Hoa cải không thể cầm lòng

16:08 06/11/2016
Chiều qua từ Ba Vì trở về Hà Nội, tôi đi xuyên qua những cánh đồng khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Những vạt nắng cuối cùng trên cánh đồng làm tôi phải dừng lại. Đã lâu rồi, tôi không có một buổi chiều như thế.

Một buổi chiều vừa mang cảm giác cô đơn vừa mang cảm giác tĩnh lặng. Thế gian lúc đó như chỉ còn mình tôi và tôi cũng muốn chỉ có mình tôi lúc đó trên thế gian mênh mông và tĩnh lặng ấy để tôi được hưởng trọn vẹn một buổi chiều rộng lớn và không có gì làm cho mình phải phiền muộn hay khó chịu. Những vạt nắng thu vàng của buổi chiều lại gợi nhớ cho tôi về những vạt hoa cải vàng trong vườn nhà tôi những năm mẹ tôi còn sống.

Những năm tháng đó, cho dù tôi đã gần 50 tuổi, nhưng mỗi khi hoa cải trong vườn bắt đầu nở vào cuối đông là mẹ tôi lại nhắn tôi về. Mẹ tôi biết tôi yêu hoa cải đến lạ thường. 

Chuyện một bà mẹ hàng năm trồng cải rồi để lại một vạt cải trong vườn cho hoa nở để gọi con trai mình về ngắm hoa có phải là chuyện duy nhất trong thế giới này bây giờ không? Và người con trai mẹ đã trở về ngôi nhà của mình khi trong vườn hoa cải vàng đã bắt đầu nở. Chàng đứng trong vườn và lòng xao động lạ thường.

Một cảm giác không cầm lòng được tràn ngập trong chàng. Và đúng như câu thơ của một người bạn chàng đã viết "Hoa cả rơi không thể cầm lòng". Mẹ đã mất nhiều năm nay và không còn ai trồng cải trong vườn để cải ra hoa và gọi tôi về nữa. 

Những buổi chiều sau khi mẹ mất, tôi vẫn về quê những ngày cuối năm hừng nắng hanh như dát vàng khu vườn. Tôi vẫn bước vào mảnh vườn ấy. Nhưng hoa cải không còn. Tôi đứng đó im lặng cho tới khi bóng tối phủ kín khu vườn. Một vài vạt hoa cải để làm giống cho mùa sau không làm thay đổi đời sống vật chất của con người.

Nhưng màu vàng của nó đã nuôi lớn một phần tâm hồn con người. Khi người ta còn nhớ đến những điều bình dị làm nên sự xao động trong tâm hồn, làm nên cảm giác bình yên và cả sự khắc khoải thì người còn những lý do để sống với những điều tốt đẹp và hướng về những điều tốt đẹp.

Hồi còn học cấp ba, tôi học trường cấp III bên kia sông cho gần nhà. Quê tôi có làng Vĩnh Thượng ven sông chuyên nghề trồng rau. Hồi đó họ trồng rau cải và su hào là nhiều nhất. Vì rau cải được dùng phổ biến hơn các loại rau khác. Họ trồng hai loại cải chính: cải mào gà và cải củ. Gọi là cải mào gà vì cây cải rất to.

Khi thu hoạch họ chỉ thu hoạch lá chứ không nhổ cả cây như các loài cải khác; cho đến khi cải ra ngồng thì là lần thu hoạch cải cuối cùng. Ngồng cải để luộc và già thêm một chút thì để muối dưa. Dưa ngồng cải mới muối giòn và cay chấm với mắm tép thì ngon đến không bao giờ quên được. Khi thu hoạch cải, người ta để lại một số ruộng cải làm giống cho vụ sau.

Và thế là, vào một ngày nắng hanh cuối đông, tất cả những ruộng cải nở hoa vàng rực. Hoa cải đơn lẻ không làm nên vẻ đẹp của nó. Nhưng cả cánh đồng hoa cải thì nó biến những bãi hoa cải để giống ven sông thành một thiên đường. Và con đường đạp xe đến trường cách làng tôi 3 ki lô mét là con đường mê dụ suốt những năm tháng ấy. Tôi yêu đương sớm. Có lẽ vẻ đẹp hoa cải đã biến tôi thành một người lãng mạn.

Khi đi trên con đường chạy ven bãi sông ngập tràn hoa cải vàng, lòng tôi thường xáo động lạ thường. Sau này tôi biết đó là cảm xúc của người dậy thì, cho dù lúc đó tình yêu học trò là một tình yêu mơ hồ khó tả chứ không có gì cụ thể. Cảm xúc của tôi trôi mơ hồ theo mùa hoa cải kể từ khi những bông hoa cải vàng nở cho đến những cánh hoa vàng cuối cùng rụng trên đất nâu thẫm của mùa đông.

Bây giờ ở các làng quê, những mảnh vườn quê bình dị của những năm tháng xưa với những luống hoa vàng cuối đông hầu như không còn nữa. Người thêm đông đúc và đất đai hẹp đi. 

Những ngôi nhà bê tông san sát nhau dọc làng chẳng còn hở để có một mảnh vườn trồng cải như thuở trước. Nhưng liệu chúng ta có cần những vạt hoa cải vàng trong đời sống này không? Có thể không. Nhưng tôi nói về màu vàng hoa cải không chỉ để nói về hoa cải. Tôi nói về vẻ đẹp thiên thiên.

Những vẻ đẹp thiên nhiên thực sự vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng tâm hồn con người và giải tỏa những cảm giác nặng nề của con người. Thiên nhiên là người bạn đồng hành quan trọng nhất với con người. 

Suốt mấy chục năm qua, có bao vẻ đẹp thiên nhiên chúng ta đang ngày một lãng quên. Nhưng khoảng mươi năm trở lại đây, tôi thấy người Việt Nam bắt đầu tìm lại thiên nhiên cho dù chỉ là cuộc tìm lại của các cá nhân, chứ chưa thành một chiến lược lớn và lâu dài. Những cánh đồng hoa cải đã trở thành một vùng thiên nhiên yêu thích của những người trẻ.

Có lẽ bây giờ một số vùng chuyên canh rau củ nên có những cánh đồng rau cải rộng lớn. Vào dịp cuối năm, thường là khi nắng hanh hừng lên thì hoa cải nở rộ. Nhưng vùng quê ven sông Hồng hay trồng những bãi hoa cải lớn. Thanh niên nam nữ tìm đến đó chụp ảnh và cả chụp ảnh cưới. Có những vẻ đẹp bình dị tưởng mất đi nhưng hình như đang được hồi sinh. 

Khi con người Việt Nam yêu thiên nhiên và biết hưởng thụ thiên nhiên, coi thiên nhiên là một người bạn lớn, họ sẽ có cảm hứng lớn trong cách sống và thiết kế cuộc sống lâu dài của mình. 

Và một điều vô cùng đơn giản nhưng là chân lý: khi con người biết rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên thì mới biết rung động trước vẻ đẹp của chính con người. Và đó là nơi nảy sinh chủ nghĩa nhân văn.

Nguyên Thảo

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文