Phỏng vấn một bác sĩ

08:33 20/08/2017
Phóng viên (PV): Thưa ông, có gì khác nhau giữa bệnh của một con người và bệnh của một xã hội?

Bác sĩ: Bệnh của con người đôi khi rất khó đoán. Còn bệnh xã hội có thể nhìn thấy ngay, nhưng chữa trị thì không hề đơn giản.

PV: Vậy bệnh xã hội thông thường hiện nay nhất là gì ạ?

Bác sĩ: Ai chả biết, đó là quan liêu giấy tờ, thủ tục hành chính… Một căn bệnh trầm kha.

PV: Nhưng được cái là nó không gây chết người anh nhỉ.

Bác sĩ: Cũng chưa chắc đâu nhé. Cũng có khi biến chứng nặng vô cùng.

PV: Nhân chuyện thủ tục, thưa anh, chắc anh biết vụ mới gần đây xôn xao ở phường Văn Miếu Hà Nội, khi một người dân đi lấy giấy chứng tử bị phiền hà.

Bác sĩ: Tôi biết. Và tôi vô cùng ngạc nhiên cho chuyện đó, và cho tất cả các giấy chứng tử nói chung.

PV: Tại sao vậy?

Bác sĩ: Tại cái chết là một hiện tượng khoa học chứ không phải là hoạt động hành chính, đúng không nào?

Minh họa: Lê Tâm.

PV: Dạ đúng.

Bác sĩ: Chỉ có bác sĩ chứ không một ai khác có thể kết luận một con người đã chết thật hay chưa, đúng không nào?

PV: Dạ đúng.

Bác sĩ: Vậy tại sao giấy chứng tử không do bác sĩ cấp mà lại do phường.

PV: Ừ nhỉ?

Bác sĩ: Phường dù có tận tâm đến đâu cũng không túc trực bên giường bệnh, không rút hay cắm ống thở, không viết giấy đưa xuống nhà xác… Phường căn cứ vào điểm gì để chứng nhận một ai đã từ trần?

PV: Dạ, chắc là căn cứ vào giấy của bệnh viện ạ.

Bác sĩ: Thế tại sao giấy của bệnh viện là chưa đủ? Rõ ràng phường chỉ xác nhận thêm một lần nữa mà thôi.

PV: Ừ đúng.

Bác sĩ: Nghĩa là nếu tôi không nhầm phường căn cứ vào giấy của bệnh viện để làm chứng tử, có nghĩa là ai chết cũng làm giấy tới hai lần.

PV: Hiểu rồi, thưa anh, nhưng tôi đoán thế này: Phường phải cấp giấy, vì căn cứ vào đó phường mới lập tức cắt lương hưu, mới cắt hộ khẩu… nghĩa là phường mới làm được các thủ tục liên quan.

Bác sĩ: Do đường dây của phường không "link" với các đường dây của bệnh viện chứ gì?

PV: Dạ, hiểu nôm na là như thế ạ?

Bác sĩ: Vậy mấu chốt của vấn đề là phải nghiên cứu làm sao cho sự kết nối ấy diễn ra chứ không phải thế mà bắt người dân đi lại nhiều lần.

PV: Ừ nhỉ.

Bác sĩ: Chúng ta có thói quen hễ cái gì phức tạp về hành chính là người dân phải è cổ ra giải quyết đầu tiên, đấy mới là căn bệnh.

Việc của mỗi công dân sinh ra là phải lao động, đóng thuế rồi… chết. Còn việc của chính quyền là xử lý các khâu đó chứ sao lại bắt người ta đi tìm cách xác nhận người thân của họ đã băng hà.

PV: Ừ nhỉ.

Bác sĩ: Nếu như một chàng trai có thể nói với một cô gái  "Em chỉ việc đẹp, cả thế giới để anh lo" thì một phường có thể tuyên bố "Mọi người chỉ việc chết đàng hoàng, các thứ khác để chúng tôi lo". Chứ sao lại bắt người ta… khổ cho đến sau khi chết.

Tôi thiết nghĩ trong thời đại tin học bây giờ, tìm ra một giải pháp để cho mỗi công dân lìa đời bệnh viện xác nhận, đưa tên tuổi, đưa số chứng minh lên mạng là những thứ khác đồng bộ theo đâu có khó. Chả lẽ những việc ấy làm được mà việc chứng tử không làm được. Rõ ràng người ta lười, thế thôi. Căn bệnh ấy muốn chữa phải xuất phát từ bên trong chứ đâu phải chỉ thay thế mấy cậu làm thủ tục ngồi trực ở phường.

Lê Thị Liên Hoan

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文