Phỏng vấn chị Dậu

13:14 05/05/2020
Chị Dậu: Khắp nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm. Họ thấp thoáng vượt qua trên đôi quang gánh, hoặc cạnh chiếc xe đẩy. Nhưng những ngày dịch bệnh gần đây, tự nhiên tôi thấy họ tụ tập thành một đám đông lớn.

Phóng viên (PV): Thưa chị, trong văn học Việt Nam, chị nổi tiếng về cái nghèo phải không ạ?

Chị Dậu: Tôi nghèo vô cùng. Nghèo đến mức lúc nào cũng như "Tắt đèn" vậy.

PV: Thưa chị, có phải vì vậy mà chị luôn luôn cảm tình với những người lao động khó khăn?

Chị Dậu: Tất nhiên rồi. Dân nghèo có những chi tiết rất đặc biệt để nhận ra nhau.

Minh họa: Lê Tâm

PV: Chẳng hạn như chi tiết gì, thưa chị?

Chị Dậu: Nếu nhìn hôm nay, đa số họ sẽ đi dép tổ ong, đội mũ bảo hiểm lên trên mũ vải, mặc áo khoác ni lông và vận quần đen.

PV: Thưa chị, những người như vậy chị thường gặp ở đâu?

Chị Dậu: Khắp nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm. Họ thấp thoáng vượt qua trên đôi quang gánh, hoặc cạnh chiếc xe đẩy. Nhưng những ngày dịch bệnh gần đây, tự nhiên tôi thấy họ tụ tập thành một đám đông lớn.

PV: Ở đâu hả chị?

Chị Dậu: Ở những chỗ phát gạo hay phát đồ ăn miễn phí.

PV: Ôi, đúng thế. Mấy hôm nay rất nhiều tổ chức trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn, có phong trào quyên góp ủng hộ để những người nghèo vượt qua dịch bệnh.

Chị Dậu: Nghĩa cử đó rất tốt. Điều ấy khỏi bàn. Nhưng có lẽ cũng nhân dịp này, xã hội chợt chứng kiến một lượt người nghèo đông đến thế và vất vả đến thế.

PV: Quả có vậy chị ạ.

Chị Dậu: Nhà báo ơi, ai chả biết Việt Nam còn nghèo, ai chả biết người nông dân, người lao động chiếm đa sô, nhưng tôi vẫn ngậm ngùi.

PV: Tôi hiểu mà chị. Cảm nhận cái nghèo là một chuyện, nhìn trực tiếp nó lại là chuyện khác.

Chị Dậu: Nhà báo ạ, ở thành phố bao nhiêu năm, lắm người cứ ra đường là thấy chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, các đại lộ thênh thang, các xe hơi kẹt đầy đường, vì những thứ ấy to lù lù và bóng loáng.

PV: Vâng, thưa chị.

Chị Dậu: Trong cái dòng chảy ồn ào và sôi động đó, một bà bán xôi, một chú đánh giày, một bác xe ôm cứ như con kiến lọt thỏm. Kiến cực kỳ đông nhưng chả ai trông thấy cả.

PV: Chị nói chính xác lắm.

Chị Dậu: Tới khi đùng một cái, dịch bệnh xảy ra, những người có của ăn của để, những người nhà cao cửa rộng và ngay cả những người bình thường cũng đột nhiên tụ lại hết trong phòng.

PV: Dạ.

Chị Dậu: Thế là cái nghèo nổi lên và tụ lại với nhau. Cái nghèo kết thành một khối đông đảo, một khối im lìm khiến mọi người đều giật mình.

PV: Thưa chị, họ không yên lặng đâu. Họ chuyển động từ từ đến chỗ phát gạo.

Chị Dậu: Nhà báo ơi, để nhận được 3kg gạo có giá trị khoảng 50 ngàn đồng, bà con nghèo phải xếp hàng đội nắng đội mưa và chờ đợi có khi vài tiếng.

PV: Vâng, thưa chị. Tôi có nhìn thấy cả.

Chị Dậu: 50 ngàn! Thưa nhà báo, nó chỉ bằng tiền một chai bia nếu uống trong tiệm. Chỉ bằng tiền gửi xe hơi hoặc tiền hai cái bánh bao. Tôi tin chắc có rất nhiều người hôm nay, nếu rút ví đưa ra 50 ngàn không có một giây nghĩ ngợi.

PV: Vâng. Thú thật ngay cả tôi cũng thế. Tôi mà đi ra phố, trong ví có 50 ngàn coi như chả có gì. Mời bạn bè một ly cà phê 50 ngàn coi như không là mời nữa chứ.

Chị Dậu: Hóa ra số tiền nhỏ nhoi đó, số tiền coi như không tồn tại đó đã có thể nuôi sống rất nhiều người. Điều ấy có khiến ai chứng kiến xót xa không nhỉ.

PV: Chắc có đấy chị ạ. Đông nữa là khác.

Chị Dậu: Thưa nhà báo, người ta hay bảo cuộc sống có lương tâm. Nhưng để nhìn ra đâu có dễ phải không ạ?

PV: Đúng rồi chị. Nhưng nhân dịch bệnh này, tôi nghĩ là nhiều người sẽ tự suy nghĩ về "Những người khốn khổ" của Victor Hugo.

Chị Dậu: Victor Hugo? Ông ấy là ai thế?

PV: Một ông tốt bụng lắm. Tuy nhiên đã chết lâu rồi!

Lê Thị Liên Hoan

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文