, thể hiện, và cái đáng sợ là nó khiến mình rưng rưng, cay cay luôn, thử hình dung 1 năm nữa thì sẽ ghê gớm đến mức nào”.

Dũng cảm lên, tự trọng lên, nghệ sĩ ơi! -0

Đó là chia sẻ của một nhạc sĩ trẻ, thế hệ 9x, khá nổi tiếng và hiện đang hoạt động ở hải ngoại. Tất nhiên, đó chỉ là một quan điểm cá nhân không được nhiều nghệ sĩ đồng thuận. Nhưng đáng buồn, trong số hiếm hoi những người ủng hộ quan điểm này lại có những nghệ sĩ thuộc thế hệ 7x, từng phải dùi mài bao nhiêu năm ở nhạc viện và được xem là có tài năng, uy tín. Một trong những ý kiến đồng thuận ấy là: “AI là bắt buộc. Tương lai sáng rực”.

Ngay sau khi lời bình luận này được đưa ra, trong diễn đàn của các nhạc sĩ đã có người lên tiếng kiểu: “Từ nay trở đi, chúng ta không nên tin vào sáng tác của cậu ấy nữa. Rất có thể cậu ấy từ bỏ cây đàn để dùng AI”.

Phải thừa nhận, sức sản xuất và tốc độ sản xuất của AI là đáng kinh ngạc. Với chỉ một câu lệnh, ứng dụng AI có thể cung cấp ngay cho người dùng một bản thu âm hoàn chỉnh với nhạc đệm và giọng hát ảo. Chính vì thế, trên mạng xã hội bắt đầu nở rộ dịch vụ nhận sáng tác với bất kỳ chủ đề nào và mức giá thì vô cùng rẻ, chừng vài trăm ngàn một bài. Điều này thực sự đã và đang đe dọa những nghệ sĩ đích thực, sống và lao động bằng năng lực cá nhân và đạo đức nghề.

Trên mạng xã hội thời gian gần đây phổ biến một video mô tả cảnh một ông già đi thi chương trình “Americas got talents”. Ở dưới có đầy đủ hình ảnh khán giả, ban giám khảo với biểu cảm vô cùng cảm xúc. Bài hát cũng thực sự dễ nghe, bắt tai đi kèm với câu chuyện xúc động kể về một người cha già luôn mong được gặp lại con trai mình một lần cuối sau nhiều năm xa cách. Tất cả các yếu tố đều rất có vẻ con người nhưng người nghe sau thời khắc đầu hơi xúc cảm lập tức có cảm giác vẫn xa lạ và giả tạo. Hóa ra, đó là một sản phẩm ảo được tạo ra bằng AI một cách tinh vi. Nó tinh vi ở chỗ, người tạo ra nó không đưa ra một câu lệnh chung chung mà thậm chí còn sáng tác câu chuyện chủ đề xuyên suốt cho lời hát. Chính vì lẽ đó, nó mới khiến người nghe khá xúc cảm lúc đầu. Bài hát ấy tên là “Still waiting at the door”.

Và khi ai đó lên apple music hay spotify để kiếm tìm cái tên đó, họ sẽ nhận được một kết quả bất ngờ. Có 2 bài hát tên như thế với giai điệu gần như trùng khớp, chỉ khác nhau phần lời một chút mà thôi. Cả hai bài đều là sản phẩm AI và bài phát hành trước được gán với tên của một “nghệ sĩ” có vẻ như đến từ Nam Á (Ấn Độ hay một nước lân cận). “Nghệ sĩ” này ra mắt 10 album từ đầu năm 2025 đến nay, đủ thể loại nhạc. Đó là một khối lượng bất khả đối với bất kỳ nhạc sĩ tài năng nào cho dù anh ta có được hỗ trợ bởi một ekip hùng hậu đến mấy đi nữa.

Nhưng sự dễ dàng mà AI mang lại đó có thể giúp một người không biết một nốt nhạc nào trở thành nhạc sĩ được hay không? Tin vui cho những nghệ sĩ đích thực đã bắt đầu dần được hé lộ. Trong một báo cáo mới nhất từ nền tảng nghe nhạc trực tuyến Deezer, công ty này tiết lộ rằng họ xác định hơn 20.000 nội dung mới được tạo bởi AI mỗi ngày, gấp đôi khối lượng ghi nhận vào tháng 1 và chiếm 18% các nội dung mới được tải lên nền tảng. Như vậy, các nền tảng cũng đã bắt đầu ý thức được về việc rà soát, quét các nội dung mới để xác định ngay từ đầu “thứ nào là của AI và tác phẩm nào do con người tạo ra”.

2. Trong số báo ra ngày 26/5/2025 của ấn phẩm Liberation, ở mục xã luận, đã có đăng bài viết với nhan đề “Đừng để trí tuệ nhân tạo giết chết sáng tạo âm nhạc”. Bài xã luận ấy được chắp bút bởi một nghệ sĩ âm nhạc nhưng được đồng ký tên bởi 450 nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có những tên tuổi lẫy lừng như Jean-Michel Jarre, Etienne Daho, Pascal Dusapin, Pedro Winter, Yasmine Hamdan, Vitalic, Yael Naim, Odezenne, Vanessa Wagner, Shaka Ponk…; Radio France, We Love Green, Eurockéennes de Belfort; Adami, Félin, GAM, SMA, Technopol, Uman & Upfi… Đây là một tuyên ngôn đúng nghĩa của giới nghệ sĩ nhằm chống lại sự phi đạo đức khi hành nghề; chủ nghĩa tiêu dùng dễ dãi nhân danh xã hội hiện đại; sự lạm dụng công nghệ để xâm phạm chủ quyền văn hóa…

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt đời sống xã hội.

Thực chất, việc một cá nhân bình thường vì yêu âm nhạc mà không có năng lực về âm nhạc sử dụng AI để tạo ra sản phẩm phục vụ bản thân mình, thậm chí chia sẻ nó cho bè bạn…, là một việc không đáng lên án. Nhưng sử dụng AI để sau đó tham gia thị trường âm nhạc bằng cách phát hành và thu được tiền từ các nền tảng thì lại là chuyện khác. Điều đó xúc phạm và xâm phạm quyền lợi của những nghệ sĩ đích thực. Hơn nữa, nó là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Sức mạnh AI đến từ cộng đồng, do chính khả năng máy học (learning machine) của nó. Nó thu gom tri thức cộng đồng và tạo ra sản phẩm.

Ở giai đoạn mở đầu này, các nhà phát triển nền tảng AI chưa thắt chặt chuyện bản quyền. Nhưng trong tương lai, rồi họ sẽ bắt buộc phải gắn mã “seed” cho các sản phẩm âm nhạc được tạo ra, giống như các hình ảnh mà AI đang tạo cho người dùng hiện nay. Việc gắn mã này đến từ ba động lực. Thứ nhất là sức ép của các nghệ sĩ trên thế giới. Thứ hai là yêu cầu của các nền tảng âm nhạc cũng như các Chính phủ. Thứ ba, quan trọng nhất, là thôi thúc chia sẻ lợi nhuận của chính nhà phát triển AI. Họ chẳng dại gì để người dùng kiếm tiền từ công cụ mà họ phải đầu tư rất nhiều tiền để tạo ra.

Song, điều quan trọng nhất vẫn chính là ý thức của nghệ sĩ. Ở Việt Nam, đã bắt đầu có những nghệ sĩ nhận ra tính “dễ nghe, bắt tai và đa dạng” của AI để nhờ AI sáng tác. Họ tinh vi hơn người thường ở chỗ họ có nghề nên có thể đưa những yêu cầu chi tiết hơn (về âm nhạc) và sau đó có những hiệu đính lại cho nó “bớt máy” đi một chút. Đây mới là lực lượng nguy hiểm nhất, đe dọa đến ngành công nghiệp âm nhạc nhất. Dễ hiểu, vì họ có chuyên môn nên hành vi của họ có sự chuẩn bị lớp lang hơn, dễ đánh lừa người nghe hơn. Hành vi này còn kém đạo đức nghề hơn hành vi nhờ AI sáng tác 100% để lên mạng làm “nghệ sĩ” của người thường. Đơn giản, người thường có thể làm việc này vì thích và tính tò mò tự phát. Nhưng nghệ sĩ mà thực hiện hành vi này thì lại có sự sắp xếp, chuẩn bị kỹ lưỡng để đánh lừa chính khán giả và đồng nghiệp của mình.

Rồi AI sẽ còn làm được nhiều thứ tinh vi hơn những gì nó đang làm được hôm nay. Nhưng dứt khoát, tâm sự riêng của từng cá nhân thì nó không thể có được. Và nghệ sĩ thì vẫn luôn có những tự sự chỉ có thể được bật ra bằng nốt nhạc, bằng tác phẩm. Cái hồn cốt của tác phẩm, của hành trình nghệ thuật nằm ở chỗ đó. Và trong cơn chuyển mình của thế giới công nghệ, rất cần những nghệ sĩ biết tự trọng để tránh việc “đạo nhạc từ AI” và phần còn lại cũng rất cần những nghệ sĩ dũng cảm hơn, không cảm thấy lo sợ trước làn sóng AI.

Chính sự dũng cảm ấy của họ sẽ tạo ra những tác phẩm mà vĩnh viễn AI chỉ có thể học theo và sao chép khéo léo ở một lần trả lời câu lệnh nào đó trong tương lai không ngừng học hỏi của chính bản thân nó mà thôi. 

Hà Quang Minh

Chiều 7/7, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Công an, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an một số địa phương.

Liên quan đến vụ án Mr Pips Phó Đức Nam, tại buổi họp báo của Bộ Công an tổ chức chiều 7/7, Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ vợ của Lê Khắc Ngọ, tức Mr Hunter, đồng thời thu giữ nhiều tài sản, bất động sản của liên quan đến vụ án.

Trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án xảy ra tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và các đơn vị liên quan, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an cho biết, hiện đã khởi tố nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của PJICO.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an chiều 7/7, Đại tá Nguyễn Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an cho biết, không khởi tố vụ án hình sự tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Công ty C.P. Việt Nam) do không có cơ sở kết luận Công ty C.P. Việt Nam “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.

Người dân sống tại cư xá Độc Lập đang huy động người thân dọn dẹp lại nhà cửa sau vụ cháy để ổn định cuộc sống. Hiện trường vụ cháy vẫn đang được phong tỏa, công tác điều tra vẫn đang được tiến hành, nhiều đoàn thể đã chung tay cùng với gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân…

Quá trình giải quyết vụ án đánh bạc tại King Club trong khách sạn Pullman, một đại gia ở Hà Nội khai, từng đặt cọc 5,57 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của Công ty Việt Hải Đăng (sở hữu Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Kiều “King Club”) cùng Câu lạc bộ OV ở TP Hồ Chí Minh, đặt tại Khách sạn Equatorial, có chức năng kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. 

Lầu Năm Góc đã dừng các chuyến vận chuyển hệ thống phòng không Patriot và các loại vũ khí chính xác khác của Mỹ tới Ukraine sau khi lo ngại rằng kho dự trữ của Mỹ đang cạn kiệt, khiến Kiev đưa ra cảnh báo nguy cơ không chống đỡ nổi các đòn tấn công của Nga.

Trong vụ án đánh bạc 107 triệu USD liên quan đến cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng và các bị can khác, kết quả điều tra xác định, vợ chồng Nguyễn Thị Mai Anh và Lê Văn Đông đang chữa bệnh tâm thần bắt buộc, nhưng vẫn đánh bạc 100 lần tại “sòng bạc” King Club (Khách sạn Pullman ở phố Cát Linh, Hà Nội) và thua 11,4 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.