Những câu chuyện kể từ đất

10:50 15/03/2020
Đất không chỉ chữa được một số bệnh mà còn chữa được rất nhiều thứ bệnh, đó là sự tổng kết của nền y dược phương Đông. Đất gì cũng chữa được bệnh. Ngay cả một cục gạch cũng là thuốc, đông y gọi là "Thổ chuyên".

Sự thật về chiếc sừng tê giác

Mang mảnh sừng tê giác mài vào một chiếc đĩa nhám làm bằng đất nung có đổ vào một ít nước, sẽ cho ra một thứ nước trắng đục như sữa. Thứ nước này uống vào có thể chữa khỏi nhiều bệnh, thậm chí khi bị sốt cao có thể chữa khỏi tức thời. Đó là sự thật được ghi trong các sách vở đông y và được nhiều người kiểm chứng. Vấn đề là sự thật nằm ở chỗ nào?

Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định sừng tê giác chẳng chứa các chất chữa bệnh thần kỳ gì như người ta đồn thổi. Thành phần chính của nó chỉ gồm keratin, melanin và calci phosphat. 

Khảo sát mới đây nhất của các nhà khoa học Hoa Kỳ thuộc Đại học Ohio cho thấy các chất trong sừng tê giác không khác gì tóc, móng và các loại sừng khác. Vì vậy, Giám đốc Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (CWI) Mark Jones đã rất có lý khi khuyên những người có ý định mua sừng tê giác: "Bạn hãy giữ lấy tiền và gặm móng tay của mình còn hơn".

Khoa học quả quyết như vậy, thì tại sao thứ nước trắng đục như sữa mài ra từ sừng tê giác lại có thể chữa được bệnh? Câu trả lời nằm ở… chiếc đĩa.

Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, nắm giữ nhiều di sản y dược bí truyền của cung đình nhà Nguyễn, nói với tôi rằng không cứ là sừng tê giác, mà đem sừng trâu sừng bò hay cục đá cục sắt mài vào chiếc đĩa kia, cũng sẽ cho ra thứ nước trắng đục như nhau và tác dụng chữa bệnh của nó cũng y hệt nhau.

Không phải sừng tê giác mà chính chiếc đĩa làm bằng đất sét trắng nung kia mới chữa được bệnh. Dược liệu ở đây là đất. Không phải ngẫu nhiên mà ngày xưa trong dân gian, các thầy lang đều khuyên phải mài sừng tê giác vào phần không tráng men ở dưới khu chiếc bát bằng đất nung hoặc mài vào một mảnh sành để lấy nước chữa bệnh, mài vào chỗ khác chẳng có tác dụng gì.

Ngay cả cuốn "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" được cho là của Hải Thượng Lãn Ông bên cạnh mục nói về sừng tê giác, cũng đề cập tới 14 loại đất chữa được bệnh. Nếu so sánh công dụng của sừng tê giác với công dụng của các thứ đất ghi trong chính cuốn sách này, bạn sẽ thấy các loại đất chữa bệnh còn tốt hơn là sừng tê giác.

Có lẽ xuất phát từ sự ngưỡng mộ một thứ từng là cống vật cho hoàng đế "thiên triều", cộng với những ghi chép vô căn cứ trên các sách vở đông y trôi nổi cùng những lời đồn thổi về tác dụng chữa bệnh "thần kỳ" của sừng tê giác, trong đó có bệnh ung thư, nhất là "tăng cường bản lĩnh đàn ông", nên tiêu điểm của truyền thông lâu nay tập trung chủ yếu vào chiếc sừng.

Tần số truyền tải những điều vô căn cứ này tỷ lệ thuận với tần số tê giác bị giết. Hậu quả là con tê giác một sừng cuối cùng ở Việt Nam đã chính thức bị tiêu diệt vào năm 2010 (nước ta chỉ có tê giác một sừng), kế đó là loài tê giác đen ở châu Phi cũng hoàn toàn biến mất.

Sự biến mất của loài tê giác đã và đang khiến cho môi trường sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng. Hơn thế nữa, sự biến mất của loài tê giác còn làm suy thoái về địa y, đe dọa sự sống của các loài thực vật, động vật và con người trên cả một không gian sống rộng lớn ở nước ta.

Trong khi sự thật thì không có sách vở chính thống nào nói các hoàng đế Trung Quốc dùng sừng tê giác để chữa bệnh cả, họ chỉ sử dụng nó làm một linh vật thể hiện quyền uy, còn các dân tộc ở những vùng có tê giác thì giá trị sử dụng cao nhất của sừng tê giác là làm… cán dao. Sự "thần kỳ" của tê giác hoàn toàn không nằm ở chiếc sừng của nó mà nằm ở chính những con tê giác sống tự nhiên nơi hoang dã, chúng tôi sẽ đề cập ở một bài khác.

Bí ẩn địa y

Như đã đề cập ở bài trước, đất không chỉ chữa được một số bệnh mà còn chữa được rất nhiều thứ bệnh, đó là sự tổng kết của nền y dược phương Đông và nền y dược cổ truyền nước ta. Các sách Đông y cổ chân truyền đều nói rất kỹ về tác dụng chữa bệnh của các loại đất. Nhiều bài thuốc Đông y xưa cũng như nay đều có đất làm phối vị, thậm chí có khi làm chủ vị, tuy nhiên do cái tên gọi văn vẻ của những vị thuốc này nên nhiều người, trong đó có không ít các thầy thuốc, không hề biết chúng chính là đất.

Chẳng hạn, nếu bạn bị sốt cao do nhiễm trùng bàng quang hay hệ sinh dục (nam cũng như nữ), thầy thuốc có thể cho bạn uống "Lục nhất tán". Đây là thứ thuốc có bán phổ biến ở các hiệu thuốc bắc. Uống "Lục nhất tán" sẽ hạ sốt ngay, nếu thầy thuốc biết phối vị hợp lý nó còn có tác dụng lọc độc gan, thận và lọc máu. 

"Lục nhất tán", như tên gọi của nó, gồm 6 phần hoạt thạch và 1 phần cam thảo, trong đó cam thảo chỉ giữ vai trò điều vị. Hoạt thạch là gì ? Đó chẳng qua là một loại đất sét trắng, có ở khắp nơi ở nước ta, từ núi đồi đến đồng ruộng.

Đất gì cũng chữa được bệnh. Ngay cả một cục gạch cũng là thuốc, đông y gọi là "Thổ chuyên". Khi bàn chân bị tê dại mất cảm giác, đốt cục gạch đỏ lên, thả vào trong nước, hơ gót chân lên sẽ khỏi. Khi ăn vào khó chịu trong dạ dày, nướng cục gạch cùng với vỏ ốc bươu và muối hột, cho vào nước nấu sôi khoảng 5 phút, uống vào sẽ cắt cơn. 

Và không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ái Quốc khi ở Paris đã không dùng hòn đá hoặc cục sắt mà đã dùng hòn gạch đốt lên để sưởi ấm, cần nhớ rằng cụ thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thầy thuốc. Cụ Hồ chắc chắn hơi nóng từ hòn gạch đốt lên không chỉ sưởi ấm mà còn chữa được một số bệnh.

Đất, nước, không khí và ánh sáng mặt trời tạo tương tác nhau tạo ra nền tảng của mọi sự sống. Nền y dược cổ truyền của dân tộc ta từ xa xưa đã có khái niệm "địa y" với vô số những bí ẩn mà khoa học hiện đại còn lâu mới khám phá hết. Địa y  nói ở đây không phải là một loài sinh vật, mà có nghĩa là sự sống từ đất (địa là đất, y là sự sống).

Địa y.

Con người càng "văn minh" càng sống xa đất, trong khi rất nhiều loài động vật, theo bản năng, chúng luôn phải thường xuyên liếm đất, ăn đất để tự ngăn ngừa bệnh tật. Một con chó nuôi nhốt mỗi khi cho ra ngoài, hành vi đầu tiên của nó là gặm đất, ít người biết rằng nó gặm đất để tự điều hòa thân nhiệt và cân bằng thể trạng. Một con heo sổng chuồng ra vườn thường lấy mõm ủi đất, nếu gặp những mảnh ngói vỡ thì nhai ngấu nghiến, ấy là nó đang tự chữa bệnh.

Đất lành, đất dữ, vị trí chỗ đất này có thể ở tốt, chỗ kia ở có thể sinh bệnh, đều liên quan đến địa y. Con người phải dùng khoa phong thủy hoặc nhờ thầy địa lý để chọn nơi làm nhà, chọn nơi đào giếng, trong khi nhiều con vật tự nó cảm nhận được, bởi vậy mới có câu "đất lành chim đậu".

Các bậc chân y chỉ rõ, người đi chân đất khỏe mạnh hơn người đi giày. Do vua quan và quân lính không thể đi chân đất được, nên ngày xưa để khắc phục sự ngăn cách với đất, đôi hài của vua chúa cũng như đôi giày của quân đội nhà Nguyễn bao giờ cũng có lỗ thông xuống dưới để bàn chân có thể "hô hấp" với đất, đó cũng là một trong những bí mật quân sự của tổ tiên chúng ta.

Trị bệnh thấp khớp trong Đông y có thang "Độc hoạt tang ký sinh", tuy nhiên các bậc chân y còn hướng dẫn thêm: Người bệnh phải chân trần đi trên đất 2 ngày, đến ngày thứ 3 giậm chân trên đất bụi, lấy đất quyện với mồ hôi bàn chân đó pha với thang thuốc trên, uống vào mới trị dứt điểm được.

Càng sống gần với đất càng ít bệnh tật. Ngày nay, chúng ta đều biết con người cũng như động vật không thể thụ thai được trên tàu vũ trụ nhưng khoa học chưa giải thích được nguyên nhân vì sao. Phải chăng trên không gian cơ thể người và động vật không còn sự tương tác với địa y nên không thể phát triển sự sống?

(Còn tiếp)

Hoàng Hải Vân

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文