Phỏng vấn cây đàn

23:01 20/07/2015
Phóng viên (PV): Đàn ơi, sao anh im lặng thế?
Đàn: Tôi buồn. Buồn quá nhà báo ạ. Chả hiểu tại sao mấy hôm vừa qua, có tới ba nhạc sĩ danh tiếng ra đi.

PV: Đúng là buồn thật. Khán giả ai cũng bàng hoàng.

Đàn: Mỗi con người chúng ta sinh ra trên trái đất này là một thực thể không thay thế được, cho nên khi mất đi đáng tiếc làm sao. Nhưng sẽ còn đáng tiếc hơn nhiều, khi có những vĩ nhân mang theo những thứ chả ai còn có được.

PV: Xin anh trình bày rõ điều này?

Đàn: Một nguyên lý khoa học, nói cho cùng không có giáo sư này sẽ có giáo sư kia khám phá, chỉ nhanh hay chậm mà thôi. Nhưng một cảm nhận về văn hóa không như vậy, cảm nhận đó rất riêng biệt, nếu mất đi có khi vĩnh viễn không chừng.

PV: Anh muốn nói đến trường hợp nào thế?

Đàn: Giáo sư Trần Văn Khê. Ông ấy là người cực kỳ hiếm hoi hiểu biết sâu sắc về âm nhạc Việt Nam, âm nhạc quốc tế, âm nhạc Châu Á, âm nhạc Châu Âu. Ông có khả năng nắm vững cả lý thuyết, cả thực hành một cách uyên bác tới kinh ngạc.

PV: Vâng.

Đàn: Tôi đã từng may mắn được nghe Giáo sư thuyết trình. Ông không những phân tích sự khác nhau và giống nhau của một giai điệu trong nhiều quốc gia, mà còn minh họa những nhận xét của mình bằng cách biểu diễn trên rất nhiều nhạc cụ.

Giáo sư khiến khán giả vừa kinh ngạc, vừa bị chinh phục hoàn toàn. Có thể nói không ngoa, may mắn cho Việt Nam ta đã có một người như vậy.

PV: Rất may mắn.

Đàn: Nhưng bây giờ Giáo sư đã mất. Về mặt cảm nghĩ chúng ta đành chấp nhận vì ông đã hơn chín chục tuổi rồi. Nhưng về văn hóa thì sao? Làm thế nào để bù đắp những gì thiên tài đó mang theo trong mình?

PV: Ừ nhỉ!

Đàn: Sự ra đi của một danh nhân bao giờ cũng làm cho ta hối tiếc. Nhưng sẽ còn tiếc hơn nếu người đó không để lại được gì.

PV: Ý anh thế nào?

Đàn: Đáng ra, khi Giáo sư còn khỏe, còn minh mẫn sáng suốt, một cơ quan nào đấy đã phải lưu trữ những bài giảng, những kiến thức của ông bằng tiếng và bằng hình. Nghĩa là phải quay phim thật nhiều, thật khoa học, bài bản, có thứ tự rồi sau đó lưu trữ các tư liệu đó vào thư viện quốc gia.

PV: Đúng rồi.

Đàn: Những tư liệu này phải được bảo quản vĩnh viễn, coi như một loại sách, một loại kiến thức trực quan, sống động. Trong thời đại kỹ thuật số hôm nay, điều ấy cũng chả khó gì.

PV: Và nói thẳng ra, cũng chả tốn kém gì.

Đàn: Thế mà hình như chẳng ai nghĩ ra thì phải. Khi một vĩ nhân mất, rất nhiều người thương tiếc nhưng những cảm nhận và kiến thức của danh nhân cần phải tiếc hơn nhiều, vì đó chính là văn hóa dân tộc. Cho nên tôi tự hỏi, chúng ta có lãng phí không; có sai lầm không khi đã chả nghĩ tới cơ hội lưu trữ, giữ gìn những điều có vẻ vô hình nhưng thật ra vô cùng quý giá.

Một nhà văn có thể để lại sách đời đời, tác phẩm của một nhà điêu khắc, một họa sĩ cũng có thể hiện diện trong bảo tàng đến vài thế kỷ. Nhưng có những nhận thức không trưng bày được, chúng chỉ được thể hiện ra bằng ngôn ngữ sống và bằng hình ảnh kèm theo.

PV: Vâng.

Đàn: Không phải chỉ Giáo sư Trần Văn Khê. Đã có nhiều danh nhân khi ra đi khiến tôi có nỗi hoảng sợ này, hoảng sợ vì những gì họ mang theo quá lớn, đã vậy đó còn là duy nhất, chả khi nào có thể phục hồi. Do đó, đã tới lúc chúng ta hành động.

PV: Cụ thể, anh đề nghị gì?

Đàn: Tôi đề nghị Bộ Văn hóa hoặc bộ nào đấy lên một danh sách các nghệ nhân có vai trò duy nhất, rồi tổ chức ghi hình, ghi tiếng những khi họ đang biểu diễn hoặc lúc giảng bài, sau đó đánh số, công bố và lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ quốc gia. Phải làm nhanh lên, nếu không thì muộn mất!

Lê Thị Liên Hoan

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文