Phỏng vấn Hồ Gươm

14:33 18/02/2021
Phóng viên (PV): Thưa anh, với tư cách là một nhân vật ở trung tâm Hà Nội, cảm giác mùa xuân đến của anh như thế nào?
Hồ Gươm: Tất nhiên tôi vui, tôi xúc cảm, tôi thấy trong lòng chan chứa.

PV: Anh đón Xuân theo kiểu gì nhỉ? Vì anh đâu có ăn bánh chưng, có uống rượu nồng và có mặc quần áo mới.

Hồ Gươm: Tôi đi thưởng thức mùa Xuân theo kiểu rất đặc trưng, nhà báo ạ. Tôi ngắm nhìn những người dân Hà Nội đi lại quanh Hồ.

PV: Và khi ngắm nhìn như thế, anh phát hiện được điều gì, thưa anh?

Hồ Gươm: Là hóa ra con người có những niềm vui cực kỳ giản dị, cực kỳ trong sáng, thanh thản, nhưng thật ra rất khó làm.

PV: Thú vui nào vậy, thưa anh?

Hồ Gươm: Trước khi trả lời, xin hỏi nhà báo một câu rất xưa: Hạnh phúc là gì?

PV: À, có rất nhiều định nghĩa. Nhưng theo tôi hiểu, nếu trả lời vắn tắt, hạnh phúc là khi mỗi chúng ta thấy lòng nhẹ nhõm, lâng lâng.

Hồ Gươm: Mà nhẹ nhõm, lâng lâng hay đến từ đâu?

PV: Tùy. Bác nông dân đến từ ruộng lúa, cô hoa hậu đến từ vương miện, chàng ca sĩ đến từ giải thưởng, còn ông giáo sư đến từ công trình.

Hồ Gươm: Đúng thế, nhưng tất cả những con người đó, theo quan sát của tôi, một cái Hồ bình thản đã trăm năm, đều có những phút giây hạnh phúc khi đi bộ thong thả ven bờ.

PV: Đi bộ ư? Chỉ vậy thôi ư?

Hồ Gươm: Đúng thế. Chỉ vậy thôi, xin hỏi nhà báo, trong cuộc sống hàng ngày anh đi bộ ở đâu? Có nhiều không?

PV: Rất ít. Nghĩ lại mỗi ngày 24 tiếng đồng hồ, tôi vật vã trên xe máy, trên taxi, trên xe buýt, hoặc loay hoay trên chiếc ghế văn phòng. Tôi chỉ đi bộ một chút trong nhà hoặc trong cơ quan.

Hồ Gươm: Mà đi kiểu ấy luôn vội vã, luôn tất bật, luôn đi cho có chứ đâu cảm xúc gì?

PV: Vâng. Anh nói phải. Đâu ra cảm xúc khi di chuyển từ bếp đến cầu thang hoặc từ hành lang đến phòng vi tính.

Hồ Gươm: Cả ngày, cả năm đều như thế?

Minh họa: Lê Tâm.

PV: Ừ. Thậm chí khéo cả đời.

Hồ Gươm: Rõ ràng là chỉ lúc Xuân về, người Hà Nội mới có cơ hội đi bộ quanh Hồ Gươm một cách êm ả, mát lạnh, bâng khuâng.

PV: Vâng. Có hoa ven bờ, có nước lấp lánh và có cành liễu rung rinh nhè nhẹ.

Hồ Gươm: Cách đây chục năm, không một ai dám nghĩ ở trung tâm Hà Nội là không được đi xe, nhưng bây giờ không một ai dám nghĩ phố đi bộ nên bãi bỏ.

PV: Tất nhiên.

Hồ Gươm: Chúng ta đột nhiên phát hiện ra trong cuộc đời này, đôi lúc chỉ một hành vi đơn giản là đi trong hạnh phúc, đi ở một không gian đẹp và thoáng mát cũng quý giá vô cùng chứ cần gì bao nhiêu vật chất cao sang.

PV: Vâng ạ.

Hồ Gươm: Đi bộ ngày thường đã quý rồi, đi bộ ngày Xuân trong một thành phố tinh khiết và êm ả thật quý vô vàn. Mang lại những niềm vui vô cùng khó tả.

PV: Khó tả lắm. Cho nên đã bao năm dân Hà Nội có thói quen giao thừa đổ ra đường. Già, trẻ, trai gái đều tiến ra Hồ Gươm để đi bộ.

Hồ Gươm: Tôi tin chắc không người dân Hà Nội nào chưa đi tới Hồ Gươm, thậm chí cả người dân Việt Nam cũng vậy, có những người mỗi ngày còn đi qua đi lại tới vài lần, nhưng đó là lúc cưỡi trên ô tô và xe gắn máy, chứ khi đi bằng chân ven hồ, đặc biệt là dịp Xuân, mới cảm giác rất khác thường và rất thiêng liêng. Chả có gì thay thế được đâu.

PV: Vâng ạ. Mùa Xuân hóa ra chỉ cần có vậy thôi. Cần một không gian nhẹ nhõm, cần một bầu trời trong veo, cần một tầm nhìn thăm thẳm, những điều đơn giản ấy có thể tới với bất kỳ ai, chẳng phân biệt cao thấp, giàu nghèo.

Hồ Gươm: Ôi, Xuân là thế.

Lê Thị Xuân Mai

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文