Tết rộn ràng của người gốc Hoa khu Chợ Lớn

10:44 30/01/2025

Khu vực Chợ Lớn bao gồm những quận 5, 6, 11 từ lâu đã là một nơi nổi tiếng đất Sài Gòn bởi là cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống. Thậm chí ẩm thực của họ đã đi sâu vào tận các hẻm nhỏ của thị dân, giao thoa với ẩm thực thuần Việt, tạo ra những món ăn đặc biệt. Nhưng, nét văn hóa đặc sắc nhất của người Hoa phải kể đến tục ăn Tết của họ.

Nếu như người Việt chỉ ăn Tết sớm lắm là từ hôm đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp) cho đến hạ nêu bằng lễ cúng Khai hạ vào mùng 7 Tết, thì người Hoa ăn Tết nhiều nhất và lâu nhất.

Lịch sử giao thoa văn hóa

Thế hệ người Hoa đầu tiên di dân vào miền Nam Việt Nam là những người Hán theo phong trào “Phù Minh diệt Thanh”. Các nhóm được 2 danh tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn dắt đến khu vực này dưới thời các chúa Nguyễn. Năm 1698, chúa Nguyễn lập phủ Gia Định và cho phép những di dân được định cư. Đồng thời lập ra Minh Hương xã ở vùng Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc Phiên Trấn và Thanh Hà xã thuộc Trấn Biên.

Từ đó nhóm người Hoa di cư còn được gọi là người Minh Hương, họ lập gia đình với người Việt, hội nhập văn hóa và ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có một nhóm gọi là người Hoa Thất Phủ, tức là người Hoa đến từ 7 phủ thuộc 3 tỉnh của Trung Quốc, đến đây để làm ăn buôn bán do nhận thấy sự trù phú, giao thương phát triển của khu vực.

7aff05494392ffcca683.jpg -0
Múa lân ngày Tết ở khu Chợ Lớn.

Mới đây, khi ngồi nói chuyện cùng một một người bạn ở khu Chợ Lớn, tôi được biết người Hoa ở Sài Gòn gồm ngũ bang, tức năm nhóm người như người Quảng Đông (Quảng) có tính tình rộng rãi, giỏi kinh doanh buôn bán; người Phúc Kiến (Mân) luôn giữ gia quy và coi trọng việc thi cử đỗ đạt; người Triều Châu (Tiều) thì sống tiết kiệm, kham khổ và siêng năng lao động; người Khách Gia (Hẹ) đầu óc phóng khoáng và đặc biệt nấu ăn rất ngon; người Hải Nam, chuyên mở các quán ăn, tiệm nước, và chạp phô (tạp hóa). Dân Sài Gòn luôn nhớ những món ngon của người Hải Nam là cơm gà Hải Nam, thịt dê tiềm, miến xào khô mực, thịt kho (khâu nhục).

Tết của người Hoa bắt đầu từ những ngày qua rằm tháng chạp. Những gia đình sẽ chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo phù hợp với gia chủ để cúng lễ Đáp tạ. Đó là lễ đáp tạ Trời, Phật, ông, bà đã cho gia đình một năm bình an. Họ sẽ sắm sửa hương đăng hoa quả rồi nấu mấy món ăn thông thường cúng khắp bàn thờ trong nhà, và dành riêng một mâm cúng đất đai. Sau đó sẽ bắt đầu dọn nhà gọn gàng, đánh bóng lư hương, lau tấm bài vị thờ gia tiên bằng rượu và trang trí nhà cửa bằng liễn đỏ…

Đây cũng là ngày mà người Hoa thường chia đồ cúng cho những người hàng xóm trong khu mình ở, như chia lộc cuối năm để mọi người cùng được hưởng sự may mắn. Nhà này mang vật cúng cho nhà kia. Đến khi nhà kia cúng sẽ mang cho lại nhà này, như một tục lệ quen thuộc của cộng đồng.

Khác với người Việt cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, người Hoa thường tiễn ông Táo về Trời vào sáng hôm sau, ngày 24 tháng Chạp. Lễ cúng ông Táo thường có các món ngọt như thèo lèo và quýt. Trong tiếng Hoa, “quýt” đồng âm với “cát” (cát tường là may mắn). Người Hoa hy vọng ông Táo sẽ tâu những lời tốt lành, mang lại may mắn cho gia đình.

Đậm đà bản sắc

Bắt đầu từ thời điểm này, có thể nói là vui rộn ràng và xôm tụ của người Hoa khu Chợ Lớn nhất. Các khu chợ bán đồ trang trí Tết như Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng tấp nập người Hoa đi mua sắm, nhất là phố lồng đèn và phố liễn đỏ. Buổi tối, nườm nượp khách hàng chật kín cả đoạn đường. Những dãy đường nối tiếp nhau, đan vào nhau, ngợp trời sắc đỏ như một không gian văn hóa ngày Tết giữa lòng Sài thành.

Đến ngày 30 Tết, người Hoa thay câu đối liễn mới, giấy đỏ chữ vàng, nội dung thường mang thông điệp tốt lành như “Xuất nhập bình an”,“Kim ngọc mãn đường”,“Tân xuân đại cát”… Với những gia đình làm ăn buôn bán tại nhà, nội dung câu đối liễn thường là “Nhất bổn vạn lợi, Sinh ý hưng long”… Ngoài ra, người ta còn dán chữ “Xuân” và “Phúc” ngược trên cửa, chữ “ngược” tiếng Hoa đọc là “đáo”, nghĩa là Xuân đến, Phúc đến.

Một người viết liễn Tết ở khu Chợ Lớn.

Những ngày cận Tết, các cửa hàng bán lân, rồng, trang phục ông địa ở đường Lương Nhữ Học cũng đông đảo khách mua sỉ, lẻ. Múa lân sư rồng là phong tục đặc trưng của Tết Nguyên đán mà ở đất Sài Gòn hầu như các đoàn lân đều xuất phát từ người Hoa làm Đường chủ như Nhơn Nghĩa Đường, Liên Nghĩa Đường, Phước Anh Đường… Không chỉ nổi tiếng trong nước, các đoàn lân này cũng thường xuyên giật giải thưởng trong các hội thi và vang danh khắp châu Á.

Trong dịp Tết, các đội lân sư rồng thường được các thương gia và các gia đình gốc Hoa mời múa trước cửa nhà để cầu may và phục vụ công chúng. Múa lân ở khu Chợ Lớn đã chập cheng tùng tùng từ ngày đưa ông Táo cho đến hết rằm tháng Giêng mới thôi. Thông thường phải sau Tết Nguyên Tiêu họ mới quay trở lại giao thương và bắt đầu một năm mới. Chính vì thế, khu vực Chợ Lớn luôn là khu vực ăn chơi Tết đúng nghĩa rộn ràng nhất.

Đặc biệt nhất là sáng 30 Tết, hầu như các đoàn lân ở khu Chợ Lớn sẽ tập trung tại miếu Quan Đế của Nghĩa An Hội Quán để cúng lân và khai quan điểm nhãn cho lân mới. Có một tục lệ là tất cả lân mới đều được Hội trưởng chấm châu sa trên trán hoặc lưỡi của lân như một tục lệ để từ đó lân sống dậy và bắt đầu múa. Đây cũng là ngày mà khắp khu vực tiếng trống tưng bừng giòn giã và trăm con lân múa điệu nghệ biểu diễn hăng say nhất.

Giao thừa cũng là thời khắc đoàn tụ gia đình. Mọi người sẽ tắm rửa và thay đồ đỏ, màu may mắn theo quan niệm của người Hoa. Rồi ngồi bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên thịnh soạn. Người Việt có mâm ngũ quả “cầu, sung, dừa, đủ, xoài” thì người Hoa có quýt, bánh bao, bánh Tổ. Tiếng Hoa gọi bánh bao là “Phát bao”, bánh Tổ là “Niên cao”. Mâm cúng giao thừa còn có giò heo, cải xà lách xanh sống. Tên những thứ này khi đọc lên thường có ý nghĩa tốt lành. Heo đọc là “trư”, đồng âm với “châu” – ý là “châu long nhập thủy”, châu báu đầy nhà. Cải xà lách tiếng Quảng đọc là “Phát soi”, đồng âm với “Phát tài”. Tựu trung đều mang ý nghĩa là sự ước mong cho năm mới, gia chu được may mắn, phát tài, năm mới sẽ tốt hơn năm trước.

Ngay trong đêm, con cái gia đình sẽ giữ thói quen chúc Tết lẫn nhau theo thứ tự già trẻ, lớn nhỏ. Điều quan trọng là người Hoa kiêng cữ kĩ. Họ sẽ ở trong nhà và nhờ người tuổi hạp để xông đất lấy hên đầu năm. Người xông đất đôi khi sẽ được gia chủ nhờ xách 1 xô nước để sẵn trước cửa đi vào nhà. Với người Hoa, nước là tiền. Sau đó phần lớn những người phụ nữ sẽ đi chùa Bà Thiên Hậu để cầu phúc, cầu tài, đánh tiểu nhân xua đi xui rủi năm cũ. Người Hoa lễ chùa đầu năm thường cúng dầu ăn. Ý nghĩa của phong tục này là cầu mong sự tươi sáng, hanh thông và trơn tru. Những người đàn ông sẽ ở nhà bày tiệc nhậu, đánh mạt chượt, đánh bài tứ sắc, sáu hỏ, hoặc chơi tài xỉu cầu may vui vẻ trong gia đình.

Sáng mồng Một Tết Nguyên Đán, con gái đã có chồng ở riêng sẽ đưa chồng con về nhà ông bà ngoại chúc Tết, nghĩa là ăn “Tết Mẹ” trước, sau đó, người Hoa mới “Tết Cha”, rồi đến thăm họ hàng, người thân. Điểm này không giống với tập quán của người Việt la “mồng Một Tết Cha, mồng Hai Tết Mẹ”. Mồng Bốn đón ông Táo về. Sang mồng Bảy, người ta ăn bảy thứ cải nấu chung. Theo tục lệ xưa, xã hội nông nghiệp, người Hoa ăn các loại cải phong phú với hy vọng trong năm mới, mùa màng sẽ được bội thu. Ngày nay, không nhiều người Hoa làm nông nữa nhưng họ vẫn giữ thói quen ăn bảy thứ rau cải. Mùng Chín cúng thần tài đối với người Hoa là quan trọng họ sẽ bày tiệc linh đình như một lễ tạ ơn với vị thần giữ tài lộc của họ.

Cho đến rằm tháng Giêng, người Hoa khu Chợ Lớn thường hay tổ chức một giải cờ tướng để các danh thủ thi thố, phần thưởng thường là vàng. Ngoài ra còn có những kỳ đài cờ thế để người du xuân thưởng lãm có thể đọ sức cờ phá thế bí. Hầu hết các danh thủ cờ tướng giỏi của Việt Nam đều có gốc Hoa. Đây cũng là một trong những hoạt động cuối của chuyện người Hoa khu Chợ Lớn ăn Tết. Sau rằm, hầu hết mọi hoạt động giao thương và cuộc sống của người khu Chợ Lớn mới trở lại nhịp sinh hoạt bình thường.

Dân Sài Gòn có bạn bè gốc Hoa thì cũng hay la cà ăn Tết cùng, bởi cái Tết người Hoa kỳ thực rất rộn ràng và tưng bừng khí thế.

Ân Điền

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.