Khi “sự chú ý” cũng là một tài nguyên

09:56 25/12/2019
"Chúng ta đang chìm đắm trong thông tin, trong khi đói khát về trí tuệ" - Đó là tuyên bố của nhà sinh vật học người Mỹ E O Wilson vào đầu thế kỷ này. Một nhận xét đi thẳng vào bản chất của thời đại Internet.


Cuộc sống phân mảnh thời đại Internet

Hãy thử lên Facebook của bạn, và kéo một dọc trục tin tức (newfeed): đa số sẽ là những điều hầu như bạn không cần, như là tranh cãi quanh sai lầm của một thủ môn trong một trận đấu mà đội tuyển Việt Nam vừa chiến thắng, một cô ca sĩ vừa lộ clip giường chiếu, hay những tấm ảnh bạn bè của bạn đi du lịch, ăn uống, cà phê...

Nhưng chừng ấy cũng đủ để bạn kéo ngón tay liên tục và thậm chí mất một buổi sáng đáng ra có thể dành để làm nốt công việc còn dang dở, chơi với con cái, nấu một bữa ăn, đọc một cuốn sách, hoặc học thêm một điều gì đó.

Có quá nhiều điều lôi kéo sự chú ý của chúng ta chỉ trong một thiết bị nắm vừa lòng bàn tay này. Ảnh: Stock Image.

Tóm lại là những điều hữu ích và có lợi với bản thân chúng ta hơn, là bị cuốn theo hàng trăm những câu chuyện tầm phào không có hồi kết trên mạng xã hội. Những điều mà chỉ sau khi bị chúng lôi kéo đi như một cơn lũ và bất ngờ sực tỉnh, bạn mới cảm thấy hoàn toàn trống rỗng. Điều gì vừa xảy ra?

Thật dễ dàng để nhận ra rằng cuộc sống tinh thần của chúng ta bây giờ rời rạc và phân mảnh hơn bao giờ hết, với sự phổ biến của điện thoại thông minh (smartphone), và các đồ chơi công nghệ.

Đó là câu chuyện phổ biến trong một thế giới bị quá tải thông tin, khi các thiết bị điện tử và các ứng dụng được thiết kế với mục đích lôi kéo chúng ta. Xã hội tiêu dùng cũng có xu hướng thúc đẩy điều này: Các quảng cáo bắt mắt, được đầu tư tinh vi làm cho người tiêu dùng chú ý và móc ví.

Khi thông tin được sản xuất chóng mặt để cạnh tranh, bằng cách để mau chóng giải quyết vấn đề khan hiếm thông tin hơn là khan hiếm sự chú ý, hệ thống sẽ luôn ở trong tình trạng vượt ngưỡng và sẽ phải liên tục tự lọc những thông tin không quan trọng, hoặc không thích hợp.

Bộ não của chúng ta sẽ bận rộn hơn bao giờ hết. Chúng ta bị "tấn công" bởi sự kiện, đồn đại, tin giả... Cố gắng phân loại, tìm ra những gì ta cần và những gì phải bỏ qua thật mệt mỏi.

Những chiếc Smartphone đã biến thành con dao của quân đội Thụy Sĩ, tích hợp vào đó đủ thứ hầm bà lằng bao gồm từ điển, máy tính, trình duyệt web, email, máy chơi game, đồng hồ báo thức, máy ghi âm, dự báo thời tiết, GPS, cập nhật mạng xã hội và thậm chí... đèn pin. Chúng mạnh mẽ và làm được nhiều việc hơn chiếc máy tính xịn nhất đặt tại trụ sở công ty IBM 30 năm trước.

Và chúng ta sử dụng chúng mọi lúc, như một đặc trưng của thế kỷ XXI: nhồi nhét tất cả vào từng khoảnh khắc rảnh rỗi. Chúng ta nhắn tin khi đang đi bộ qua đường, kiểm tra email khi đang xếp hàng, thậm chí vừa ăn trưa vừa "lén lút" theo dõi nhau trên mạng xã hội. Trong căn bếp ấm cúng tại gia, chúng ta nghe nhạc phát ra từ loa bluetooth nối với điện thoại di động, trong khi đang lên danh sách mua sắm trên chính chiếc smartphone ấy.

Và tất cả đều nghĩ rằng mình đang làm việc hiệu quả, đa nhiệm hơn. Nhưng đây chỉ là một ảo ảnh mạnh mẽ và ma quỷ. Earl Miller, nhà nghiên cứu thần kinh học của Viện công nghệ Massachusetts, chỉ ra sự thật đáng giật mình: khi sự chú ý của chúng ta bị phân mảnh quá nhiều, não bộ sẽ không đủ liên kết để làm việc đa nhiệm tốt. Khi mọi người nghĩ rằng họ đang đa nhiệm, thì sự thật là họ chỉ chuyển từ một việc này sang một việc khác rất nhanh mà thôi.

Và mỗi khi họ làm như vậy, có một "chi phí" nhận thức đã được huy động, mà không để làm gì cả. Chúng ta không thật sự giữ nhiều quả bóng trên không trung một lúc như một chuyên gia tung hứng, mà chỉ là một gã quay đĩa nghiệp dư tồi tệ cứ chưa xong bản nhạc này đã cố nhét thêm một đĩa mới vào.

Khoa học cho thấy đa nhiệm kiểu này có thể tăng quá trình tiết ra cortisol, loại hormone gây ra căng thẳng, hoặc adrenaline, thứ giúp cho bạn hưng phấn hơn, nhưng cũng có thể khiến não bộ rơi vào trạng thái mù mờ, lộn xộn. Nó tạo ra một vòng lặp "nghiện ngập": thưởng cho não mỗi khi rơi vào trạng thái hưng phấn nhưng mất tập trung, để nó lại liên tục tìm kiếm kích thích bên ngoài nhất thời và mắc kẹt trong ảo giác đó. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn vì vỏ não trước trán có cơ chế thiên vị mới lạ, tức là sự chú ý của nó còn có thể dễ dàng bị chiếm đoạt bởi một thứ mới, với phản ứng bản năng tương tự một đứa trẻ sơ sinh tìm thấy đồ chơi mới.

20 năm trước, điện thoại reo và chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua nó. Tất cả các điện thoại bàn đều không thể làm phiền chúng ta mọi lúc mọi nơi: bạn có thể tản bộ mà không cần phải giữ liên lạc với ai cả.

Bây giờ, số người có điện thoại di động nhiều hơn cả có nhà vệ sinh. Điều này tạo ra một kỳ vọng ngầm rằng bạn có thể tiếp cận bất kỳ ai vào lúc thuận tiện cho bạn, bất chấp liệu điều đó có thoải mái cho phía bên kia hay không.

Sự kỳ vọng này đã ăn sâu đến mức đa số những người tham dự một cuộc họp thường cố gắng bắt máy để trả lời rằng tôi xin lỗi, tôi không thể nói chuyện bây giờ vì đang họp.

"Cơ hội" làm việc đa nhiệm với sự chú ý phân mảnh thế luôn bất lợi cho hiệu suất nhận thức. Glenn Wilson, cựu giáo sư tâm lý học tại Đại học Gresham, London, gọi đấy là hội chứng cuồng thông tin (info-mania).

Nghiên cứu của ông cho thấy rằng trong một tình huống bạn phải cố tập trung vào một việc trong khi có một email chưa đọc, điều này có thể làm phân tán sự chú ý đến mức khiến hiệu quả IQ của bạn giảm 10 điểm. Wilson thậm chí chỉ ra rằng những tổn thất của phân mảnh sự chú ý thậm chí còn lớn hơn tổn thất não bộ từ việc hút thuốc!

Russ Poldrack, nhà nghiên cứu thần kinh học của Đại học Stanford, thậm chí còn đi xa hơn. Ông phát hiện ra rằng việc hấp thụ thông tin trong lúc phân tán chú ý sẽ khiến thông tin mới đi đến sai vị trí trong não.

Ví dụ nếu sinh viên vừa xem TV vừa học bài, thông tin từ bài học mới sẽ đi vào vùng thể vân (striatum), phần não chuyên dùng để lưu trữ các quy trình và kỹ năng mới, chứ không phải là sự kiện và các ý tưởng. Nếu không có sự phân tâm bởi chiếc TV, thông tin sẽ đi vào vùng hải mã, nơi nó được tổ chức và phân loại theo nhiều cách khác nhau, giúp cho việc trích xuất thông tin dễ dàng hơn.

Con người hiện đại dường như ngày càng khó giữ sự chăm chú của họ hơn, dù đấy đang là một tài sản vô giá.

Khi "chú ý" là tài nguyên

Nền kinh tế sức chú ý (attention economy), thuật ngữ được nhà kinh tế học người Mỹ Herbert Simon đặt vấn đề vào năm 1971, thường được dùng để giúp chúng ta hiểu được bản chất của những gì đã và đang diễn ra: nó coi sự chú ý của chúng ta như một "tài nguyên" có hạn ở vị trí trung tâm của hệ sinh thái thông tin, bị bao quanh bởi những thông báo và quảng bá giật gân trong một trận chiến không hồi kết hòng giành lấy nó (sự chú ý).

Một nền kinh tế, suy cho cùng, luôn hướng đến tối ưu phân bổ hiệu quả nguồn lực cho các mục tiêu cụ thể (chẳng hạn như tối đa hóa lợi nhuận). Áp dụng vào nền kinh tế sức chú ý, một khái niệm có nền tảng là coi sự chú ý như tài nguyên, ta nhìn thấy một sự thật cay đắng: sự chú ý của chúng ta được áp dụng cho các mục tiêu mà truyền thông xã hội và các công cụ khác luôn cố gắng tìm cách đánh lạc hướng chúng ta. Khi chính chúng ta không thể sử dụng sự chú ý cho các mục tiêu của riêng mình, thì tài nguyên này trở thành công cụ cho người khác sử dụng và khai thác.

Hãy trở lại với ví dụ về newfeed của mạng xã hội Facebook ở đầu bài viết để hiểu cơ chế mà qua đó chúng ta đã trao tài nguyên của mình cho người khác: Facebook đã phân tích dữ liệu về tính cách và hành vi của người dùng kỹ lưỡng đến mức bất kỳ một bài đăng nào hiển thị trên newfeed cũng có thể gây sự chú ý mạnh mẽ.

Bất kể là bạn định làm gì, khi đã bắt đầu lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng, ta dường như đã bắt đầu rơi vào ảo giác, và quên đi mục đích chính ban đầu. Có thể ta cầm điện thoại lên là để gọi cho ai đó, rồi bất chợt một thông tin giật gân hiện lên, và bạn say sưa đọc, rồi bị cuốn theo nó lúc nào không biết.

Giống như ta lạc vào một con phố đầy đèn đường sặc sỡ, mụ mị lang thang hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng lạc đường vì đã không chú tâm mạnh mẽ vào địa chỉ cần đến ngay từ ban đầu. Sự chú tâm đáng ra có thể giúp chúng ta gặt hái những phần thưởng lớn từ nỗ lực tập trung bền vững, rốt cục chỉ đem lại những khoái cảm trống rỗng từ hàng ngàn ảo giác bọc đường.

Trong một thí nghiệm nổi tiếng vào năm 1953, James Olds và Peter Milner, hai nhà khoa học của Đại học McGill tại Montreal, đã cấy một điện cực nhỏ vào não chuột, có liên kết với một bộ phận được coi như trung tâm sung sướng của não (gọi là nucleus accumbens).

Cấu trúc này điều chỉnh việc sản xuất dopamine cho não chuột, giúp cho bộ phận sướng của não "sáng" lên, tương tự cảm giác của người đánh thắng bạc, người nghiện hít cocaine, hay cơn cực khoái. Họ đặt một nút bẩy nhỏ trong lồng cho phép những con chuột gửi tín hiệu điện trực tiếp đến trung tâm sung sướng của chúng bằng cách ấn nhẹ vào nút.

Kết quả? Lũ chuột thích làm điều này đến mức chẳng thiết gì khác nữa. Chúng quên ăn và ngủ, thậm chí cả sex. Chúng ấn nút bẩy hết lần này đến lần khác cho đến lúc chết vì đói và kiệt sức.

Thí nghiệm này có gợi cho bạn nhớ đến điều gì không? Một người đàn ông 30 tuổi đã chết ở Quảng Châu (Trung Quốc) sau khi chơi điện tử liên tục trong ba ngày. Một người khác cũng đột tử ở Daegu (Hàn Quốc) sau khi chơi game gần như liên tục trong 50 tiếng đồng hồ và chỉ dừng lại khi bị ngưng tim.

Giờ hãy nhìn lại chiếc smartphone của chúng ta: dường như mỗi lần chúng ta kiểm tra hoặc cập nhật Facebook, cơ chế thu hút chú ý mạnh mẽ của nó làm chúng ta cảm thấy kết nối xã hội nhiều hơn, và bộ não chúng ta lập tức nhận được "hormone khen thưởng".

Nhưng hãy nhớ rằng đó là một loại cảm giác giống như chuột thí nghiệm tự nhấn vào nút bẩy khoái cảm: cơ chế tìm kiếm sự mới lạ của não đã tạo ra khoái cảm này, chứ không phải hành vi được lên kế hoạch, lịch trình từ các trung tâm tư duy cấp cao hơn ở vỏ não trước trán. Một chứng nghiện thần kinh, khi ta tự xé sự chú tâm của mình làm nhiều mảnh, trao cho xã hội tiêu thụ định đoạt và tự hủy hoại bản thân.

Ban Cầm

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Tờ Telegraph (Anh) dẫn thông báo của AstraZeneca ngày 8/5 cho biết, hãng sẽ thu hồi toàn bộ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới. Telegraph cũng cho hay, đơn xin rút giấy phép kinh doanh vaccine COVID-19 tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã được AstraZeneca nộp hôm 5/3.

Những năm vừa qua, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia thử vận may. Bên cạnh những người có kiến thức, chịu khó tìm hiểu thì cũng không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức đầu tư tài chính nhưng mong muốn đổi đời, giàu nhanh nên đã mất không ít tiền của để đi học và bị các “thầy” dạy chứng khoán online lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên từ vài trăm đến vài tỉ đồng.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文